Sung là loại trái cây dân dã nhưng lại chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn sung tốt không? Có những tác dụng gì? Bà bầu có thể tìm hiểu thông tin được đề cập dưới đây để cân nhắc thêm loại trái cây này vào khẩu phần ăn uống.
Bà bầu ăn sung tốt không? Nên ăn quả xanh hay quả chín?
Quả sung còn có tên gọi khác là thiên sinh tử, mật quả, phẩm tiên quả… Đây mặc dù chỉ là loại trái cây dân dã nhưng lại chứa nhiều thành phần dưỡng chất đặc biệt hữu ích với sức khỏe.
Theo phân tích từ các nghiên cứu thì trong 50g quả sung sẽ có:
- 37 đơn vị calo
- 9,59g carbohydrate
- 1,13g tổng lượng đường
- 0,15g chất béo
- 0,06mg mangan
- 116mg kali
- 0,15mg acid pantothenic
- 0,06mg vitamin B6
- 1,45g chất xơ
- 0,38g protein
- 0,03mg đồng
Tất cả những thành phần dưỡng chất được đề cập trên đây đều rất tốt với sức khỏe. Vì vậy mà việc bổ sung loại trái cây này vào chế độ ăn uống là vấn đề cần thiết nên cân nhắc.
Không giống như các loại trái cây khác, quả chín thường sẽ được đánh giá cao hơn. Nhưng riêng với quả sung, thay vì ăn quả chín thì các chuyên gia khuyên rằng bạn nên lựa chọn quả xanh. Bởi nghiên cứu cho thấy, quả xanh chứa hàm lượng dưỡng chất cao gấp nhiều lần so với quả chín.
Với đối tượng phụ nữ mang thai thì sao, bà bầu ăn quả sung tốt không? Tìm hiểu những lợi ích mà loại quả này mang đến cho sức khỏe thai kỳ sẽ giúp bạn có câu trả lời:
1. Tăng lượng canxi hấp thụ
Canxi là thành phần khoáng chất không thể thiếu với sự phát triển xương và răng của em bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng củng cố xương của mẹ sau khi mang thai. Tránh tình trạng mất canxi trong xương gây lão hóa xương sớm sau khi sinh.
Bên cạnh sữa, phô mai và trứng thì quả sung cũng được xếp vào nhóm thực phẩm giàu canxi mà bà bầu không nên bỏ qua. Ăn loại trái cây sẽ giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu canxi tăng lên trong thai kỳ.
2. Kiểm soát đường huyết và huyết áp
Quả sung có chứa hàm lượng vitamin B và kali dồi dào. Đây đều là những thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa đường huyết và huyết áp trong cơ thể.
Vitamin B có tác dụng rất tuyệt vời trong việc thúc đẩy quá trình thanh thải đường trong máu. Đồng thời còn làm tăng sản sinh năng lượng từ hàm lượng carbohydrate được tiêu thụ vào cơ thể.
Còn kali trong quả sung khi được dung nạp vào cơ thể có thể tạo ra sự cân đối với natri. Từ đó giúp ổn định huyết áp, tránh tình trạng tăng cao. Hơn nữa, kali cũng là chất tham gia vào quá trình điều chỉnh lượng đường trong máu.
3. Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa
Nhờ có chứa hàm lượng chất xơ tương đối dồi dào mà quả sung được đánh giá là loại trái cây rất tốt cho hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, trong quả sung còn
chứa một lượng lớn enzyme proteolytic. Đây là thành phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Trong thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị làm phiền bởi các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó chịu. Ăn quả sung là giải pháp lý tưởng để có thể ngăn ngừa sự kích hoạt của các triệu chứng khó chịu này.
4. Ngăn ngừa ung thư vú
Đây là một trong những tác dụng tuyệt vời mà quả sung mang lại cho nữ giới nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong loại trái cây này có chứa chất giống với benzaldehyde.
Nhờ đó mà việc ăn sung có thể giúp thu nhỏ các khối u ở trong cơ thể. Hơn nữa, hàm lượng nước trong quả sung cũng được đánh giá là có tính chất kháng khuẩn rất tốt. Chính vì vậy, bà bầu ăn quả sung có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú.
5. Kiểm soát tốt cân nặng
Mang thai cũng là giai đoạn mà mẹ bầu phải đối mặt với cơn ác mộng tăng cân không kiểm soát. Bởi phải cung cấp nhiều dưỡng chất để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe thai kỳ.
Để duy trì cân nặng ở mức hợp lý thì bà bầu có thể ăn quả sung. Loại trái cây rất giàu dưỡng chất nhưng lại có chất kiềm. Nó giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn khi mang thai và ngăn ngừa quá trình tích tụ mỡ thừa.
6. Chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ
Khi bước vào thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường phải đối mặt với sự thay đổi của hàm lượng các hormone trong cơ thể. Cùng với đó là những căng thẳng, stress và nhiều vấn đề sức khỏe bất thường.
Đây đều là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ. Nó khiến cho mẹ bầu khó ngủ, ngủ chập chờn, không ngon giấc.
Lúc này việc bổ sung quả sung vào chế độ ăn uống là cách tốt để chăm sóc chất lượng giấc ngủ. Chất tryptophan trong quả sung có tác dụng an thần và làm dịu hệ thần kinh trung ương. Từ đó giúp cho bà bầu dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
7. Cung cấp các chất béo tốt
Quả sung có chứa rất nhiều các chất béo lành mạnh như Omega-3, Omega-6 và phytosterol. Những chất này có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Đồng thời có khả năng giữ cho thành mạch máu co giãn tốt và khỏe mạnh hơn.
Hơn nữa, chất xơ trong quả sung cũng có khả năng loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Các acid béo trong quả sung còn rất hữu ích với sự phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra còn giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe thị lực trong quá trình mang thai.
8. Giúp làn da khỏe đẹp hơn
Khi mang thai những thay đổi về hormone trong cơ thể rất dễ khiến cho làn da của mẹ bầu gặp phải các vấn đề bất thường. Điển hình nhất là các tình trạng thâm, nám, sạm và các vấn đề sắc tố khác. Quả sung có chứa hàm lượng psoralen dồi dào có thể khắc phục rất tốt các tình trạng này. Từ đó giúp bà bầu có làn da sáng mịn, đều màu hơn.
Lưu ý cho các bà bầu khi ăn quả sung
Như đã đề cập, quả sung chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, mang thai là thời kỳ mà cơ thể trở nên rất nhạy cảm. Chính vì vậy mà bà bầu luôn cần cẩn trọng khi ăn bất cứ loại trái cây hay thực phẩm nào.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh những rủi ro phát sinh, khi ăn trái sung, mẹ bầu cần chú ý tới một số vấn đề như sau:
- Bà bầu chỉ nên ăn tối đa 5 quả sung mỗi ngày khi mang thai. Có thể ăn như một món ăn nhẹ hoặc xay nhuyễn để trộn vào salad.
- Cần lựa chọn những trái sung bóng đẹp và không bị hư hỏng. Điều này sẽ đảm bảo nhận được giá trị dưỡng chất tốt nhất.
- Trước khi ăn, nên ngâm rửa quả sung với nước muối loãng để loại bỏ phần mủ chát. Mủ của quả sung có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động tiêu hóa.
- Quả dung có tác dụng hỗ trợ điều trị nám trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thì lượng lớn psoralens trong quả sung tiêu thụ vào cơ thể có thể gây viêm da.
- Tuyệt đối không vì sung giàu dưỡng chất mà bổ sung quá nhiều. Bà bầu có thể bị hạ huyết áp và đường huyết rất nguy hiểm.
- Trong nhiều trường hợp loại trái cây này có thể gây dị ứng mặc dù trước đó bà bầu không bị. Bởi khi mang thai nội tiết tố thay đổi và rất dễ kích hoạt dị ứng. Bà bầu nên thử ăn một lượng thật nhỏ và theo dõi biểu hiện cơ thể để dự phòng dị ứng.
Gợi ý một số cách chế biến quả sung đơn giản cho bà bầu
Bà bầu có thể ăn trực tiếp sung xanh bằng cách chấm với muối. Tuy nhiên, còn rất nhiều cách chế biến thơm ngon khác mà mẹ bầu có thể tham khảo. Đặc biệt là chế biến sung thành các món ăn bổ dưỡng như sau:
1. Món gỏi sung tai heo
Đây là món ăn có tác dụng kích thích vị giác rất tốt. Không chỉ bổ dưỡng, thơm ngon mà còn cải thiện tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng ở mẹ bầu. Hơn nữa, món ăn này còn đặc biệt thích hợp với những ngày thời tiết nóng bức.
– Chuẩn bị:
- 1 cái tai heo và 1 ít quả sung xanh
- Gia vị,
rau thơm
– Thực hiện:
- Tai heo đem sơ chế sạch sẽ rồi luộc chín và thái miếng mỏng vừa ăn.
- Sung rửa sạch, thái lát rồi ngâm với nước muối.
- Pha nước mắm trộn gỏi theo tỉ lệ 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, 2 thìa canh nước cốt chanh cùng với tỏi và ớt băm.
- Trộn đều nước mắm này với tai heo và sung thái lát.
- Cuối cùng thêm rau thơm vào và rắc ít lạc hoặc vừng rang lên trên.
2. Sung kho cá trắm lạ miệng
Cá trắm kho với sung hẳn là món ăn còn rất lạ với nhiều mẹ bầu. Món ăn này rất dễ nấu nhưng lại rất thơm ngon và đưa cơm. Bà bầu có thể chuẩn bị cho cả nhà cùng thưởng thức.
– Chuẩn bị:
- 300g cá trắm cùng với 100g trái sung xanh.
- Các loại gia vị nhà bếp.
– Thực hiện:
- Cá trắm đem rửa sạch rồi bỏ mang và ruột. Sau đó cắt khúc và cho gia vị vào ướp khoảng 30 phút.
- Cho 1 ít dầu ăn vào chảo đun nóng lên rồi cho cá vào chiên sơ qua.
- Sung đem rửa sạch, thái làm ba và ngâm nước muối.
- Sau đó cho lên chảo đảo sơ qua.
- Sử dụng 1 cái nồi sạch để cho lần lượt cả cá và sung vào.
- Thêm ớt và gia vị cùng 1 ít nước vào kho trong khoảng 30 phút.
3. Cách làm món sung kho thịt lợn
Sung kho thịt lợn cũng là món ăn thơm ngon dễ thực hiện mà mẹ bầu có thể tham khảo. Chỉ cần khoảng hơn 30 phút vào bếp là bà bầu đã có một món ăn ngon, giàu dưỡng chất để thưởng thức.
– Chuẩn bị:
- 350g thịt lợn nạc cùng với 100g quả sung xanh.
- Các loại gia vị.
– Thực hiện:
- Quả sung đem rửa sạch rồi bổ đôi hay bổ ba rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt chát.
- Thịt lợn nạc đem rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Ướp thịt với đầy đủ gia vị trong 15 phút rồi cho lên chảo đảo cho ngấm gia vị.
- Tiếp tục cho vào nồi, thêm nước vào kho chín tới.
- Sau đó cho sung vào kho cùng khoảng 10 – 15 phút nữa là xong.
4. Hướng dẫn bà bầu cách nấu cháo sung đường phèn
Cháo sung đường phèn là món ăn rất tốt cho phụ nữ mang thai hay vừa mới sinh xong. Đặc biệt là các chị em gặp các vấn đề về đường ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa hay kiết lị.
– Chuẩn bị:
- 50g gạo tẻ, 5 quả sung xanh và 1 ít đường phèn.
– Thực hiện:
- Sung đem ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng.
- Gạo cần đãi sạch rồi cho vào nồi nấu cùng với sung.
- Tới khi cháo sôi thì thêm đường phèn vào và nầm tới khi chín nhừ.
- Nên thưởng thức khi món cháo còn ấm nóng.
5. Đổi khẩu vị với món sung om lươn
Quả sung xanh có vị vừa bùi vừa chát nhưng khi om với lươn thì nó lại vừa ngọt vừa bùi rất dễ chịu. Các bà bầu có thể chế biến món ăn này để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn của gia đình mình. So với những món trên thì các chế biến món ăn này có phần cầu kỳ hơn.
– Chuẩn bị:
- 150g quả sung xanh và 300g lươn.
- Riềng, mẻ, rau răm, bột nghệ và các gia vị khác.
– Thực hiện:
- Lươn cần rửa sạch bằng nước dấm pha loãng rau đó bỏ ruột, bỏ đầu.
- Không nên rửa lại lươn bằng nước để tránh mất huyết bổ và khiến lươn bị tanh.
- Cắt lươn thành từng miếng vừa ăn sau đó ướp với riềng, mẻ, bột nghệ, rau răm thái nhỏ và gia vị.
- Quả sung đem ngâm rửa với nước muối loãng rồi đập dập và ướp với gia vị tương tự như lươn.
- Sau 15 phút thì cho cả lươn và sung vào nồi đất, thêm nước vào và đun sôi trên lửa nhỏ.
- Món ăn này cần ủ bếp trấu khoảng 2 tiếng đồng hồ thì mới có thể đạt độ ngon đúng chuẩn.
Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bà bầu ăn quả sung có tốt không? Đồng thời tổng hợp những tác dụng và lưu ý khi ăn loại trái cây này. Mong rằng những gợi ý về các cách chế biến món ăn từ quả sung mà bài viết đề cập sẽ giúp mẹ bầu đa dạng hơn khẩu phần ăn mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm:
- Bầu ăn quả bòn bon được không? Có tốt cho thai nhi?
- Bị nóng – bà bầu ăn gì cho mát và tốt cho thai nhi?
Xem thêm: Sức khỏe là sắc đẹp. Là phụ nữ, hãy giữ mình luôn xinh đẹp!