Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh Á Vảy Nến Là Gì? Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Chữa Hiệu Quả

Á vảy nến là bệnh lý ngoài da phổ biến và hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh tùy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng  gây nhiều tác động đến tâm lý, thẩm mỹ, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, cần sớm nhận biết các triệu chứng bệnh á vảy nến và kịp thời điều trị từ giai đoạn đầu để ngăn chặn các biến chứng, ảnh hưởng của bệnh.

Á vảy nến là gì? Bệnh có lây không?

Bệnh á vảy nến (á vẩy nến) có tên tiếng anh là Parapsoriasis được biết đến là tình trạng bệnh ngoài da phổ biến có các biểu hiện giống với các bệnh lý vảy nến thường gặp. Tuy nhiên, xét về cơ chế sinh bệnh, căn nguyên và một số đặc điểm, biểu hiện á vảy nến khác hoàn toàn với tình trạng bệnh vảy nến thông thường.

Á vảy nến là bệnh lý ngoài da thường gặp

Theo các chuyên gia da liễu, á vảy nến tuy hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng đây được đánh giá là bệnh lý lành tính, không gây quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh á vảy nến có lây không? – Theo các sĩ chuyên khoa á vảy nến KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH LÂY nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh CÓ DI TRUYỀN. Nếu trong gia đình có bố, mẹ mắc á vẩy nến thì con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, chiếm khoảng 70%. Do đó, nếu gia đình có người mắc bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe làn da và chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ để ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh á vảy nến ở các thể thường gặp

Dựa vào đặc điểm lâm sàng, mức độ phát triển, có chế sinh bệnh, á vẩy nến được chia thành các dạng bệnh như: Á vảy nến thể giọt, á vảy nến thể mảng và thể loang lổ. Mỗi dạng bệnh sẽ có những đặc điểm, triệu chứng và mức độ viêm nhiễm cũng như cách điều trị khác nhau. Do đó, ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da, người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và có biện pháp điều trị chính xác nhất.

Một số triệu chứng á vảy nến theo từng thể bệnh điển hình có thể kể đến như sau:

Bệnh á vảy nến thể giọt

Đây là thể bệnh thường gặp nhất, có thể gặp ở nhiều đối tượng trong đó phổ biến nhất là nam giới. Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng theo các chuyên gia, bệnh có thể xuất hiện do nhiễm khuẩn hoặc sự lắng đọng của các Ig ở thành mao mạch trong lớp trung bì khiến da bị tăng sinh tế bào mới không kiểm soát được.

Á vẩy nến phát triển ở 2 giai đoạn cấp và mãn tính với các triệu chứng lâm sàng khác nhau. Cụ thể là:

Thể cấp tính

Ở giai đoạn cấp tính các triệu chứng của bệnh khá giống với bệnh đầu mùa như: sốt, đau đầu, nổi hạch, đau mỏi xương khớp. Tại các vị trí đầu, lòng bàn chân, lòng bàn tay xuất hiện các nốt sần, mụn mủ hoặc xuất huyết, hoại tử trên da, vảy tiết hoại tử, nở loét với các nốt loét có kích thước khoảng 1cm.

Các triệu chứng bệnh không được xử lý tốt có thể để lại sẹo lõm và khó lành.

Thông thường bệnh sẽ diễn tiến và kéo dài trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Nhiều trường hợp không được xử lý, điều trị tốt có thể kéo dài hơn.

Á vẩy nến thể giọt giai đoạn mãn tính

Ở giai đoạn mãn tính bệnh có biểu hiện rất rõ ràng là các mảng sần đỏ có đường kính từ 2 – 5mm, các vết sần trên da có màu sẫm, nhiều lớp và bong tróc vảy theo kiểu mở nắp hộp. Sau khi các lớp sần bong sẽ tạo thành đỏ vảy, sẫm màu.

Bệnh á vảy nến thể giọt có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống

Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí như da đầu, lòng bàn chân, lòng bàn chân,… Á vảy nến thể giọt mãn tính phát triển và tái phát thành nhiều đợt, dai dẳng. Trong một số trường hợp người bệnh có thể khỏi nếu được điều trị, chăm sóc da tốt, chế độ sinh hoạt khoa học, ngăn ngừa các nguy cơ phát triển của bệnh.

Bệnh á vảy nến thể mảng

Đây cũng là một trong những thể bệnh thường gặp, chiếm khoảng 0,001 – 0,02 các trường hợp bệnh nhân đến khám da liễu. Á vẩy nến thể mảng thường gặp ở những trường trong độ tuổi từ 30 – 50. Trẻ nhỏ và người dưới 30 tuổi ít gặp. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nhiều so với nữ giới.

Á vảy nến thể mảng ở giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng, khó phát hiện. Sau một thời gian trên da sẽ xuất hiện các mảng tổn thương có màu sắc giống nhau. Các tổn thương thường không ngứa, có bờ không rõ, hình bầu dục hoặc hình ngòn tay, mọc thành từng mảng xếp song song theo trục, kích thước từ 2 – 3cm.

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở vùng ngón tay, lòng bàn tay, ngón chân, long bàn chân, da đầu,… Ở mỗi vị trí các tổn thương sẽ có diện tích từng mảng khác nhau.

Bệnh phát triển mạnh vào mùa đông và giảm vào mùa hè khi có tác động của ánh sáng mặt trời. Các tổn thương của á vảy nến thể mang rất lành tính nhưng khó điều trị. Nhiều trường hợp bệnh có thể kéo dài vĩnh viễn, tái phát thường xuyên.

Á vẩy nến thể loang lổ

Đây là tình trạng bệnh với các tổn thương có biểu hiện loang lổ sau 1 thời gian phát bệnh. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 20 – 60, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều gấp đôi nữ giới.

Triệu chứng á vảy nến thể loang lổ ban đầu là các thể mản nhỏ, có màu đỏ hoặc đỏ tím. Nếu không được điều trị tốt bệnh sẽ lây lan tạo thành các mảng tổn thương, mảng đỏ trên da. Ở vị trí tổn thương da có màu đỏ sậm, bị teo, có vảy da, các mao mạch bị giãn lăn tăn hoặc sẩn.

Á vảy nến thể loang lổ là bệnh lý lành tính, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh thường kéo dài vĩnh viễn, không thể điều trị khỏi, khó hết tự nhiên. Trong một số trường hợp nặng các tổn thương có thể phát triển thành u sùi dạng nấm gây mất thẩm mỹ, khó chịu trên da.

Bệnh á vảy nến có nguyên nhân do đâu?

Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học, nguyên nhân gây bệnh á vẩy nến hiện chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, dựa trên các kết quả kiểm tra, điều trị thực tế các bác sĩ chỉ ra, bệnh có thể có nguyên nhân do phản ứng dị ứng của cơ thể khiến kháng thể globulin miễn dịch (Ig) giải phóng và tích tụ tại trung bì gây ra các tổn thương trên da.

Một số tác nhân gây khởi phát bệnh lý á vẩy nến có thể kể đến như:

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh

Người bệnh nên chủ động phòng tránh các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt với những người có cơ địa di truyền, trong gia đình có người mắc bệnh lý á vảy nến, viêm da,… cần đi khám và chú ý trong sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế tác động của bệnh.

Chẩn đoán bệnh á vảy nến và các điều trị hiệu quả

Triệu chứng á vảy nến giống với các tình trạng bệnh vảy nến, viêm da thường gặp. Do đó, để xác định chính xác tình trạng, mức độ viêm nhiễm để điều trị người bệnh cần làm các xét nghiệm, kiểm chứng lầm sàng và hình ảnh mô học để chuẩn đoán bệnh như: Xét nghiệm máu, sàng lọc sinh thiết,…

Với mỗi thể của á vảy nến sẽ cần phân biệt với các dạng bệnh phổ biến, có triệu chứng dễ nhầm lẫn như:

Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, thể bệnh và mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh tuy chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát sự lây lan, viêm nhiễm và diễn tiến bằng thuốc, mẹo dân gian hay bài thuốc thảo dược. Cụ thể là:

Mẹo chữa á vẩy nến bằng dân gian tại nhà

Chữa á vảy nến tại nhà bằng mẹo dân gian là các điều trị sử dụng các thảo dược thiên nhiên quen thuộc để kiểm soát tình trạng bệnh. Các mẹo chữa dân gian rất an toàn với sức khỏe, hoàn toàn không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng có cơ địa nhạy cảm như phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, người có sức đề kháng yếu.

Một số mẹo chữa đơn giản, hiệu quả thường được sử dụng có thể kể đến như:

Giấm táo có nhiều tác dụng trong giảm triệu chứng bệnh

Các mẹo chữa dân gian tại nhà, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên sẽ phù hợp với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, triệu chứng cấp tính. Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, mãn tính người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không lạm dụng các mẹo chữa dân gian, có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt làm tăng tình trạng viêm nhiễm.

Điều trị bệnh á vẩy nến bằng thuốc tây

Trong tây y điều trị á vảy nến có thể dùng thuốc hoặc can thiệt bằng các liệu pháp ngoại khoa. Tuy nhiên, tùy vào các tình trạng, thể á vảy nến khác nhau bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh đi khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số cách điều trị thường dùng có thể kể đến như:

Chữa á vảy nến thể giọt

Với tình trạng bệnh á vảy nến thể giọt cần tiến hành điều trị triệu chứng tại chỗ và điều trị toàn thân trong trường hợp bệnh phát triển nặng, tình trạng viêm nhiễm lây lan. Cụ thể:

Điều trị triệu chứng tại chỗ

Các loại thuốc bôi điều trị bệnh á vảy nến cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị toàn thân:

Trong trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc uống có tác dụng điều trị và kiểm soát bệnh như:

Điều trị á vảy nến thể loang lổ và thể mảng

Trong tình trạng bệnh này, tùy vào mức độ viêm nhiễm, tổn thương bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng tại chỗ và toàn thân như:

Các biện pháp điều trị á vảy nến bằng tây y cần được sử dụng theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng các biện pháp này, có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Chăm sóc và phòng tránh bệnh á vảy nến như thế nào?

Á vảy nến là bệnh lý ngoài da được tiên lượng là lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.  Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân, ngoài yếu tố di truyền thì các tác nhân từ thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, môi trường sống,…  Do đó người bệnh lưu ý để kịp thời chăm sóc, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể là:

Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, điều độ

Bệnh á vảy nến cần được điều trị sớm và kiểm soát bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng, vệ sinh,… Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ da, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần sớm đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

XEM THÊM:

  • Vảy Nến Á Sừng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Điều Trị
  • 7 Cách ĐIỀU TRỊ VẢY NẾN cho hiệu quả tốt nhất hiện nay

Xem thêm: Đau lưng đi tiểu nhiều lần: Dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Rate this post
Exit mobile version