Tìm hiểu chung
Ung thư tuỵ là bệnh gì?
Ung thư tuỵ hình thành khi có sự gia tăng các tế bào bất thường ở tuỵ. Tuỵ là một tuyến nằm sau dạ dày, ngay trước cột sống. Đây là nơi tiết ra dịch tuỵ có vai trò giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời tạo ra hormone, bao gồm insulin giúp kiểm soát đường huyết.
Ung thư tụy được phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, do bệnh ít khi có triệu chứng rõ ràng, nên rất khó để phát hiện sớm.
Ung thư tuỵ là bệnh gì?
Ung thư tuỵ hình thành khi có sự gia tăng các tế bào bất thường ở tuỵ. Tuỵ là một tuyến nằm sau dạ dày, ngay trước cột sống. Đây là nơi tiết ra dịch tuỵ có vai trò giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời tạo ra hormone, bao gồm insulin giúp kiểm soát đường huyết.
Ung thư tụy được phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, do bệnh ít khi có triệu chứng rõ ràng, nên rất khó để phát hiện sớm.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuỵ là gì?
Thông thường, ung thư tụy giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng. Khi bệnh đã diễn tiến nghiêm trọng, các triệu chứng có thể xuất hiện là:
- Đau bụng trên, có thể đau lan ra sau lưng;
- Vàng da hoặc mắt;
- Chán ăn;
- Sụt cân;
- Trầm cảm;
- Xuất hiện các khối máu đông trong cơ thể;
- Nước tiểu vàng và sẫm màu;
- Buồn nôn;
- Yếu ớt và mệt mỏi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị sút cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, vàng da hoặc mắt, hoặc có các triệu chứng được nêu trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuỵ là gì?
Thông thường, ung thư tụy giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng. Khi bệnh đã diễn tiến nghiêm trọng, các triệu chứng có thể xuất hiện là:
- Đau bụng trên, có thể đau lan ra sau lưng;
- Vàng da hoặc mắt;
- Chán ăn;
- Sụt cân;
- Trầm cảm;
- Xuất hiện các khối máu đông trong cơ thể;
- Nước tiểu vàng và sẫm màu;
- Buồn nôn;
- Yếu ớt và mệt mỏi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị sút cân không rõ nguyên nhân, đau bụng, vàng da hoặc mắt, hoặc có các triệu chứng được nêu trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra ung thư tuỵ?
Các bác sĩ và các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư tụy. Bác sĩ chỉ xác định người bệnh bị ung thư khi có một tế bào biến đổi trong AND của nó. Tế bào bị biến đổi liên tục sinh sản và phát triển nhanh chóng. Sau đó, chúng hợp lại, tạo thành khối u có thể gây ung thư, xâm chiếm những tế bào xung quanh và lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. (dành cho ung thư không biết nguyên nhân)
Nguyên nhân nào gây ra ung thư tuỵ?
Các bác sĩ và các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư tụy. Bác sĩ chỉ xác định người bệnh bị ung thư khi có một tế bào biến đổi trong AND của nó. Tế bào bị biến đổi liên tục sinh sản và phát triển nhanh chóng. Sau đó, chúng hợp lại, tạo thành khối u có thể gây ung thư, xâm chiếm những tế bào xung quanh và lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. (dành cho ung thư không biết nguyên nhân)
Hầu hết ung thư tuỵ bắt nguồn từ lớp tế bào lót bên trong các ống dẫn của tụy. Loại ung thư này được gọi là ung thư biểu mô tuyến tuỵ hoặc ung thư tuỵ ngoại tiết. Hiếm gặp hơn, ung thư có thể hình thành trong các tế bào sản xuất hormone của tuỵ. Trường hợp này được gọi là ung thư tế bào tiểu đảo hoặc ung thư tuỵ nội tiết.
Hầu hết ung thư tuỵ bắt nguồn từ lớp tế bào lót bên trong các ống dẫn của tụy. Loại ung thư này được gọi là ung thư biểu mô tuyến tuỵ hoặc ung thư tuỵ ngoại tiết. Hiếm gặp hơn, ung thư có thể hình thành trong các tế bào sản xuất hormone của tuỵ. Trường hợp này được gọi là ung thư tế bào tiểu đảo hoặc ung thư tuỵ nội tiết.
Nguy cơ mắc bệnh
Những ai thường mắc ung thư tuỵ?
Ung thư tụy là bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi. Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đều trên 45 tuổi. Có khoảng 2/3 bệnh nhân trên 65 tuổi. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân vào khoảng 71. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những ai thường mắc ung thư tuỵ?
Ung thư tụy là bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi. Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đều trên 45 tuổi. Có khoảng 2/3 bệnh nhân trên 65 tuổi. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân vào khoảng 71. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuỵ?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuỵ, bao gồm:
- Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn những chủng tộc khác;
- Thừa cân;
- Viêm tuỵ mãn tính;
- Tiểu đường;
- Tiền sử gia đình có hội chứng di truyền bao gồm đột biến gen BRCA2, hội chứng Lynch, u hắc bào bắt nguồn từ nốt ruồi ác tính có tính di truyền (FAMMM); hoặc có người bị ung thư tụy;
- Hút thuốc lá.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuỵ?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuỵ, bao gồm:
- Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn những chủng tộc khác;
- Thừa cân;
- Viêm tuỵ mãn tính;
- Tiểu đường;
- Tiền sử gia đình có hội chứng di truyền bao gồm đột biến gen BRCA2, hội chứng Lynch, u hắc bào bắt nguồn từ nốt ruồi ác tính có tính di truyền (FAMMM); hoặc có người bị ung thư tụy;
- Hút thuốc lá.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư tuỵ?
Dựa trên các triệu chứng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh đặc biệt gọi là chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm, bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Những phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá được giai đoạn (mức độ lan rộng) của ung thư chính xác.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định một xét nghiệm gọi là chụp mật tuỵ ngược dòng qua ngả nội soi (ERCP). Xét nghiệm này sử dụng chất cản quang và ống mềm được đưa qua họng vào đến ruột, sau đó bác sĩ sẽ chụp X-quang. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy ra một mẫu mô tuỵ và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư, phương pháp này được gọi là sinh thiết.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư tuỵ?
Dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và giai đoạn tiến triển của ung thư mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Phẫu thuật
Phẫu thuật đầu tụy: với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ đầu tụy, một phần ruột, túi mật và ống mật của bệnh nhân. Một phần dạ dày cũng có thể bị lấy đi nếu ung thư di căn.
Phẫu thuật thân và đuôi tụy: phẫu thuật này nhằm lấy đi toàn bộ phần đuôi tụy và một phần thân tụy. Lá lách cũng có thể phải cắt bỏ. Phẫu thuật có thể gây nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy hoàn toàn các tế bào ung thư. Xạ trị thường được chỉ định sau phẫu thuật, hoặc sử dụng kết hợp với hóa trị.
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc và hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể phải sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp. Hóa trị thường được chỉ định kèm với xạ trị. Đối với trường hợp ung thư tụy giai đoạn muộn, hóa trị có thể kết hợp với liệu pháp điều trị trúng đích để tiêu diệt tế bào ung thư.
Liệu pháp điều trị trúng đích
Liệu pháp này sử dụng erlotinib (Tarceva) nhằm chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư tuỵ?
Dựa trên các triệu chứng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh đặc biệt gọi là chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm, bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Những phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá được giai đoạn (mức độ lan rộng) của ung thư chính xác.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định một xét nghiệm gọi là chụp mật tuỵ ngược dòng qua ngả nội soi (ERCP). Xét nghiệm này sử dụng chất cản quang và ống mềm được đưa qua họng vào đến ruột, sau đó bác sĩ sẽ chụp X-quang. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy ra một mẫu mô tuỵ và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư, phương pháp này được gọi là sinh thiết.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư tuỵ?
Dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và giai đoạn tiến triển của ung thư mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Phẫu thuật
Phẫu thuật đầu tụy: với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ đầu tụy, một phần ruột, túi mật và ống mật của bệnh nhân. Một phần dạ dày cũng có thể bị lấy đi nếu ung thư di căn.
Phẫu thuật thân và đuôi tụy: phẫu thuật này nhằm lấy đi toàn bộ phần đuôi tụy và một phần thân tụy. Lá lách cũng có thể phải cắt bỏ. Phẫu thuật có thể gây nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy hoàn toàn các tế bào ung thư. Xạ trị thường được chỉ định sau phẫu thuật, hoặc sử dụng kết hợp với hóa trị.
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc và hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể phải sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp. Hóa trị thường được chỉ định kèm với xạ trị. Đối với trường hợp ung thư tụy giai đoạn muộn, hóa trị có thể kết hợp với liệu pháp điều trị trúng đích để tiêu diệt tế bào ung thư.
Liệu pháp điều trị trúng đích
Liệu pháp này sử dụng erlotinib (Tarceva) nhằm chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư tuỵ?
Bạn có thể hạn chế diễn tiến ung thư tuỵ bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt sau:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng và tập thể dục hợp lý;
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan;
- Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn;
- Luôn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư tuỵ?
Bạn có thể hạn chế diễn tiến ung thư tuỵ bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt sau:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng và tập thể dục hợp lý;
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan;
- Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn;
- Luôn dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: 12 lý do tại sao bạn nên tự hào là phụ nữ ngực nhỏ