Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là bệnh lý dễ gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh khiến cho tay chân luôn trong trạng thái ướt dính, gây ảnh hưởng lớn đến công việc, tâm lý và sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là những thông tin về bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và cách điều trị dứt điểm bạn có thể tham khảo.
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân
Theo y học cổ truyền, đây còn gọi là hiện tượng “dương hư sinh ngoại hàn”. Khi người bệnh bị phong thấp, dương khí thoát ra ngoài gây tắc nghẽn, rối loạn đường dẫn khí ở các dây thần kinh, khiến cho tay chân luôn ở trong trạng thái ướt đẫm mồ hôi. Lượng mồ hôi ra nhiều hay ít còn tùy thuộc tình trạng của bệnh.
Bên cạnh đó, mồ hôi tay chân ra nhiều cũng có thể là do tâm lý lo âu, căng thẳng, xúc động mạnh,…hoặc là môi trường ẩm thấp, khí hậu lạnh.
Theo y học hiện đại, tình trạng ra mồ hôi tay chân nhiều là do dây thần kinh giao cảm gây ra. Đây là cơ quan có chức năng điều hòa thân nhiệt cơ thể, khi chức năng của cơ quan này bị rối loạn, kích thích cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn mức bình thường.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị ra mồ hôi tay chân do nhiều nguyên nhân khác như:
- Bệnh về thần kinh giao cảm, cảm xúc
- Do vị giác
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, mãn kinh
- Khối u di căn chèn ép thần kinh tủy sống
- Người bệnh uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều
- Yếu tố môi trường, thời tiết, khí hậu khiến bệnh trầm trọng hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân
Người bị phong thấp sẽ ra mồ hôi tay chân mọi lúc mọi nơi, tình trạng này sẽ diễn ra nhiều vào mùa hè và khiến tay chân bị lạnh ngắt vào mùa Đông. Đổ mồ hôi tay chân cũng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác như cường giáp, tiểu đường, suy giảm hormone sinh lý,…
Để phân biệt đổ mồ hôi tay chân do bệnh phong thấp và các bệnh khác bạn có thể để ý các triệu chứng dưới đây:
- Lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ra mồ hôi, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà lượng mồ hôi có thể đổ ra nhiều hoặc ít. Trường hợp nặng, lượng mồ hôi ra nhiều có thể chảy thành nước.
- Lòng bàn tay, bàn chân sẽ có mùi hôi khó chịu do ảnh hưởng của mồ hôi, đặc biệt là mùa hè, gây ra nhiều bất tiện.
- Xuất hiện tình trạng rộp, bong tróc da tại các đầu ngón tay, chân.
- Không chỉ xuất hiện ở tay chân mà cơ thể và da đầu cũng bị ra mồ hôi nhiều.
- Mồ hôi tiết ra nhiều hơn và không thể kiểm soát khi tâm lý người bệnh căng thẳng, xúc động.
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với người bệnh như bất tiện trong công việc, thiếu tự tin trong các cuộc gặp gỡ, có mùi khó chịu trên cơ thể,…
Cách điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng y học hiện đại, y học cổ truyền hoặc là phương pháp dân gian. Bạn cần phải tiến hành tìm hiểu kỹ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân.
1. Điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng y học hiện đại
Dưới đây là thông tin về một số phương pháp điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng y học hiện đại, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
Điều trị bằng thuốc Tây
Tùy thuộc vào mức độ ra mồ hôi và tình trạng sức khỏe ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn phù hợp
, giúp làm giảm lượng mồ hôi tiết ra, giảm bớt cảm giác khó chịu. Thông thường, bác sĩ sẽ lựa chọn kê đơn các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng cholinergic: Có khả năng ức chế quá trình vận chuyển acetylcholin của hệ thần kinh thực vật, làm giảm mồ hôi tay chân hiệu quả.
- Thuốc bôi ngoài da: Có tác dụng giảm tiết mồ hôi nhờ khả năng bít kín lỗ chân lông.
Khi thực hiện điều trị bằng các loại thuốc Tây, tình trạng ra mồ hôi sẽ suy giảm nhanh chóng nhưng không duy trì được lâu, người bệnh phải sử dụng thường xuyên và liên tục. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc điều trị còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt, táo bón, hạ huyết áp tư thế,…
Điều trị bằng điện ion
Phương pháp này sử dụng dòng điện cường độ thấp để tạm thời ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi. Người bệnh sẽ tiến hành ngâm chân trong một loại dung dịch có dòng điện 15 mA (ở tay) hoặc 25 mA (ở chân) trong khoảng 20 – 40 phút.
Phương pháp điều trị này khá hiệu quả, người bệnh phải thực hiện nhiều lần trong một tuần đến khi chân tay khô ráo. Sau đó duy trì thực hiện 1 lần/tuần để ngăn ngừa tái phát.
Phương pháp tiêm botox
Botox là một loại chất độc thần kinh bảng A, có tác dụng điều trị tăng tiết mồ hôi rất hiệu quả. Khi đi vào cơ thể, chúng làm tê liệt dây thần kinh, ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền acetylcholin làm giảm tiết mồ hôi.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn và tái phát lại sau đó. Đồng thời, người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như yếu cơ, khó khăn trong kiểm soát vận động, giảm thị lực,…
Phương pháp phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị cuối cùng sau khi người bệnh áp dụng các phương pháp khác nhưng không mang lại hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt, đốt hạch giao cảm để điều trị tăng tiết mồ hôi cần thiết. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tốt và có nhiều hạn chế:
- Chi phí phẫu thuật đắt
- Gây ra nhiều biến chứng: da khô quá mức, tăng tiết mồ hôi bù trừ ở nhiều vị trí khác,..
2. Điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng Đông y
Phương pháp điều trị bằng Đông y giúp mang lại hiệu quả tốt và an toàn hơn so với Tây y. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng Đông y thường được áp dụng:
Uống thuốc Đông y theo kê đơn
Lương y sẽ tiến hành kê đơn thuốc tùy theo từng thể bệnh, có tác dụng đi sâu vào căn nguyên gây bệnh để điều trị dứt điểm. Các bài thuốc thường được dùng để điều trị các thể bệnh phong tê thấp ra mồ hôi tay chân là:
- Thể Tỳ vị nhiệt thấp: sử dụng bài thuốc Tam nhân thang gia thêm bạch truật
- Thể Tâm thận âm hư: sử dụng bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gai thêm ngũ vị và mạch đông
- Thể Tỳ vị hư hàn: sử dụng bài thuốc Lý trung thang gia thêm ô mai
- Thể Tâm dương bất túc: sử dụng bài thuốc Quế chi thang gia
Các vị thuốc Đông y ngoài việc điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt. Vì vậy, phương pháp này giúp mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, tăng cường sức đề kháng cơ thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của các yếu tố bất lợi bên ngoài.
Phương pháp châm cứu
Phương pháp châm cứu sẽ tác động lên các huyệt tại đường kinh tâm, giúp điều hòa nội tiết, ổn định tinh thần và kiểm soát quá trình tiết mồ hôi. Các huyệt thường được tác động khi châm cứu là:
- Huyệt tỳ du
- Trung quản
- Khúc trì
- Hợp cốc
- Âm lăng tuyền,…
Phương pháp bấm huyệt
Bấm huyệt là phương pháp tác động lên các dây thần kinh giúp chúng được thả lỏng, ổn định tinh thần và giảm tiết mồ hôi. Lương y sẽ tiến hành xoa bóp, bấm huyệt vào các huyệt tại đường kinh tâm để ức chế tăng tiết mồ hôi.
Lưu ý: Khi lựa chọn phương pháp điều trị Đông y, người bệnh nên đến cơ sở Đông y uy tín để thực hiện, giúp đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
3. Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng phương pháp dân gian
Điều trị phon
g thấp ra mồ hôi tay chân bằng các nguyên liệu thiên nhiên là phương pháp lành tính, an toàn nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây là phương pháp đem lại hiệu quả chậm, người bệnh cần phải kiên trì trong quá trình điều trị.
Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt
Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm thường được dùng để điều trị đầy hơi khó tiêu. Ngoài ra, tính ấm của lá lốt còn có tác dụng ức chế phong thấp, giúp điều hòa tay chân, hạn chế việc đỗ mồ hôi nhiều ở tay chân.
Nguyên liệu:
- Một năm lá lốt
- 2 chén nước lạnh
Cách thực hiện:
- Lá lốt đem rửa sạch
- Cho vào ấm sắc đến khi lượng nước chỉ còn một nữa
- Uống mỗi ngày một lần sau khi ăn tối
- Đây là phương pháp điều trị phổ biến, bạn nên kiên trì áp dụng để có thể mang lại hiệu quả tốt
- Bạn có thể bổ sung lá lốt vào trong thực đơn bữa ăn hàng ngày giúp điều trị ra mồ hôi tay chân ở trẻ em
Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng lá chè xanh
Chất tanin bên trong chiết xuất lá chè xanh có tác dụng se lỗ chân lông, ngăn mồ hôi tiết ra ngoài, được sử dụng để điều trị phong thấp rất tốt. Các thực hiện điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng lá chè xanh rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu:
- 1 bó chè xanh tươi
- 2 lít nước
Cách thực hiện:
- Chè xanh đem rửa sạch
- Đun sôi chè xanh với nước
- Đem nước trà xanh pha loãng với nước để tắm hoặc ngâm chân
- Có thể áp dụng cả hai phương pháp này để tăng hiệu quả điều trị
Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng lá dâu tằm
Theo Đông y, lá dâu tằm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng phân tán nhiệt, có thể sử dụng điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân rất hiệu quả. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá dâu tằm
- Hạt sen
- 1 lít nước sạch
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hạt sen và lá dâu tằm
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đun sôi với nước cho đến khi hạt sen mềm
- Sử dụng nước này để uống hàng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm
- Cần phải kiên trì thực hiện để đem lại hiệu quả điều trị
Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng muối biển
Muối biển có tác dụng điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và khử mồ hôi chân rất tốt. Cách muối biển để điều trị rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu:
- Muối biển
- Nước ấm
Cách thực hiện:
- Cho muối biển vào chậu
- Hòa tan với lượng nước ấm vừa phải
- Sử dụng nước muối để ngâm chân trong vòng 20 phút
- Nên thực hiện cách này 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và tối
Sử dụng nước muối biển để ngâm, ngoài tác dụng điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân, còn giúp cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn.
Trên đây là những thông tin về bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân và cách điều trị dứt điểm, bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đây là căn bệnh diễn biến rất nhanh và nguy hiểm đến cơ quan tim, thận,… Tốt nhất khi có dấu hiệu của bệnh phong thấp, bạn nên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.
==> Có thể bạn quan tâm:
- TOP 5 cách chữa trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nhất
- Các loại thuốc trị phong thấp được sử dụng phổ biến hiện nay
Xem thêm: Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì ?