Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sử dụng thuốc là một trong những biện pháp điều trị hội chứng đau mỏi vai gáy. Thuốc có tác dụng cải thiện cơn đau và kiểm soát một số triệu chứng đi kèm như viêm đỏ, tê bì, bỏng rát, dị cảm,…

Người bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì?

Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì?

Đau mỏi vai gáy là hội chứng rối loạn cơ – xương thường gặp nhất. Hội chứng này điển hình bởi cơn đau khởi phát ở vùng cổ – vai – gáy và có xu hướng lan tỏa xuống phần bắp tay và lưng trên. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng do chèn ép thần kinh như có cảm giác như điện giật, tê bì, dị cảm, co cứng cơ,…

Điều trị đau mỏi vai gáy bao gồm cải thiện nguyên nhân và áp dụng các biện pháp làm giảm triệu chứng. Trong đó, sử dụng thuốc là phương pháp giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ cơn đau, xem xét độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng dung nạp của từng trường hợp để chỉ định loại thuốc phù hợp.

Các loại thuốc điều trị đau mỏi vai gáy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:

1. Paracetamol – Thuốc giảm đau thường dùng

Paracetamol là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị đau mỏi vai gáy. Thuốc có tác dụng giảm cơn đau có mức độ nhẹ và trung bình dựa vào cơ chế tác động đến cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, Paracetamol còn có tác dụng giảm thân nhiệt ở người bị sốt bằng cách tác động đến vùng dưới đồi.

Paracetamol là thuốc giảm đau không kê toa nên có thể sử dụng không cần toa của bác sĩ. Nếu bị đau mỏi vai gáy có mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kết hợp với nghỉ ngơi và thay đổi tư thế để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng đi kèm. Mặc dù được đánh giá an toàn nhưng Paracetamol vẫn có thể gây ra rủi ro và tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức.

Không dùng Paracetamol nếu bị suy gan nặng, thiếu hụt men G6PD, thiếu máu nhiều lần,…

Để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không dùng Paracetamol nếu thuộc nhóm đối tượng sau:

Paracetamol chuyển hóa hoàn toàn qua gan. Vì vậy trong thời gian sử dụng thuốc, nên tránh dùng rượu bia và không dùng đồng thời với một số loại thuốc gây độc cho gan như thuốc chống co giật (Carbamazepin, Barbiturat, Phenytoin), Isoniazid,…

Chỉ sử dụng Paracetamol trong 7 – 10 ngày (người lớn) khi không có toa của bác sĩ với liều tối đa 4g/ ngày (chia thành 4 lần uống, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ). Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm và nghiêm trọng hơn theo thời gian, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp.

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Ngoài cảm giác đau, hội chứng đau mỏi vai gáy còn có thể gây sưng đỏ và nóng ở vùng cổ vai gáy. Trong trường hợp xuất hiện tình trạng viêm đỏ, bệnh nhân có thể dùng NSAID. Ngoài ra, thuốc chống viêm không steroid cũng được sử dụng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả.

Khác với Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid ức chế cả enzyme cyclooxygenase 1 và 2 (cyclooxygenase toàn thân) nên có khả năng giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, việc ức chế cycylooxygenase có thể làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin (chất trung gian gây viêm), dẫn đến ức chế tạo mucin (chất bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa) và tăng nguy cơ viêm loét, xuất huyết dạ dày.

NSAID được sử dụng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả như mong đợi

Chính vì vậy, không sử dụng NSAID cho những đối tượng sau:

NSAID bao gồm nhiều loại thuốc với mức độ giảm đau và chống viêm khác nhau. Vì vậy, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ cơn đau để chỉ định loại thuốc phù hợp. Đối với điều trị đau mỏi vai gáy, bác sĩ thường ưu tiên sử dụng Diclofenac, Celecoxib, Meloxicam hoặc Piroxicam. Với những trường hợp đau nhiều, bệnh nhân được sử dụng thuốc ở dạng tiêm bắp trong 2 – 3 ngày đầu và chuyển sang dùng dạng uống khi cơn đau giảm nhẹ.

3. Thuốc giảm đau thần kinh

Thuốc giảm đau thần kinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng trong điều tri đau mỏi vai gáy. Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi xuất hiện cơn đau và một số triệu chứng do chèn ép dây thần kinh (tê bì cánh tay, dị cảm, nóng rát cổ – vai – gáy,…).

Thực tế, các loại thuốc giảm đau thần kinh thực chất là thuốc chống động kinh. Trong đó, Gabapentin và Pregabalin là 2 loại thuốc được dùng phổ biến nhất. Thuốc giảm đau thần kinh có tác dụng phong tỏa kênh calci, từ đó giảm các cơn đau mãn tính do chèn ép thần kinh gây ra.

Thực tế, nhóm thuốc này đã được chứng minh có hiệu quả giảm đau các rối loạn thần kinh ngoại biên. Do đó ở một số trường hợp đau mỏi vai gáy, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để cải thiện triệu chứng. Cả Gabapentin và Pregabalin đều được đào thải qua thận nên cần tránh sử dụng hoặc phải điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.

Gabapentin là thuốc giảm đau thần kinh thường được dùng để điều trị đau vai gáy

Trong thời gian sử dụng thuốc giảm đau thần kinh, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

Các tác dụng phụ của thuốc giảm đau thần kinh có thể thuyên giảm sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến mức độ tập trung và thị lực. Vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế điều khiển phương tiện giao thông và tránh đưa ra những quyết định quan trọng trong thời gian dùng thuốc.

4. Thuốc giãn cơ giảm đau mỏi vai gáy

Thuốc giãn cơ là nhóm thuốc có tác dụng gây liệt cơ có hồi phục. Thuốc làm gián đoạn dẫn truyền tín hiệu thần kinh, từ đó làm giãn cơ và giảm cơn đau do co thắt cơ quá mức. Thuốc giảm cơ cho hiệu quả sau 1.5 giờ và có hiệu quả kéo dài khoảng 3 – 6 giờ (tùy cơ địa). Do hiệu lực ngắn nên loại thuốc này phải sử dụng từ 3 – 4 lần/ ngày.

Thuốc giãn cơ được sử dụng trong trường hợp đau mỏi vai gáy kèm co thắt cơ quá mức. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để giảm đau do thoái hóa cột sống, hội chứng cổ – thắt lưng, xơ cứng rải rác, tổn thương tủy sống,…

Thuốc giãn cơ là một trong những loại thuốc điều trị đau vai gáy được dùng phổ biến

Chống chỉ định thuốc giãn cơ:

Thuốc giãn cơ thường được dùng trong điều trị đau mỏi vai gáy là Tolperisone và Eperisone. Trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau lưng, ngược cơ, đau bụng, khô miệng, tiêu chảy, buồn ngủ, ngủ gà, chóng mặt, mệt mỏi, trầm cảm,…

5. Vitamin nhóm B – Nhóm thuốc bổ sung trong điều trị đau mỏi vai gáy

Vitamin nhóm B là nhóm thuốc bổ sung được sử dụng trong điều trị đau mỏi vai gáy. Nhóm thuốc này thường được dùng trong trường hợp đau mỏi vai gáy mãn tính và đi kèm với hiện tượng chèn ép dây thần kinh cổ.

Các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1, B12, B6 và B9 có vai trò quan trọng trong tái tạo, sửa chữa thương tổn ở dây thần kinh ngoại biên. Vì vậy, bác sĩ có thể yêu cầu bổ sung các loại vitamin này để ngăn ngừa thoái hóa và rối loạn thần kinh do đau mỏi vai gáy tiến triển mãn tính.

Ngoài ra, các loại vitamin nhóm B còn tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện sức khỏe và giảm co cơ vùng cổ – gáy. Nhóm thuốc này thường được sử dụng liều cao bên cạnh các loại thuốc làm giảm triệu chứng.

Vitamin nhóm B là thuốc bổ sung nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức. Do đó, cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và nên bổ sung thêm vitamin cần thiết qua chế độ dinh dưỡng.

6. Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids)

Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids) được sử dụng trong trường hợp đau mỏi vai gáy có mức độ nặng và không thuyên giảm khi dùng các loại thuốc giảm đau thông thường. Nhóm thuốc này có thể chứa chiết xuất tự nhiên từ cây thuốc phiện hoặc chứa một số thành phần tổng hợp. Opioids có khả năng giảm đau bằng cách tác động lên hệ thần kinh trung ương.

Tuy nhiên trên lâm sàng, nhóm thuốc này ít khi được dùng trong điều trị đau mỏi vai gáy. Thuốc giảm đau gây nghiện thường được dùng để điều trị cơn đau sâu như đau nội tạng, đau do ung thư,…

Thuốc giảm đau gây nghiện (opioids) có tác dụng giảm cơn đau vừa và nặng

Do đó thực tế, có rất ít trường hợp bệnh nhân đau mỏi vai gáy phải sử dụng nhóm thuốc này. Loại thuốc giảm đau gây nghiện thường được dùng nhất là Tramadol hoặc Tramadol phối hợp với Paracetamol để tăng hiệu quả giảm đau và hạn chế tác dụng phụ.

Chống chỉ định Opioids cho các trường hợp sau:

Thuốc giảm đau gây nghiện tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Do đó trong thời gian sử dụng thuốc, tuyệt đối không dùng rượu bia và các loại thuốc có cơ chế trung ương. Opioids có thể gây ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, khô môi, khó tiểu, mệt mỏi, đổ mồ hôi, run rẩy, mất cảm giác, buồn ngủ, thiếu máu cơ tim, loạn nhịp,…

7. Thuốc giảm đau tại chỗ

Thuốc giảm đau tại chỗ được sử dụng trong trường hợp đau mỏi vai gáy có mức độ nhẹ. Các loại thuốc này thường được bào chế ở dạng xịt, bôi hoặc dán. Thuốc chỉ cho tác dụng tại chỗ và hầu như không gây ra tác dụng toàn thân.

Chính vì vậy nếu không thật sự cần thiết, bệnh nhân nên sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc đường uống.

Thuốc giảm đau tại chỗ được sử dụng trong trường hợp đau vai gáy có mức độ nhẹ

Một số loại thuốc giảm đau dùng ngoài được sử dụng phổ biến:

Các loại thuốc giảm đau tại chỗ chỉ giúp cải thiện cơn đau có mức độ nhẹ và khu trú. Hơn nữa, loại thuốc này không được dùng khi da có vết thương hở, đang bị lở loét hoặc mắc các vấn đề da liễu. Ở vùng da lành, thuốc giảm đau tại chỗ cũng có thể gây bỏng rát và kích ứng.

Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị đau mỏi vai gáy

Thuốc điều trị đau mỏi vai gáy có thể kiểm soát cơn đau và các triệu chứng đi kèm. Mặc dù đem lại hiệu quả nhanh nhưng biện pháp này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và hoàn toàn không can thiệp đến căn nguyên của bệnh.

Bên cạnh sử dụng thuốc đau vai gáy, bệnh nhân nên tập thể dục và thay đổi các tư thế sai lệch

Do đó để hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

Trên đây là thông tin giải đáp “Bị đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì?” và đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc. Để được tư vấn cụ thể hơn về loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: https://ihs.org.vn/dau-moi-vai-gay-nen-uong-thuoc-gi-39905.html

Xem thêm: Tràn dịch màng tim

Rate this post
Exit mobile version