Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh mạch lươn là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh mạch lươn (rò hậu môn) là tình trạng nhiễm trùng trực tràng – hậu môn mãn tính. Hơn 90% trường hợp mắc bệnh đều tiến triển do áp xe hậu môn không được điều trị kịp thời. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây bất lợi trong quá trình sinh hoạt và làm việc.

Bệnh mạch lươn (rò hậu môn) là tình trạng nhiễm trùng trực tràng – hậu môn mãn tính

Bệnh mạch lươn là gì? Cách phân loại bệnh

Bệnh mạch lươn là tên gọi dân gian của bệnh rò hậu môn. Đây là bệnh lý hậu môn phổ biến thứ 2 chỉ sau bệnh trĩ. Mạch lươn (rò hậu môn) là một dạng nhiễm trùng trực tràng – hậu môn mãn tính. Trong đó niêm mạc xuất hiện đường rò có hình dạng như đường hầm và bên trong có cấu trúc dạng hạt do hiện tượng viêm mãn tính gây ra.

Bệnh lý này là hệ quả do áp xe hậu môn không được điều trị kịp thời khiến ổ mủ bị vỡ và tạo thành đường rò ở bên trong niêm mạc.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh mạch lươn được chia thành 2 dạng sau:

Ngoài ra bệnh còn được phân chia theo vị trí của đường rò, bao gồm:

Dấu hiệu của bệnh mạch lươn (rò hậu môn)

Triệu chứng của bệnh mạch lươn khá đặc trưng, bao gồm biểu hiện thực thể và các triệu chứng cơ năng.

Lỗ rò ở hậu môn có thể gây đau nhức, khó chịu và chảy mủ/ dịch

Dấu hiệu nhận biết bệnh mạch lươn:

Nguyên nhân gây bệnh mạch lươn

Mạch lươn đề cập đến tình trạng nhiễm trùng mãn tính ở vùng trực tràng – hậu môn. Bệnh lý có thể khởi phát do áp xe hậu môn không được điều trị dứt điểm hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Nguyên nhân gây bệnh mạch lươn:

Bệnh mạch lươn có nguy hiểm không?

Bệnh mạch lươn thường không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên triệu chứng của bệnh có thể gây khó khăn khi đại tiện, ngồi, nằm hay quan hệ tình dục. H
ơn nữa, triệu chứng đau rát và chảy dịch thường xuyên ở hậu môn còn gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu, khiến bạn dễ mất ngủ và thiếu tập trung khi làm việc.

Bệnh mạch lươn kéo dài có thể gây khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi, chán ăn và suy nhược cơ thể

Ngoài ra, bệnh có thể gây một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời:

Các thủ thuật chẩn đoán rò hậu môn

Rò hậu môn có biểu hiện khá phức tạp và dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Vì vậy bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp chẩn đoán trước khi chỉ định điều trị.

Ngoài ra bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật khác nhằm phân loại rò và thực hiện một số xét nghiệm tiền phẫu (phân tích tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm Doppler tim màu với bệnh nhân cao tuổi,…).

Điều trị bệnh mạch lươn theo Tây Y

Bệnh mạch lươn không chỉ là nhiễm trùng thông thường mà còn đặc trưng bởi tình trạng tổn thương niêm mạc và cấu trúc hậu môn.

Việc sử dụng thuốc thường không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó ở hầu hết các trường hợp, bệnh nhân đều phải can thiệp phẫu thuật.

Tây y điều trị bệnh mạch lươn bằng cách can thiệp phẫu thuật để loại bỏ đường rò và nối cơ thắt hậu môn bị đứt

Các phương pháp phẫu thuật bệnh mạch lươn:

Phẫu thuật có thể điều trị dứt điểm bệnh mạch lươn. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu sau phẫu thuật, nhiễm trùng, hẹp hậu môn,…

Cách chữa bệnh mạch lươn bằng Đông y

Theo Đông y, bệnh mạch lươn (giang lậu) là do uất kết ở giang môn mà thành. Khác với Tây y, Đông y chia bệnh theo bệnh sinh và bệnh nguyên, bao gồm các thể sau:

Với bệnh lý này, Đông y điều trị bằng cách kết hợp các bài thuốc uống và bài thuốc dùng ngoài.

1. Bài thuốc uống

Bài thuốc uống chữa bệnh mạch lươn từ Đông y được chia thành các thể bệnh riêng biệt. Vì vậy bạn nên căn cứ vào triệu chứng và căn nguyên của bệnh để áp dụng bài thuốc phù hợp.

Các bài thuốc uống chữa bệnh mạch lươn bằng đông y có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh

– Thể thấp nhiệt đại trường

Bệnh mạch lươn ở thể thấp nhiệt đặc trưng bởi hiện tượng sốt cao, miệng khô, người ớn lạnh, kèm với triệu chứng đau hậu môn, táo bón và chảy mủ màu vàng loãng.

– Thể khí huyết đều hư

Thể bệnh này có tính chất dai dẳng và kéo dài, không chỉ gây đau nhức, chảy mủ ở hậu môn mà còn gây suy nhược cơ thể, sụt cân, mệt mỏi, sắc mặt trắng bệch, thiếu sức sống, hoa mắt,… Ở thể khí huyết đều hư, các biểu hiện đau nhức ở hậu môn thường có mức độ nhẹ hơn thể thấp nhiệt đại trường.

– Thể âm hư nội nhiệt

Âm hư nội nhiệt cũng là thể bệnh mãn tính và dai dẳng. Thể bệnh này điển hình với triệu chứng nước tiểu vàng, lỗ rò chảy dịch hoặc mủ loãng, người ốm yếu, táo bón, hay sốt về chiều,…

– Thể khí huyết lưỡng hư

Thể khí huyết lưỡng hư có biểu hiện thực thể là lỗ rò thâm, không đỏ, nóng hay sưng nhưng thường gây chảy mủ nhiều. Ngoài ra bệnh khiến người suy nhược, mệt mỏi, da xanh xao,…

– Thể âm hư

Thể âm hư là hiện tượng rò hậu môn do vi khuẩn lao, bệnh gây sốt kéo dài, đau nhức xuống, vã mồ hôi,…

– Thể thấp nhiệt

Thể thấp nhiệt toàn thân là thể bệnh mới phát, điển hình với tình trạng lỗ rò sưng nóng, chảy mủ đặc, đau nhức, người mệt mỏi, sốt cao, rêu lưỡi vàng,…

– Thể trung khí bất túc

Triệu chứng nhận biết thể trung khí bất túc là tình trạng lỗ rò ướt, thâm sạm, không đau nhưng chảy dịch nhờn, người mệt mỏi, chán ăn,…

2. Bài thuốc dùng ngoài

Bên cạnh việc dùng thuốc uống, nên phối hợp bài thuốc dùng ngoài để làm sạch lỗ rò và tác động toàn diện đến bệnh.

Bệnh mạch lươn nên ăn gì?

Mạch lươn là bệnh lý xảy ra ở hậu môn – trực tràng. Vì vậy ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị, bạn nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị rò hậu môn cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng trong thời gian điều trị

Các biện pháp phòng ngừa bệnh mạch lươn

Bệnh mạch lươn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm gián đoạn quá trình làm việc và sinh hoạt. Vì vậy bạn nên chủ động thực hiện các cách phòng tránh bệnh lý này:

Mạch lươn là một trong những bệnh lý phổ biến ở trực tràng – hậu môn. Mặc dù không có mức độ quá nguy hiểm nhưng nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề. Vì vậy bạn cần chủ động tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.

Tham khảo thêm:

  • Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Bị rò hậu môn nên ăn gì và kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?

Xem thêm: Các loại xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Rate this post
Exit mobile version