Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh á sừng vảy nến là gì? Đặc điểm nhận biết và điều trị

Bệnh á sừng vảy nến là tình trạng da xuất hiện hình thái tổn thương tương tự bệnh vảy nến nhưng khác nhau về căn nguyên, đặc điểm, tính chất và cơ chế khởi phát. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh được chia thành 3 thể chính (thể giọt, thể mảng và thể loang lổ). 

Bệnh á sừng vảy nến là gì?

Bệnh á sừng vảy nến là gì?

á sừng vảy nến (Parapsoriasis) là thuật ngữ y khoa đề cập đến các bệnh da liễu có tổn thương lâm sàng tương tự bệnh vảy nến nhưng khác nhau về cơ chế bệnh sinh, căn nguyên và đặc điểm. Bệnh lý này là một dạng tổn thương da mãn tính, dai dẳng và chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu.

Hầu hết các trường hợp á sừng vảy nến đều lành tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tổn thương da có thể phát triển thành u sùi dạng nấm (bệnh da cận ác tính).

Dựa vào tổn thương lâm sàng, các nhà khoa học phân á sừng vảy nến thành 3 loại chính:

Đặc điểm nhận biết bệnh á sừng vảy nến

á sừng vảy nến có hình thái tổn thương tương tự bệnh vảy nến. Tuy nhiên đặc điểm lâm sàng có thể khác biệt ở từng thể bệnh và giai đoạn phát triển.

1. Đặc điểm á sừng vảy nến thể giọt

á sừng vảy nến thể giọt có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới. Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn chính – cấp tính và mãn tính với hình thái tổn thương có sự khác biệt rõ rệt.

Hình ảnh bệnh á vẩy nến thể giọt

– Triệu chứng của á sừng vảy nến thể giọt cấp tính:

– Triệu chứng của bệnh á sừng vảy nến thể giọt trong giai đoạn mãn tính:

2. Đặc điểm của á sừng vảy nến thể mảng

á sừng vảy nến thể mảng phổ biến hơn so với các thể còn lại. Khác với á sừng vảy nến thể giọt, thể bệnh này chủ yếu gặp ở người từ 30 – 50 tuổi và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Rất hiếm có trường hợp phát bệnh ở trẻ nhỏ và người dưới 20 tuổi.

á sừng vảy nến thể mảng thường gặp ở người từ 30 – 50 tuổi và chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng vảy nến thể mảng:

Thể bệnh này tương đối lành tính nhưng thường tiến triển dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Một số mảng tổn thương có thể biến mất sau khoảng vài năm nhưng cũng có một số kéo dài vĩnh viễn. Bệnh thuyên giảm vào mùa hè do có tác động từ ánh nắng mặt trời.

3. Đặc điểm của á sừng vảy nến thể loang lổ

á sừng vảy nến thể loang lổ đặc trưng bởi tình trạng tổn thương loang lổ sau một thời gian phát bệnh. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 – 60 và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Hình ảnh bệnh á sừng vảy nến thể loang lổ

Các triệu chứng thường gặp của á sừng vảy nến loang lổ:

á sừng vảy nến loang lổ tương đối lành tính nhưng thường kéo dài và phát triển suốt cuộc đời. Thể bệnh này có nguy cơ phát triển u sùi dạng nấm – một bệnh da cận ác tính.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng vảy nến

Tương tự các bệnh da liễu mãn tính, căn nguyên gây ra bệnh á sừng vảy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua nghiên cứu dịch tễ, mô bệnh học và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác, các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết như sau:

Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế khởi phát của bệnh á sừng vảy nến

Hiện tại căn nguyên của bệnh chưa được làm rõ nên việc điều trị còn gặp nhiều bất lợi. Mục đích chính của các biện pháp điều trị là làm giảm triệu chứng lâm sàng, ngăn ngừa hình thành tổn thương mới và hạn chế bệnh chuyển biến ác tính.

Bệnh á sừng vảy nến có chữa được không? Nguy hiểm không?

á sừng vảy nến là bệnh ngoài da tương đối lành tính và ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bệnh có tiến triển mãn tính, tái phát nhiều lần, hầu hết đều phát triển suốt đời và chưa thể chữa trị dứt điểm.

Khác với chàm eczema và một số bệnh da liễu mãn tính khác, á sừng vảy nến không gây ngứa nên hiếm khi phát sinh tổn thương thứ phát hay bội nhiễm da.

Ở một số ít trường hợp bị á sừng vảy nến loang lổ và thể mảng, bệnh có thể tiến triển thành u sùi dạng nấm – một bệnh da cận ác tính. U sùi dạng nấm xảy ra do nhiễm vi nấm Rhinosporidium seeberi qua nước và bụi bẩn. Loại nấm này tấn công vào niêm mạc, gây ra khối u dạng polyp và làm phát sinh tổn thương tương tự sùi mào gà.

Chẩn đoán bệnh á sừng vảy nến bằng cách nào?

Trước tiên, bác sĩ sẽ quan sát tổn thương lâm sàng, xem xét tiền sử bệnh lý và tiền sử gia đình. Vì không có kỹ thuật chẩn đoán đặc hiệu nên phần lớn các trường hợp bị á sừng vảy nến đều được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng tương tự.

Bệnh á sừng vảy nến được xác định thông qua thăm khám lâm sàng và chẩn đoán phân biệt

Với bệnh á sừng vảy nến thể giọt, cần tiến hành chẩn đoán phân biệt với:

Riêng với á sừng vảy nến loang lổ, cần phân biệt với:

Đối với á sừng vảy nến thể mảng, cần tiến hành phân biệt với vảy nến thể mảng. Tương tự vảy nến thể giọt, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vảy Brocq để phân biệt 2 bệnh lý này.

Các biện pháp điều trị bệnh á sừng vảy nến

Điều trị bệnh á sừng vảy nến được thực hiện nhằm kiểm soát tổn thương da, cải thiện mức độ ảnh hưởng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Các biện pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào thể bệnh, khả năng đáp ứng và độ tuổi của từng trường hợp.

1. Điều trị á sừng vảy nến thể giọt

á sừng vảy nến thể giọt có phạm vi ảnh hưởng nhỏ và đáp ứng khá tốt với các biện pháp điều trị. Các biện pháp thường được áp dụng trong điều trị thể bệnh này, bao gồm:

Với thể giọt, điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và liệu pháp ánh sáng

2. Điều trị á sừng vảy nến thể mảng và thể loang lổ

Đối với thể mảng và thể loang lổ, điều trị có thể bao gồm các biện pháp sau:

Theo dõi và chăm sóc bệnh á sừng vảy nến

Phần lớn các trường hợp bị á sừng vảy nến đều lành tính, tồn tại trong thời gian dài nhưng không có thay đổi về mô bệnh học và hình thái lâm sàng. Tuy nhiên sau khi điều trị, cần theo dõi và chăm sóc đúng cách để hạn chế tần suất tái phát và kịp thời điều trị khi xuất hiện biến chứng.

Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, điều chỉnh thời gian sinh hoạt và luyện tập thường xuyên

Biện pháp chăm sóc và theo dõi bệnh á sừng vảy nến, bao gồm:

Bệnh á sừng vảy nến gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chức năng thẩm mỹ. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều lành tính và thuyên giảm sau khi điều trị. Tuy nhiến nếu không xử lý đúng cách, tổn thương có thể tiến triển thành bệnh da cận ác tính.

Nguồn: https://ihs.org.vn/benh-a-sung-vay-nen-7906.html

Xem thêm: Lao đường tiết niệu sinh dục

Rate this post
Exit mobile version