Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Bệnh viêm họng khởi phát khi niêm mạc họng bị viêm ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Các phương pháp điều trị bệnh lý sẽ phụ thuộc vào quá trình tiến triển, đối tượng cũng như khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Viêm họng có xu hướng tái lại sau khi điều trị, do đó bạn nên có các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh viêm họng khởi phát khi niêm mạc họng bị viêm ở dạng cấp tính hoặc mãn tính

Bệnh viêm họng là gì?

Viêm họng là hiện tượng niêm mạc ở cổ họng bị viêm, sưng dạng cấp tính hoặc mãn tính, khởi phát do các nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng của bệnh lý có thể bùng phát riêng biệt hoặc xuất hiện cùng lúc với các bệnh lý khác như bạch hầu, ho gà, sốt phát ban, viêm VA, viêm amidan,…

Bệnh viêm họng phát triển theo 2 giai đoạn chính: Viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Từng giai đoạn cụ thể, bệnh lý sẽ được chia thành các thể khác nhau căn cứ vào mức độ tổn thương và các triệu chứng lâm sàng.

Viêm họng là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến nhất và có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Tuy nhiên, theo thống kê, các triệu chứng bệnh viêm họng có xu hướng khởi phát ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm như trẻ em, phụ nữ mang, người bị suy nhược, người cao tuổi, suy dinh dưỡng,…

Phân loại bệnh viêm họng

Như đã đề cập, viêm họng được chia thành viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh lại được chia thành các thể khác nhau.

Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng bị viêm, sưng cấp. Các triệu chứng bệnh lý thường xuất hiện do nhiễm trùng, diễn ra trong vài ngày và được chia thành các thể sau:

Viêm họng đỏ: Đây là thể thường gặp nhất của bệnh viêm họng cấp. Biểu hiện nhận biết của thể bệnh này là toàn bộ vùng niêm mạc họng có màu đỏ và sưng nóng. Viêm họng đỏ thường khởi phát vào thời điểm giao mùa và thời tiết lạnh.

Viêm họng liên cầu: Hay còn gọi là viêm họng có bựa màu trắng, thể bệnh khởi phát do liên cầu khuẩn gây ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Viêm họng liên cầu khuẩn có dấu hiệu nhận biết điển hình bởi toàn bộ niêm mạc họng có bựa màu trắng bao phủ. Đây được xem là thể viêm họng nặng và cần được thăm khám, điều trị sớm.

Viêm họng liên cầu có dấu hiệu nhận biết điển hình bởi toàn bộ niêm mạc họng có bựa màu trắng bao phủ

Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính thường có phạm vi tổn thương rộng hơn, thường xuất hiện cùng với các bệnh hô hấp mãn tính khác như viêm xoang, viêm thanh khí quản, viêm mũi mãn tính. Ở giai đoạn này, bệnh bùng phát chủ yếu do viêm họng cấp tính không được kiểm soát và các nguyên nhân không do nhiễm trùng, được chia thành 3 thể nhỏ:

Viêm họng mãn tính xuất tiết: Thể viêm họng này đặc trưng bởi hiện tượng niêm mạc họng xuất hiện các dịch nhầy trong suốt.

Viêm họng hạt: Viêm họng hạt hay viêm họng quá phát, khởi phát do viêm họng tái lại nhiều lần. Lúc này các tổ chức hạch bạch huyết ở thành họng sẽ xuất hiện các hạt nổi cộm, to nhỏ không đều nhau và không không gây đau, ngứa.

Viêm họng teo: Bệnh ở thể này thường gặp ở người cao tuổi và người bệnh trĩ mũi. Viêm họng teo đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng bị mỏng, teo, hoạt động bài tiết dịch nhầy bị giảm.

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng khởi phát do nhiều nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Bị nhiễm trùng:

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây khởi phát các triệu chứng bệnh viêm họng cấp tính. Virus là tác nhân phổ biến gây ra bệnh lý, tuy nhiên số ít trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra.

Dị ứng:

Các triệu chứng bệnh viêm họng cũng có thể khởi phát do dị ứng. Trường hợp do nguyên nhân này, bệnh sẽ thường bùng phát cùng lúc với các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi họng.

Các triệu chứng bệnh viêm họng cũng có thể khởi phát do dị ứng

Một số nguyên nhân khác:

Bệnh viêm họng mãn tính, còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như:

Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp, viêm họng còn có thể bùng phát khi gặp phải một số yếu tố rủi ro như:

Triệu chứng bệnh viêm họng cấp và mãn tính

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng có sự khác biệt theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, mức độ bệnh lý còn phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh lý.

Triệu chứng viêm họng cấp tính

Các biểu hiện của viêm họng cấp tính có xu hướng khởi phát đột ngột và có tính điển hình khá cao. Các triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn này, bao gồm:

Triệu chứng viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính có các dấu hiệu khởi phát chậm hơn nhưng thường kéo dài dai dẳng. Ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ có mức độ nhẹ và mờ nhạt. Tuy nhiên, giai đoạn mãn tính có biểu hiện thực thể tính điển hình cao và khác biệt rõ theo từng thể.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng có sự khác biệt theo từng giai đoạn

Các biểu hiện của bệnh viêm họng mãn tính:

Bệnh viêm họng nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm họng đều có xu hướng thuyên giảm và chỉ kéo dài trong vòng 7 ngày. Đối tượng có sức đề kháng tốt, có các biện pháp chăm sóc và điều trị sẽ kiểm soát nhanh chóng và không phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra, nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như:

Trường hợp viêm họng do vi khuẩn, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Do các triệu chứng ở mức độ nặng nề nên bệnh thường kéo dài hơn 10 ngày mới thuyên giảm hẳn.

Bệnh viêm họng mãn tính thường có các triệu chứng phát triển chậm, mức độ cũng nhẹ hơn viêm họng cấp tính. Tuy nhiên, bệnh lý có thể khởi phát bởi các nguyên nhân khác nhau nên cần phải kết hợp điều trị căn nguyên và triệu chứng. Bệnh nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể phát triển thành thể quá phát, xuất tiết hay teo.

Trường hợp viêm họng do vi khuẩn, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm

Viêm họng ở giai đoạn mãn tính có thể gây ra các biến chứng như:

Viêm họng tuy là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến nhưng cũng có khả năng gây ra các biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và triệt để. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở cổ họng, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được điều trị và thăm khám kịp thời.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng

Việc điều trị bệnh viêm họng sẽ dựa theo từng giai đoạn tiến triển và nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa có thể điều chỉnh phác đồ điều trị tùy vào mức độ đáp ứng, triệu chứng bệnh lý phù hợp với từng trường hợp.

Điều trị viêm họng cấp tính

Với các trường hợp viêm họng cấp tính, người bệnh cần kết hợp các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ với biện pháp giữ ấm và nghỉ ngơi hợp lý. Các loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng phổ biến như:

Nước muối sinh lý: Dùng nước muối sinh lý súc họng, súc miệng mỗi ngày sẽ có tác dụng làm dịu niêm mạc hầu họng, giảm đau rát, giảm viêm. Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, đờm ứ tích tụ trong khoang miệng.

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc Ibuprofen, Paracetamol,…Thường được chỉ định trong điều trị viêm họng cấp. Nhóm thuốc này sẽ giúp giảm đau họng, đau đầu, nhức mỏi và hạ thân nhiệt.

Thuốc corticoid: Corticoid có thể được sử dụng dưới dạng khí dung, xịt lên niêm mạc cổ họng có tác dụng giảm viêm và cải thiện các triệu chứng như đau rát, nghẹn vướng khi nuốt, khó chịu,…

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nên người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm thuốc kháng sinh: Các trường hợp viêm họng cấp tính bùng phát do nhiễm trùng, lúc này bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh như Cephalothin, Gentamicin, Amikacin.

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa có thể điều chỉnh phác đồ điều trị tùy vào mức độ đáp ứng, triệu chứng bệnh lý phù hợp với từng trường hợp

Thuốc kháng sinh thường có thể được bác sĩ chỉnh định dùng thêm ít nhất 3 ngày sau khi các triệu chứng đã được khắc phục hoàn toàn, điều này giúp làm giảm nguy cơ tái nhiễm và kháng thuốc.

Một số loại thuốc khác: Căn cứ vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc như thuốc trị ho, thuốc long đờm, thuốc kháng histamin H1, thuốc thông mũi,…

Đa số các trường hợp bị viêm họng cấp tính đều đáp ứng điều trị tốt, các triệu chứng của bệnh cũng được cải thiện rõ rệt sau khi được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Điều trị viêm họng mãn tính

Việc điều trị viêm họng mãn tính thường phức tạp hơn so với bệnh viêm họng cấp tính. Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị căn nguyên gây bệnh

Điều trị triệu chứng

Phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả

Bệnh viêm họng thường có xu hướng tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi hoặc ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, dị ứng cơ địa, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Do đó, sau khi điều trị, bạn cần có các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể như:

Viêm họng là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều đáp ứng điều trị và các biện pháp chăm sóc tốt. Trường hợp chủ quan, không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: https://vimed.org/benh-viem-hong-4990.html

Xem thêm: [Chia sẻ] Viên sủi Rockman là gì? Công dụng, cách dùng, giá bán và lưu ý

Rate this post
Exit mobile version