Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh viêm da dầu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dầu (chàm da mỡ/ viêm da tiết bã) là một dạng viêm da mãn tính, dễ tái phát điển hình bởi tình trạng da đỏ, nhờn dính và bề mặt có nhiều mảng, vảy bong. Căn nguyên của bệnh có liên quan đến rối loạn hoạt động bài tiết bã nhờn, yếu tố cơ địa và sự tăng sinh quá mức của vi nấm Malassezia.

Bệnh viêm da dầu (viêm da tiết bã) là một dạng tổn thương da mãn tính và dễ tái phát

Bệnh viêm da dầu là gì?

Viêm da dầu (Seborrheic dermatitis) hay còn được biết với tên gọi chàm da mỡ và viêm da tiết bã. Thuật ngữ này mô tả một dạng viêm da mãn tính, dễ tái phát với tổn thương điển hình là tình trạng da đỏ, nhiều dầu, bề mặt có các mảng da hoặc vảy bong khô, ẩm dính. Ảnh hưởng chủ yếu đến các vị trí da bài tiết nhiều mồ hôi như vùng liên bả vai, ngực, mặt và da đầu.

Viêm da tiết bã thực chất là một trong những hình thái lâm sàng của bệnh chàm. Nguyên nhân và cơ chế khởi phát còn nhiều điểm chưa rõ ràng.

Nghiên cứu cho thấy, bệnh có liên quan đến sự phát triển quá mức của vi nấm Malassezia, rối loạn hoạt động bài tiết bã nhờn và cơ địa dị ứng dưới tác động của một số yếu tố nội giới và ngoại giới. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Mặc dù có tính chất dai dẳng, dễ tái phát và căn nguyên chưa được làm rõ nhưng viêm da dầu là bệnh lành tính, chỉ gây thương tổn ngoài da và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên tổn thương da do bệnh lý này có thể gây ngứa ngáy, nóng rát nhẹ, tác động tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ và tâm lý.

Triệu chứng nhận biết viêm da dầu

Bệnh viêm da dầu có biểu hiện lâm sàng tương đối điển hình và dễ nhận biết. Ngoài ra, hình thái thương tổn, vị trí và tiến triển của bệnh còn phụ thuộc vào độ tuổi.

1. Biểu hiện viêm da dầu ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Viêm da dầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được dân gian gọi là “cứt trâu”. Bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, thương tổn khởi phát chủ yếu ở vùng da đầu và có xu hướng tự biến mất sau khoảng 3 – 9 tháng.

Viêm da dầu ở trẻ nhỏ thường xảy ra ở vùng da đầu và có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị

Triệu chứng của viêm da dầu ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ:

Đối với những trẻ mắc đồng thời bệnh chàm thể tạng, viêm da dầu có thể tiến triển, lan tỏa toàn thân và gây ra các triệu chứng sau:

Thực tế, rất hiếm trẻ phát triển dạng tổn thương này. Thống kê cho thấy, hầu hết trẻ bị viêm da dầu đều tự thuyên giảm chỉ sau một thời gian ngắn.

2. Triệu chứng của bệnh viêm da dầu ở người lớn

Viêm da dầu ở người lớn xuất hiện từ giai đoạn tuổi vị thành niên, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng lên theo độ tuổi và ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới. Khác với trẻ nhỏ, bệnh xảy ra ở người lớn không chỉ phát sinh thương tổn ở da đầu mà còn ảnh hưởng đến một số vùng da khác như cung mày, ngực, liên bả vai, sau tai và cánh mũi.

Viêm da tiết bã ở người lớn đặc trưng bởi tình trạng da viêm đỏ, bề mặt có mảng/ vảy bong và ngứa

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da dầu ở người lớn:

Viêm da dầu thường khởi phát chậm, tiến triển âm thầm nhưng dai dẳng. Bệnh bùng phát mạnh vào mùa thu đông và thuyên giảm vào mùa xuân hè.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da dầu

Như đã đề cập, nguyên nhân gây viêm da dầu vẫn chưa được xác định. Qua nghiên cứu về mô bệnh học, dịch tễ và di truyền, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có mối liên hệ mật thiết với sự tăng sinh quá mức của nấm Malassezia trên da, bất thường ở hệ miễn dịch và chức năng bảo vệ da suy giảm.

Sự tăng sinh quá mức của nấm Malassezia là yếu tố kích thích viêm da dầu bùng phát

Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm da dầu, bao gồm:

Mặc dù là bệnh ngoài da nhưng viêm da tiết bã có căn nguyên và cơ chế bệnh sinh tương đối phức tạp. Thực tế, bệnh lý này thường khởi phát do nhiều yếu tố cộng hưởng và hiếm khi khởi phát do một nguyên nhân cụ thể.

Viêm da dầu có lây không? Biến chứng của bệnh

Viêm da dầu là bệnh da liễu mãn tính, dai dẳng và tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, bệnh lý này tương đối lành tính, hầu như chỉ gây thương tổn ngoài da, ngứa ngáy nhẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh – ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, viêm da tiết bã có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Thương tổn do viêm da tiết bã ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ, ngoại hình và tâm lý

So với các thể lâm sàng khác của bệnh chàm, chàm da mỡ ít khi gây ngứa, hầu như không gây đau hay nóng rát. Tuy nhiên, bệnh có tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và chưa thể điều trị hoàn toàn.

Hơn nữa, viêm da dầu thường phát sinh triệu chứng ở những vùng da hở như da đầu, mặt, cổ và ngực gây ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ, ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán viêm da dầu bằng cách nào?

Chẩn đoán viêm da dầu bao gồm thăm khám lâm sàng, soi trực tiếp/ nuôi cấy nấm và sinh thiết da để nghiên cứu về mô bệnh học. Nếu không có triệu chứng điển hình (hình thái tổn thương, vị trí, thời điểm bùng phát), bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt với vảy nến và viêm da cơ địa.

Phương pháp điều trị bệnh viêm da dầu

Hiện nay, không có phương pháp điều trị dứt điểm viêm da dầu. Sau khi thuyên giảm, bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu có các điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và một số đối tượng, viêm da dầu có thể khởi phát duy nhất 1 lần trong đời và tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.

1. Sử dụng thuốc và dầu gội đặc trị

Sử dụng thuốc và dầu gội đặc trị có tác dụng giảm ngứa, loại bỏ vảy bong và cải thiện thương tổn da. Biện pháp này thường được chỉ định trong giai đoạn bệnh phát triển mạnh.

Thông thường, điều trị ưu tiên là sử dụng dầu gội và thuốc bôi. Tuy nhiên ở những trường hợp triệu chứng lan tỏa rộng và đáp ứng kém với thuốc tại chỗ, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc dạng uống.

Điều trị viêm da tiết bã chủ yếu là sử dụng thuốc bôi, dầu gội và thuốc đường uống

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm da dầu ở mặt, cổ, ngực, liên bả vai,… bao gồm:

Đối với viêm da dầu ở da đầu, bác sĩ có thể chỉ định một số loại dầu gội sau:

2. Liệu pháp ánh sáng (Quang trị liệu)

Đối với trường hợp viêm da dầu lan tỏa rộng, đáp ứng kém với thuốc bôi nhưng chống chỉ định với thuốc uống, có thể cân nhắc dùng quang trị liệu. Liệu pháp này sử dụng ánh sáng nhân tạo nhằm truyền tải tín hiệu đến tế bào, bình thường hóa quá trình chuyển hóa và làm giảm thương tổn do chàm da mỡ gây ra.

Ngoài điều trị chàm da mỡ, liệu pháp ánh sáng còn được ứng dụng trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính khác như viêm da cơ địa, eczema đồng tiền, vảy nến, viêm da tiếp xúc dị ứng,… Mặc dù có độ an toàn tương đối cao và đem lại hiệu quả rõ rệt nhưng biện pháp này có thể làm tăng tốc độ lão hóa da.

3. Mẹo chữa viêm da dầu từ thiên nhiên

Nếu tổn thương da có mức độ nhẹ, bạn có thể làm giảm viêm đỏ, loại bỏ vảy bong và giảm ngứa ngáy bằng một số nguyên liệu tự nhiên như:

Cho vài giọt tinh dầu tràm trà vào dầu gội giúp giảm ngứa, viêm đỏ và loại bỏ vảy bong trên da đầu

Các công thức từ thiên nhiên có thể giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và hỗ trợ loại bỏ vảy bong trên bề mặt. Ngoài ra thực hiện mẹo chữa này đều đặn còn giúp phục hồi màng lipid và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên các nguyên liệu tự nhiên thường có tác dụng chậm và chỉ đem lại hiệu quả đối với tình trạng nhẹ. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, bạn nên phối hợp với các biện pháp y tế được bác sĩ chỉ định.

Chế độ chăm sóc và ngăn ngừa viêm da dầu tái phát

Tương tự các bệnh da liễu mãn tính, viêm da đầu không thể điều trị hoàn toàn và có khả năng tái phát cao. Do đó ngoài các biện pháp y tế, bạn nên xây dựng chế độ chăm sóc khoa học nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc và giảm tần suất bệnh tái phát.

Sử dụng kem dưỡng thường xuyên giúp giảm viêm đỏ, ngứa ngáy và phục hồi hàng rào bảo vệ da

Chế độ chăm sóc giúp kiểm soát và phòng ngừa viêm da tiết bã nhờn, bao gồm:

Viêm da dầu là bệnh da liễu tương đối phổ biến, tiến triển mãn tính và dễ tái phát. Mặc dù chưa thể điều trị hoàn toàn nhưng bệnh có thể được kiểm soát nếu chăm sóc đúng cách và tích cực điều trị. Để được thăm khám và đề xuất hướng điều trị cụ thể, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

Nguồn: https://vimed.org/benh-viem-da-dau-65.html

Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì tốt? Top 12 + nhóm thực phẩm nhất định phải biết

Rate this post
Exit mobile version