Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh mất ngủ: Nguyên nhân do đâu? Điều trị bệnh như thế nào?

Mất ngủ (Insomnia) là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh lý này xảy ra ở cả người trung niên và người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân và yếu tố cộng hưởng. Hiện nay, phương pháp điều trị chính đối với chứng mất ngủ là điều trị hành vi và kết hợp với sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết.

Bệnh mất ngủ là gì?

Mất ngủ là gì? Phân loại

Giấc ngủ là trạng thái nghỉ ngơi tự nhiên của hệ thần kinh trung ương và các cơ quan trong cơ thể. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi năng lượng, nghỉ ngơi và thanh thải độc tố tích tụ. Chất lượng của giấc ngủ được đánh giá qua thời gian ngủ (khoảng 7 – 8 tiếng/ đêm), ngủ đủ sâu và có cảm giác thư thái, thoải mái và khỏe mạnh sau khi thức dậy.

Mất ngủ (Insomnia) là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng khó chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên nằm mơ, hay tỉnh giấc giữa đêm, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và uể oải sau khi thức dậy. Thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu vào ban ngày do thiếu ngủ gây ra như khó tập trung, dễ kích thích, tâm trạng cáu gắt,…

Thực tế, mất ngủ là một dạng rối loạn thần kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi do quá trình sản sinh hormone gây buồn ngủ – melatonin có xu hướng giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên hiện nay, mất ngủ đang có xu hướng trẻ hóa (có đến 25% trường hợp mất ngủ rơi vào độ tuổi từ 18 – 30 tuổi). Thống kê cho thấy, nữ giới có nguy cơ mất ngủ cao hơn nam giới – đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.

Mất ngủ được chia thành 2 loại chính, bao gồm mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính:

1. Mất ngủ cấp tính

Mất ngủ cấp tính (tạm thời) đề cập đến tình trạng mất ngủ chỉ xảy ra trong khoảng vài tuần. Nguyên nhân gây mất ngủ tạm thời thường là do thói quen sinh hoạt, ăn uống, ảnh hưởng của các bệnh cấp tính (dị ứng, đau nhức răng, ho, sốt,…), gặp dư chấn tinh thần nặng nề, khối lượng công việc và học tập tăng lên (vào mùa thi cử),…

Thông thường, mất ngủ tạm thời không phải điều trị y tế. Tình trạng này hoàn toàn có thể tự thuyên giảm sau khi ổn định lại giờ giấc sinh hoạt và giải tỏa căng thẳng.

2. Mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính được xác định khi tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc,… xảy ra ít nhất 3 đêm/ tuần và kéo dài liên tục trong hơn 1 tháng. Mất ngủ mãn tính thường xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác, sử dụng thuốc, chất kích thích và các bệnh mãn tính như rối loạn lo âu, trầm cảm, viêm phế quản, viêm khớp, cao huyết áp.

Nhận biết bệnh mất ngủ

Biểu hiện của chứng mất ngủ khá đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và thể trạng của từng người. Một số triệu chứng điển hình của bệnh mất ngủ, bao gồm:

Mất ngủ là tình trạng khó chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc giữa đêm,…

Nguyên nhân gây mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, trong đó phổ biến nhất là căng thẳng và suy nhược thần kinh. Các nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh mất ngủ, bao gồm:

1. Căng thẳng, suy nhược thần kinh

Căng thẳng và suy nhược thần kinh là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mất ngủ. Các bệnh lý này khiến hệ thần kinh trung ương bị rối loạn chức năng, dẫn đến tình trạng não bộ bị kích thích, hưng phấn quá mức và khó chìm vào giấc ngủ.

Hơn nữa, căng thẳng còn có thể khiến não bộ luôn trong trạng thái “hoạt động”. Điều này khiến tuyến tùng giảm khả năng sản sinh hormone melatonin – hormone tạo ra cảm giác buồn ngủ và thư giãn cơ bắp.

2. Ảnh hưởng của tuổi tác

Thực tế cho thấy, nguy cơ bị mất ngủ tăng dần lên theo tuổi tác. Vì vậy, tuổi tác được xem là nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra chứng mất ngủ. Theo các chuyên gia, tuổi tác cao khiến khả năng sản sinh melatonin suy giảm, dẫn đến tình trạng khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu và dễ tỉnh giấc khi có tác động.

2. Do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể là hệ quả do các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như:

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ là nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc,…

3. Ăn tối muộn, ăn quá no

Ăn tối sau 7 giờ và ăn quá no cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Các thói quen này không chỉ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động mà còn khiến não bộ bị kích thích, dẫn đến tình trạng khó ngủ và ngủ chập chờn.

Hơn nữa, ăn quá no vào buổi tối còn có thể gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng và khó tiêu. Các triệu chứng này gây ra cảm giác khó chịu, kích thích cơ thể tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại.

4. Ảnh hưởng của một số loại thuốc

Sử dụng các loại thuốc chứa caffeine (Panadol Extra), thuốc chứa chất kích thích, thuốc dị ứng, thuốc giảm đau, thuốc trị hen suyễn, hạ huyết áp, thuốc chống trầm,… có thể gây ra tình trạng mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ. Đây là các tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc này và có thể cải thiện hoàn toàn sau khi ngưng thuốc.

5. Thay đổi múi giờ

Thay đổi múi giờ (đi du lịch, chuyển nơi ở, thay đổi thời gian làm việc,…) có thể khiến nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn và xáo trộn. Tình trạng này dẫn đến chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và ngủ chập chờn. Mất ngủ do nguyên nhân này thường được cải thiện sau khoảng một vài tháng khi nhịp sinh hoạt ổn định trở lại.

6. Ảnh hưởng của một số bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân thông thường, mất ngủ còn có thể khởi phát do ảnh hưởng của một số bệnh lý như:

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây khó ngủ, dễ tỉnh giấc và mệt mỏi sau khi thức dậy

Ngoài những nguyên nhân trên, nguy cơ mất ngủ cũng có thể tăng lên khi có các yếu tố thuận lợi như tuổi tác cao, giới tính nữ, học tập – làm việc với cường độ cao, thay đổi lịch trình thường xuyên, cuộc sống có nhiều vấn đề phải lo lắng,…

Ảnh hưởng của bệnh mất ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể sau một ngày dài làm việc và học tập. Mất ngủ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống, giảm mức độ tập trung, lờ đờ, xanh xao, suy nhược,…

Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, hô hấp, nội tiết và tâm thần

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng như:

Thực tế cho thấy, mất ngủ gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe và tâm lý. Vì vậy nếu mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng, cần chủ động thăm khám và điều trị để cải thiện giấc ngủ và phục hồi sức khỏe.

Chẩn đoán mất ngủ bằng cách nào?

Mất ngủ thường được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng (khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh lý). Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu nhằm xác định nguyên nhân gây ra bệnh lý này như:

Trên thực tế, quy trình chẩn đoán mất ngủ phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng sức khỏe của từng trường hợp. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán không được đề cập trong bài viết.

Các phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

Mục tiêu chính của điều trị mất ngủ là cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian ngủ. Điều trị ưu tiên đối với bệnh lý này là điều trị hành vi bao gồm các phương pháp như kiểm soát các yếu tố kích thích, vệ sinh giấc ngủ, điều trị hành vi nhận thức, giới hạn giấc ngủ,… Trong trường hợp chất lượng giấc ngủ vẫn không được cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với thuốc.

Trên thực tế, điều trị bệnh mất ngủ thường được cá nhân hóa tùy theo mức độ tác động của tình trạng mất ngủ, đặc điểm bệnh lý ở từng trường hợp, tác dụng phụ, chi phí, khả năng đáp ứng,… Dưới đây là một số phương pháp điều trị mất ngủ phổ biến hiện nay.

1. Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ là phương pháp điều trị ưu tiên đối với chứng rối loạn giấc ngủ nói chung và mất ngủ nói riêng. Phương pháp này đề cập đến tất cả các hành động có tác dụng cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian ngủ như:

Tuyệt đối không sử dụng rượu bia vào buổi chiều và buổi tối

2. Kiểm soát các yếu tố kích thích

Bên cạnh việc vệ sinh giấc ngủ, bác sĩ có thể chỉ định biện pháp kiểm soát các yếu tố kích thích. Hai phương pháp này thường được thực hiện song song theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 6 – 10 buổi.

Kiểm soát yếu tố kích thích được áp dụng đối với những trường hợp lo âu, sợ hãi về việc phải ngủ đủ giấc. Nỗi ám ảnh này khiến người bệnh cố gắng nằm lâu trên giường để ngủ và kết quả là làm nghiêm trọng hơn tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn. Phương pháp kiểm soát yếu tố kích thích được thực hiện nhằm cải thiện tình trạng nói trên.

Kiểm soát các yếu tố kích thích thường được áp dụng song song với liệu pháp vệ sinh giấc ngủ

Kết hợp kiểm soát kích thích cùng với vệ sinh giấc ngủ đem lại hiệu quả khá chậm. Tuy nhiên, phương pháp này giúp cải thiện giấc ngủ lâu dài và tránh được các hệ lụy do sử dụng thuốc.

3. Liệu pháp thư giãn

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp thư giãn để hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp trên. Liệu pháp thư giãn bao gồm 2 kỹ thuật:

– Giãn cơ dần dần:

Mục đích của kỹ thuật này là thư giãn cơ trên toàn bộ cơ thể nhằm tạo cảm giác thoải mái và dễ ngủ. Kỹ thuật này được thực hiện bắt đầu từ các cơ ở vùng mặt. Tiến hành co cơ mặt trong 1 – 2 giây sau đó thả lỏng, thư giãn và lặp lại nhiều lần. Thực hiện tương tự với các nhóm cơ khác như cơ hàm cổ, cánh tay, cẳng tay, bụng, ngực, đùi, cẳng chân,… Nếu cần thiết, có thể lặp lại toàn bộ chu kỳ này trong vòng 45 phút.

– Đáp ứng thư giãn:

Sau khi giãn cơ dần dần, có thể ngồi hoặc nằm thư giãn, thả lỏng toàn bộ cơ thể và mắt nhắm. Để giải tỏa căng thẳng, nên điều chỉnh nhịp thở đều, không nên tập trung suy nghĩ các vấn đề và sự việc đã xảy ra. Thay vào đó, nên hướng sự tập trung vào một vật cố định nhằm tránh tình trạng căng thẳng và suy nghĩ quá mức.

4. Điều trị giới hạn giấc ngủ

Điều trị giới hạn giấc ngủ được thực hiện với những trường hợp cố gắng nằm trên giường lâu hơn để ngủ vào buổi sáng. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ngày hôm sau dẫn đến tình trạng tiếp tục phải nằm lâu trên giường để ngủ.

Phương pháp điều trị giới hạn giấc ngủ được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng ngủ nướng và tránh tuyệt đối các giấc ngủ ngoài giường (ngủ trên xe, ngủ trên bàn). Đồng thời giúp tập trung vào giấc ngủ ban đêm và tăng chất lượng giấc ngủ.

Nguyên tắc điều trị giới hạn giấc ngủ:

Phương pháp điều trị giới hạn giấc ngủ cho hiệu quả sau 3 – 12 tháng. Mặc dù không sử dụng thuốc nhưng trên thực tế phương pháp này vẫn có thể gây ra tác dụng phụ như giảm thời gian phản ứng, tăng tình trạng ngủ ngày ở một số đối tượng và làm nghiêm trọng hơn chứng rối loạn lưỡng cực.

5. Điều trị nhận thức

Điều trị nhận thức là một trong những phương pháp điều trị hành vi. Phương pháp này được chỉ định đối với bệnh nhân hay thức giấc giữa đêm và có có suy nghĩ sẽ hoạt động kém vào ngày hôm sau. Tình trạng lo lắng lại tiếp tục làm tăng thêm áp lực lên não bộ khiến việc ngủ trở lại khó khăn hơn.

Tâm lý này khiến bệnh nhân có xu hướng quy chụp những rủi ro xảy ra trong ngày đều bắt nguồn từ việc mất ngủ, tạo ra vòng xoắn bệnh lý và tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm thần.

Điều trị hành vi nhận thức bao gồm tất cả các phương pháp ở trên: Vệ sinh giấc ngủ, kiểm soát kích thích, thư giãn và điều trị giới hạn giấc ngủ. Nếu thực hiện đúng cách, phương pháp này có khả năng cải thiện tình trạng giấc ngủ đến chậm, tăng chất lượng và kéo dài thời gian ngủ.

Điều trị hành vi nhận thức thường được áp dụng cho những trường hợp chống chỉ định với sử dụng thuốc như người bị suy gan, suy thận, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Mặc dù không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng phương pháp có hạn chế là mất thời gian và bệnh nhân không tuân thủ tuyệt đối, thiếu kiên trì khi thực hiện.

6. Sử dụng thuốc điều trị

Ngoài các phương pháp điều trị hành vi, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc điều trị chứng mất ngủ (thuốc ngủ nonbenzodiazepine, benzodiazepine, suvorexant, doxepin và đối kháng melatonin). Mục đích của việc dùng thuốc là cải thiện chất lượng giấc ngủ nhưng phải đảm bảo lợi ích mang lại cao hơn so với rủi ro tiềm ẩn.

Thuốc điều trị mất ngủ thường được sử dụng khi lợi ích mang lại cao hơn rủi ro tiềm ẩn

Loại thuốc được sử dụng phụ thuộc vào đặc điểm của bệnh, khả năng duy trì giấc ngủ, thời gian đi vào giấc ngủ, chi phí và tác dụng phụ có khả năng phát sinh. Một số loại thuốc điều trị mất ngủ thường được sử dụng:

Trên thực tế, sử dụng thuốc chỉ đem lại hiệu quả tạm thời. Vì vậy, bệnh nhân cần phối hợp với các phương pháp điều trị hành vi trong 6 – 8 tuần để ổn định và nâng cao chất lượng giấc ngủ lâu dài.

7. Các phương pháp khác

Mất ngủ xảy ra do nhiều yếu tố tác động. Vì vậy ngoài những phương pháp trên, bệnh nhân có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ với một số biện pháp sau:

Với những trường hợp mất ngủ nhẹ, có thể dùng thảo dược có tác dụng an thần để cải thiện

Phòng ngừa mất ngủ tái phát

Mất ngủ có khả năng tái phát ngay cả khi đã điều trị dứt điểm. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

Để phòng ngừa mất ngủ tái phát, nên ổn định thời gian ngủ nghỉ, sinh hoạt và ăn uống

Mất ngủ là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa dần theo thời gian. Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, làm giảm hiệu suất lao động – học tập và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân nên thăm khám và can thiệp điều trị nếu tình trạng mất ngủ kéo dài.

Nguồn: https://ihs.org.vn/benh-mat-ngu-23961.html

Xem thêm: Vảy nến là bệnh gì? Nguyên nhân, hình ảnh biểu hiện và cách trị bệnh hiệu quả nhất

Rate this post
Exit mobile version