Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị bệnh

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khá nguy hiểm và có thể tiến triển thành mãn tính. Nhiều người bệnh gặp phải tình trạng này ở bàn chân, khớp tay hay khớp gối, khớp lưng. Vậy nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng là gì, làm sao để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất?

Tìm hiểu chung về bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis). Đây là tình trạng tổn thương xương khớp ở thể mãn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể. Bệnh gây viêm và đau nhức xương, xơ cứng, sưng khớp ở các khớp tay, chân, gối. Bệnh có diễn biến khá phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến các khớp trong, khớp ngoài cũng như toàn thân. 

Bệnh gây viêm và đau nhức xương, xơ cứng, sưng khớp ở các khớp tay, chân, gối

Bệnh xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh từ 0,5 -3% dân số. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh là 0,5% dân số. Trong khi đó, tại Hòa Kỳ, có đến 1,5 triệu người đang mắc bệnh. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới, đặc biệt là những người từ 30 đến 60 tuổi, phụ nữ mang bầu.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các bao hoạt dịch – màng bao quanh các khớp. Điều này khiến chúng bị viêm và dày lên. Khi bệnh nặng hơn thì sụn cùng xương trong các khớp có thể bị phá hủy.

Ngoài ra, các gân và dây chằng giúp giữ các khớp với nhau cũng bị giãn ra và suy yếu khiến khớp bị biến dạng, tính liên kết không còn. 

Các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây rối loạn miễn dịch và viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, theo nhiều thống kê gần đây, yếu tố di truyền có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Cụ thể là do một số gen trong khiến cơ thể trở nên nhạy cảm, nhất là khi có yếu tố môi trường tác động, cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn và khiến bệnh khởi phát.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Các chuyên gia cho biết những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ bị viêm đa khớp dạng thấp cao hơn:

Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp

Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, các chuyên gia chia bệnh thành 4 giai đoạn. Cụ thể:

Triệu chứng của bệnh

Bệnh viêm khớp dạng thấp có những biểu hiện đa dạng tại khớp, tại những cơ quan khác và toàn thân.

Biểu hiện của viêm khớp

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ có những dấu hiệu như:

Xem thêm

Viêm khớp phản ứng là gì, các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
Biểu hiện của bênh là tình trạng đau sưng, nóng khớp

Triệu chứng ở những cơ quan xung quanh

Những cơ quan xung quanh khớp cũng có thể bị ảnh hưởng với những triệu chứng như sau:

Triệu chứng toàn thân

Ngoài những triệu chứng tại các cơ quan trong cơ thể, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng toàn thân như:

Người bệnh cũng có thể chán nản, mệt mỏi, suy nhược kéo dài

Biến chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể phá hủy và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc khớp của người bệnh, gây đau nhức và sưng viêm trong thời gian dài. Thời gian dài có thể gây biến dạng khớp, xói mòn xương. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động thường ngày cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:

Dùng thuốc trị bệnh có thể gây loãng xương

Chẩn đoán bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Thông thường, giai đoạn đầu của bệnh sẽ rất khó phát hiện và chẩn đoán. Khoảng thời gian này những triệu chứng khá mờ nhạt và có thể nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Đến giai đoạn thứ 2, 3 thì bác sĩ có thể đưa ra được kết luận chính xác về bệnh.

Các cách chẩn đoán bệnh như sau:

Dựa vào tiêu chuẩn của ACR (Hội thấp khớp học Hoa Kỳ) 1987

Tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi trong việc chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp ở nhiều quốc gia. Tiêu chuẩn này sẽ chính xác hơn nếu thời gian phát triển bệnh trên 6 tuần và có nhiều biểu hiện tại khớp.

Chẩn đoán xác định: Bệnh được xác định khi có kết quả ≥ 4 tiêu chuẩn. Trong đó tiêu chuẩn từ 1 – 4 cần thường xuyên kiểm tra, diễn biến  ≥ 6 tuần và được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Tiêu chuẩn của Liên đoàn chống thấp khớp Châu Âu và Hội thấp khớp học Mỹ 2010

Tiêu chuẩn này được áp dụng với những trường hợp sau đây:

Biểu hiện tại khớp:

Huyết thanh:

Tiêu chuẩn của Liên đoàn chống thấp khớp Châu Âu và Hội thấp khớp học Mỹ 2010

Yếu tố phản ứng pha cấp:

Thời gian kéo dài triệu chứng:

Chẩn đoán xác định:

Xét nghiệm máu

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ có protein phản ứng C hoặc tốc độ lắng hồng cầu tăng. Những kết quả này cho thấy tình trạng viêm nhiễm xuất hiện trong cơ thể. Một số xét nghiệm máu khác cũng có thể chỉ định để tìm kiếm kháng thể peptide citrullated giúp chống cyclic và yếu tố thấp khớp.

Xét nghiệm hình ảnh

Người bệnh sẽ được yêu cầu chụp X quang để theo dõi tình trạng bệnh cũng như tiến triển của bệnh theo thời gian. Kết quả từ chụp X quang hay MRI cũng giúp bác sĩ xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng cũng như khả năng phát sinh những biến chứng.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Có thể kết hợp các loại thuốc điều trị triệu chứng và thuốc chống thấp khớp ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Ngoài dùng thuốc, phẫu thuật cũng là phương pháp giúp điều trị bệnh.

Dùng thuốc chữa bệnh

Các thuốc điều trị đa số có thể dùng trong nhiều năm, thậm chí nhiều người phải dùng nó cả đời.

Glucocorticoid

Chỉ định: Dùng trong đợt tiến triển của bệnh khi chờ đợi thuốc điều trị cơ bản có hiệu quả hoặc trường hợp bị phụ thuộc corticoid.

Liều lượng và cách dùng:

Thuốc chống viêm không chứa steroid

Chỉ định: Bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ và vừa phải, thay thế corticoid.

Sử dụng một trong các thuốc sau (không phối hợp các thuốc này):

Diclofenac viên 50g được dùng chữa bệnh viêm khớp dạng thấp

Thuốc giảm đau

Được dùng theo chỉ định của bác sĩ, gồm:

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm

Thuốc Methotrexat:

Thuốc chống sốt rét tổng hợp:

Thuốc Sulfasalazin (Salazopyrin):

Thuốc Cyclosporin A (Neoral; Sandimune)

Các thuốc ức chế Cytokin

Các thuốc thường dùng phổ biến là:

Entanercept-Enbrel 25mg: Dùng tiêm dưới da 25mg 2 tuần một lần hoặc 50mg mỗi tuần.

Infliximab-Remicade 100mg: 

Rituximab (MabThera, Rituxan):

Rituximab được chỉ định cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh

Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp

Nếu các thuốc không giúp ngăn ngừa những tổn thương ở khớp, bệnh nhân có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật để làm lành những tổn thương. Các phẫu thuật gồm:

Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân

Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý để cải thiện bệnh cũng như đẩy nhanh quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp.

Một số động tác cần tránh

Chế độ ăn uống

Lưu ý khi vận động

Người bệnh có thể đạp xe để tăng dẻo dai cho khớp

Biện pháp phòng ngừa những biến chứng của bệnh

Trong quá trình điều trị, việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bạn nên chú ý và tuân thủ theo những nguyên tắc sau để phòng ngừa:

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của người bệnh và việc điều trị dứt điểm là rất khó. Các biện pháp sẽ chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh, ngăn bệnh nặng hơn. Người bệnh cần có lối sống khoa học, đi khám chữa sớm để đảm bảo sức khỏe cũng như việc chữa trị dễ dàng hơn.

Xem thêm: Ho có đờm: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Rate this post
Exit mobile version