Thay đổi nội tiết tố, suy giảm chức năng gan thận, mắc các bệnh da liễu hay bệnh gan mật… thường là nguyên nhân phổ biến gây ngứa gan bàn chân. Tùy thuộc vào nguyên nhân kích hoạt triệu chứng mà sẽ có cách điều trị phù hợp. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu thông tin để luôn chủ động trong phát hiện, thăm khám và điều trị khi bị ngứa gan bàn chân.
Ngứa gan bàn chân – Nguyên nhân do đâu?
Tình trạng ngứa ngáy ở lòng bàn chân có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra. Đôi khi chỉ là phản ứng thông thường của da nhưng nhiều trường hợp có thể do các vấn đề sức khỏe cần được quan tâm và chăm sóc sớm.
Nếu những cơn ngứa chỉ kích hoạt khoảng vài ba giờ rồi tự động thuyên giảm và biến mất thì không có gì đáng quan ngại. Tuy nhiên, nếu ngứa ngáy thường xuyên kéo dài và đi kèm với những triệu chứng khác thì bạn cần hết sức cẩn trọng.
Khi thường xuyên bị ngứa gan bàn chân, hãy chú ý đến các vấn đề sức khỏe sau đây:
1. Bệnh ứ mật tiên phát gây ngứa gan bàn chân
Acid mật là chất lỏng được bài tiết trong gan có nhiệm vụ giúp tiêu hóa và hấp thụ chất béo, đồng thời điều chỉnh sự cân bằng nồng độ glucose, cholesterol, triglyceride, năng lượng trong tế bào và loại bỏ các chất độc trong gan.
Nhưng do một số nguyên nhân làm acid mật bị ứ lại, thay vì chảy vào gan thì sẽ chảy vào trong máu. Chính sự tăng acid mật trong máu sẽ kích thích vào đầu tận cùng các dây thần kinh dưới da và gây ngứa. Tình trạng ngứa thường kích hoạt rõ ràng nhất ở vị trí gan bàn chân.
Các nguyên nhân gây ứ mật phổ biến nhất bao gồm:
- Viêm đường mật, nang đường mật
- Có khối u ở đường mật, hẹp sóng mật, sỏi ống mật
- Khối u phía ngoài chèn ép đường mật
- Các loại virus gây viêm gan như viêm gan B, C
- Áp xe gan, bệnh gan do rượu, xơ gan
- Dị dạng đường mật trong gan
2. Ngứa gan bàn chân do thay đổi nội tiết tố
Ngứa gan bàn chân là một trong những triệu chứng rất dễ kích hoạt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân chính được lý giải là do sự thay đổi đột ngột của các hormone nội tiết tố.
Nội tiết tố thay đổi thường ảnh hưởng trực tiếp tới dòng chảy của mật và dễ làm bùng phát tình trạng ngứa ngáy. Ngoài các vị trí như gan bàn tay, bàn chân thì bà bầu còn dễ bị ngứa cở bụng, lưng hay các vị trí khác. Tuy nhiên, những vị trí ngứa thường không đi kèm tình trạng phát ban và cũng không xuất hiện tổn thương đặc biệt.
3. Suy giảm chức năng gan thận
Gan thận là hai cơ quan phụ trách nhiệm vụ thanh lọc cũng như thải độc cho cơ thể. Chính vì thế khi chức năng hoạt động của gan thận bị suy giảm thì sẽ dễ phát sinh các vấn đề bất thường.
Độc tố không được thanh thải hết ra bên ngoài mà tích tụ lại dưới da sẽ dễ dàng gây phản ứng. Thường khiến da bị nổi mẩn đỏ và kích hoạt tình trạng ngứa ngáy. Trong đó vùng gan bàn tay hay bàn chân là chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
4. Ngứa gan bàn chân do bệnh xơ gan ứ mật
Tình trạng ứ mật lâu ngày nếu không được điều trị thì các ống dẫn mật có thể bị viêm. Đồng thời, cùng với đó nhiều tế bào gan cũng sẽ bị phá hủy, lâu dài có thể dẫn tới xơ gan.
Ngứa là một trong những triệu chứng tương đối phổ biến và điển hình của bệnh xơ gan ứ mật trong giai đoạn đầu. Gan bàn chân, bàn tay được cho là các vị trí “ưa thích” của những cơn ngứa.
Biểu hiện của những cơn ngứa thường rõ ràng và nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Ngoài ra còn đi kèm với một số triệu chứng khác như mệt mỏi, khô mắt, khô miệng, nước tiểu sậm.
5. Các vấn đề dị ứng
Dị ứng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến làm phát sinh tì
nh trạng ngứa ngáy ở bất cứ vùng da nào trong cơ thể. Khi gan bàn chân có cảm giác ngứa ngáy hay châm chích đôi khi kèm theo mẩn đỏ thì có nguy cơ cao bạn đang bị dị ứng.
Trong đó, dị ứng thời tiết và dị ứng thức ăn là ảnh hưởng đến vùng gan bàn chân hay bàn tay nhiều nhất:
- Dị ứng thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của các yếu tố thời tiết, quá khô hay quá ẩm cũng có thể là nguyên nhân phát sinh các triệu chứng về da. Không ít người bị ngứa bàn chân, bong da chân hay xuất hiện các nốt ban đỏ.
- Dị ứng thức ăn: Thường gặp ở những người có cơ địa dễ dị ứng khi ăn các loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, trứng, quả hạch… Hiện tượng ngứa bàn chân, bàn tay thường kích hoạt khi hệ miễn dịch có phản ứng quá mẫn.
6. Một số bệnh da liễu gây ngứa gan bàn chân
Trong rất nhiều trường hợp, ngứa gan bàn chân có thể kích hoạt chung với tình trạng nổi mẩn đỏ cùng nhiều triệu chứng ngoài da khác. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề da liễu.
Tình trạng gan bàn chân bị ngứa ngáy có thể do một số bệnh lý da liễu sau gây ra:
- Nổi mề đay mẩn ngứa:
Mề đay mẩn ngứa là một dạng phản ứng da có thể kích hoạt cả ở thể cấp hay mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các sẩn ngứa có màu đỏ hồng hay trắng nhạt, gây ngứa ngáy từ âm ỉ cho tới dữ dội.
Trường hợp cơn ngứa kích hoạt ở gan bàn chân thì nguyên nhân có thể là do mang giày dép chật. Hoặc cũng có thể do tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, mủ thực vật hay côn trùng.
- Bệnh chàm tổ đỉa:
Đây là một thể bệnh chàm thường gặp với dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện của các mụn nước li ti mọc ở gan bàn chân hay bàn tay. Đi kèm với tổn thương trên da là sự kích hoạt của những cơn ngứa rất dữ dội.
Hiện nay, nguyên nhân trực tiếp làm kích hoạt bệnh chàm tổ đỉa vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, sự bùng phát của các triệu chứng thường do có một số yếu tố kích hoạt như phản ứng dị ứng, căng thẳng thần kinh, tay chân quá khô hay quá ẩm…
- Viêm da cơ địa:
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính thường khởi phát do cơ địa quá nhạy cảm và dễ dị ứng. Tổn thương da và các triệu chứng ngứa ngáy có thể kích hoạt ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trong đó có gan bàn chân.
Trong giai đoạn cấp, da sẽ xuất hiện các vết ban có màu hồng đỏ và bằng phẳng. Sau đó trên bề mặt da sẽ nổi mụn nước, gây ngứa âm ỉ kèm theo đau rát. Khi mụn nước vỡ, da sẽ tiết dịch, đóng mài và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn mãn, tổn thương da thường dày sừng, khô ráp, thâm nhiễm và xuất hiện nhiều vết nứt.
- Bệnh ghẻ:
Đây là một dạng tổn thương da khởi phát do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Bệnh ghẻ thường làm bùng phát triệu chứng ở lòng bàn chân, bàn tay và một số vùng da khác.
Khi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei chui vào da để đẻ trứng thì vùng da ảnh hưởng sẽ xuất hiện các mụn nước hay sẩn đỏ kèm theo những cơn ngứa dữ dội. Triệu chứng ngứa gan bàn chân do ghẻ thường bùng phát nặng nề hơn vào ban đêm.
Ngoài ra, tình trạng ngứa gan bàn chân còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu khác. Ví dụ như viêm da tiếp xúc, nấm da ở chân…
Cách khắc phục tình trạng ngứa gan bàn chân
Để có thể nhanh chóng kiểm soát tình trạng ngứa gan bàn chân, bạn cần chú ý xử lý theo các biện pháp sau:
1. Thăm khám và điều trị y tế
Thống kê ghi nhận rằng, rất ít trường hợp bị ngứa gan bàn chân là do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ứ mật hay xơ gan ứ mật. Đa phần triệu chứng có liên quan đến các bệnh về da.
Tuy nhiên, khi thấy triệu chứng kéo dài với mức độ dữ dội thì bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra các giải pháp điều trị thích hợp.
Tùy thuộc vào từng bệnh lý nguyên nhân, mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh mà sẽ kê toa thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh cần chú ý tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ yêu cầu, đồng thời tái khám theo chỉ định để kiểm soát bệnh tốt nhất.
Với trường hợp nguyên nhân gây ngứa gan bàn chân là do các bệnh lý da liễu thì toa thuốc có thể bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống. Thuốc bôi có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm và kháng nấm, còn thuốc uống sẽ giúp giảm viêm, kháng dị ứng và tăng cường đề kháng.
Còn nếu triệu chứng được kích hoạt do các bệnh lý tiềm ẩn thì bác sĩ thường sẽ phải tiến hành một số xét nghiệm cần thiết trước khi chỉ định phương pháp điều trị. Chỉ khi các bệnh lý nguyên nhân được kiểm soát thì triệu chứng ngứa gan bàn chân mới có xu hướng thuyên giảm dần.
2. Các biện pháp khắc phục tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy ở lòng bàn chân thông qua một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:
- Ngâm nước muối ẩm:
Nước muối ấm có tác dụng sát trùng, làm giảm ngứa nhẹ và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm rất tốt. Đặc biệt phù hợp khi mắc các bệnh lý da liễu mãn tính. Bạn có thể áp dụng giải pháp ngâm chân với nước muối
ấm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu.
- Chườm lạnh:
Trong trường hợp tình trạng ngứa ngáy ở lòng bàn chân đi kèm biểu hiện viêm hay nóng rát thì bạn có thể áp dụng liệu pháp này. Chỉ cần dùng túi lạnh áp vào gan bàn chân trong khoảng 10 – 15 phút là có thể giúp giảm ngứa ngáy và viêm nhiễm. Tuy nhiên, không nên dùng đá lạnh để chườm trực tiếp lên da, nhất là khi chườm lâu theo cách này có thể gây bỏng lạnh.
- Mang tất chân thường xuyên:
Trường hợp lòng bàn chân tiếp xúc với dị nguyên hay da quá khô cũng có thể gây ngứa ngáy. Vì vậy bạn nên mang tất chân thường xuyên để bảo vệ da khỏi các yếu tố kích thích và hạn chế tình trạng thoát hơi nước gây khô da. Nhờ đó có thể hạn chế sự bùng phát những cơn ngứa ở vị trí gan bàn chân.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm:
Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da chân đang bị ảnh hưởng sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khô ráp và nóng rát. Ngoài ra, dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên còn hỗ trợ phục hồi các mô da bị tổn thương và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo sau khi điều trị các bệnh da liễu.
- Uống trà xanh hoặc trà hoa cúc:
Trà xanh và trà hoa cúc có chứa các hoạt chất giúp an thần. Từ đó hỗ trợ làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và giúp cho não bộ được thư giãn. Bên cạnh đó, các loại trà này còn giúp thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể, hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của gan thận. Hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào còn ức chế được các gốc tự do phá hoại hay làm tổn thương tế bào gan.
Ngăn ngừa tình trạng ngứa gan bàn chân
Tình trạng ngứa ngáy ở lòng bàn chân nếu là do các bệnh lý ở bên trong cơ thể gây ra thì thường khó ngăn ngừa. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do các bệnh về da thì nguy cơ tái phát thường cao nhưng lại có thể phòng ngừa được.
Bạn có thể chủ động ngăn ngừa bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:
- Hạn chế mang tất quá dày, giày chật hay giày bít trong thời gian dài. Đồng thời chú ý vệ sinh vùng da chân sạch sẽ với xà phòng kháng khuẩn để giảm nguy cơ ghẻ lở hay nhiễm nấm.
- Khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh, cần chú ý giữ ấm cho cơ thể và dưỡng ẩm thường xuyên cho chân tay.
- Tránh để vùng da chân tiếp xúc với các loại hóa mỹ phẩm có khả năng gây kích ứng cao hay các chất dị nguyên khác. Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, nên đi ủng để bảo vệ nhằm tránh tổn thương da tái phát.
- Uống nước và bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh để tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Đồng thời thanh lọc, giải độc cho gan và cơ thể. Điều này không chỉ hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh da liễu mãn tính mà còn duy trì chức năng hoạt động của gan mật.
- Cần nghiêm túc trong quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến sự bùng phát của triệu chứng ngứa gan bàn chân.
Ngứa gan bàn chân có thể do các bệnh lý về da gây ra nhưng đôi khi còn liên quan đến bệnh lý gan mật cùng các vấn đề sức khỏe khác. Chính vì thế khi triệu chứng này kích hoạt thường xuyên, nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có đáng lo?
- Ngứa do gan: Cách nhận biết, khắc phục và điều trị
Xem thêm: Rối loạn thần kinh