Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Chàm sinh dục là một thể thường gặp của bệnh chàm kích hoạt ngay tại vùng kín của cả nam giới lẫn phụ nữ. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý. Sự e ngại khiến nhiều người chậm trễ trong việc thăm khám gây cản trở quá trình điều trị, làm cho bệnh tiến triển dai dẳng, mãn tính.

Bệnh chàm sinh dục gây ra những tổn thương da ngay tại bộ phận sinh dục

Bệnh chàm sinh dục là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Chàm sinh dục là một dạng tổn thương da bùng phát ngay tại bộ phận sinh dục. Tương tự như bệnh chàm thông thường, chàm sinh dục đặc trưng bởi hiện trạng da bị dày sừng, bong vảy, gây ngứa ngáy dữ dội, thường có xu hướng lichen hóa theo thời gian.

Bệnh lý da liễu này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả nam giới và phụ nữ. Số liệu thống kê ghi nhận, nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với phụ nữ. Và bệnh thường xuất hiện ở vùng da bìu nên còn được gọi là chàm bìu.

Vùng da ở bộ phận sinh dục thường chứa nhiều mạch máu và có cấu trúc lỏng lẻo. Thêm vào đó là dễ ẩm ướt và có ma sát thường xuyên nên triệu chứng thường dễ diễn tiến nặng. Người bệnh có thể bị sưng đỏ, phù nề, viêm nhiễm và ngứa ngáy dữ dội hơn.

Chàm sinh dục mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa nếu không sớm thăm khám và điều trị thì các vấn đề nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh.

1. Nguyên nhân gây bệnh chàm sinh dục

Các chuyên gia Da liễu nhận định, sự bùng phát của bệnh chàm sinh dục phần nhiều do yếu tố cơ địa, tâm lý cộng hưởng với các rủi ro khác. Phải kể đến như:

Hoạt động tình dục quá độ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục thường có nguy cơ cao xuất hiện ở một số đối tượng như:

2. Các triệu chứng đặc trưng

Để có thể sớm phát hiện khi bệnh chàm sinh dục kích hoạt thì cần nắm rõ những triệu chứng đặc trưng của bệnh. Bao gồm:

Tổn thương da thường đi kèm với tình trạng ngứa ngáy dữ hội nên sẽ phát sinh phản ứng gãi ngứa. Nếu có tác động cơ học thì sẽ rất dễ kích thích phản ứng viêm, khiến da dày sừng và có dấu hiệu lichen hóa. Tình trạng này kéo dài có thể làm giảm hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công và làm bệnh tái phát.

Chàm sinh dục có lây không, có nguy hiểm không?

Chàm sinh dục có cơ chế phát sinh liên quan tới yếu tố cơ địa, tâm lý cùng một số tác nhân khác cộng hưởng. Do đó, bệnh hầu như không lây nhiễm cho người khác khi tiếp xúc vật lý thông thường hay khi quan hệ tình dục.

Đa phần các trường hợp bị chàm sinh dục đều chỉ kích hoạt ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Triệu chứng thường đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị nếu sớm can thiệp.

Tổn thương có thể trở nên nặng nề nếu không sớm điều trị

Tuy nhiên bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là làm giảm ham muốn tình dục, tạo tâm lý tự ti. Hơn nữa nếu không sớm thăm khám và điều trị thì tổn thương da có thể lan rộng. Đồng thời việc cào gãi để giải tỏa cơn ngứa còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng.

Cách điều trị bệnh chàm sinh dục hiệu quả

Các triệu chứng của bệnh chàm sinh dục thường đáp ứng rất tốt với các biện pháp điều trị. Càng phát hiện bệnh sớm thì việc kiểm soát sẽ càng trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể đáp ứng khi bị chàm sinh dục:

1. Sử dụng thuốc Tây y

Muốn điều trị bằng thuốc Tây trước hết bạn cần chủ động thăm khám để bác sĩ nhận định mức độ bệnh cùng các yếu tố liên quan. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cùng các biểu hiện lâm sàng, những loại thuốc phù hợp sẽ được kê toa.

Thuốc được dùng phổ biến bao gồm:

– Thuốc bôi chứa stetoid:

Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm và chống dị ứng rất nhanh. Tuy nhiên vùng da ở bộ phận dục thường mỏng và dễ bị giãn mao mạch. Chính vì thế cần ưu tiên loại có hoạt lực nhẹ. Bao gồm Eumovate, Sylana, Fucicort, Elomest…

– Thuốc bôi ức chế calcineurin:

Đây cũng là nhóm thuốc có khả năng kháng viêm và giảm dị ứng tốt nhưng không gây chứng giãn mao mạch, teo da như stetoid. Pimecrolimus và Tacrolimus là 2 loại thuốc ức chế calcineurin được dùng phổ biến nhất.

– Thuốc kháng Histamine:

Các thuốc nhóm này có tác dụng giảm ngứa và hạn chế tổn thương da nhờ cơ chế làm giảm phóng thích chất trung gian hóa học – Histamine. Một số loại thuốc Histamine thế hệ 2 như Loratidin, Terfenadin, Acrivastin, Fexofenadin, Astemizol, Cetirizin… thường được chỉ định trong trị chàm sinh dục. Bởi chúng ít gây tác dụng phụ nhưng người bệnh vẫn có thể bị buồn ngủ và thiếu tập trung.

– Thuốc kháng sinh:

Thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp vùng da bị bệnh có bội nhiễm. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn mà có thể dùng kháng sinh dạng bôi hay dạng uống kết hợp.

Một số thuốc điều trị tại chỗ có thể đáp ứng với tổn thương do bệnh chàm sinh dục gây ra

– Sử dụng kem dưỡng ẩm:

Bệnh chàm nói chung và chàm sinh dục nói riêng thường khiến cho hàng rào bảo vệ da suy giảm. Vì vậy bác sĩ luôn khuyến khích sử dụng các loại kem dưỡng ẩm lành tính để hạn chế mất nước và tăng đề kháng tự nhiên cho da.

– Thuốc tiêm:

Mặc dù rất hiếm khi phải dùng đến nhưng đối với bệnh chàm sinh dục, tính chất thường nghiêm trọng hơn các thể chàm khác nên thuốc tiêm cũng có thể được chỉ định. Nhất là khi người bệnh phản ứng với thuốc uống hay điều trị bằng thuốc tại chỗ và thuốc uống không đáp ứng, bệnh diễn tiến xấu. Dupixent hiện đang là loại thuốc tiêm được dùng tương đối phổ biến.

2. Dùng thuốc Đông y chữa bệnh chàm sinh dục

Trong trường hợp không may gặp phải các tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh nên tìm gặp các bác sĩ Đông y để được tư vấn về các bài thuốc chữa bệnh chàm sinh dục.

Đông y xếp chàm sinh dục vào nhóm các bệnh viêm da. Căn nguyên chính của bệnh là do tình trạng huyết nhiệt khiến cho phong hàn xâm nhập. Cùng với đó, bệnh dễ bùng phát ở những đối tượng có chức năng thải độc cơ thể kém. Hoạt động của các tạng gan thận thiếu ổn định cũng dễ khiến cho các yếu tố ngoại tà tấn công và gây bệnh.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh mà có thể dùng các bài thuốc khác nhau:

– Bài thuốc chữa chàm sinh dục ở thể cấp tính:

– Bài thuốc chữa chàm sinh dục ở thể mãn tính:

Trong một số trường hợp có thể dùng thuốc Đông y để kiểm soát diễn tiến của bệnh

3. Các giải pháp khác

Bên cạnh những biện pháp điều trị bằng thuốc Tây y và Đông y thì vẫn còn các giải pháp khác có thể đáp ứng với triệu chứng chàm sinh dục. Bao gồm:

Chăm sóc và dự phòng bệnh chàm sinh dục tái phát

Bệnh chàm sinh dục không chỉ tiến triển dai dẳng mà còn có nguy cơ tái phát rất cao sau điều trị. Chính vì vậy, song song với việc điều trị cần thực hiện tốt các giải pháp chăm sóc và dự phòng.

Ngủ đúng giờ đủ giấc để kiểm soát căng thẳng, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát

Dưới đây là những khuyến nghị từ các chuyên gia Da liễu:

Chàm sinh dục là bệnh ngoài da rất dễ gặp nhưng không quá nguy hiểm. Cần chú ý can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ kết hợp chăm sóc tốt tại nhà chính là giải pháp hữu hiệu với bệnh lý này.

Có thể bạn quan tâm:

  • Mẹo chữa bệnh chàm ở mặt nhanh khỏi, đẹp da
  • Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất 2020
Nguồn: https://ihs.org.vn/cham-sinh-duc-10742.html

Xem thêm: Bài tập yoga cho người bị tiểu đường

Rate this post
Exit mobile version