Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bị trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Cách xử lý hiệu quả

Trĩ chảy máu khiến người bệnh đau đớn, suy kiệt, nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm. Bệnh này xuất hiện do đâu, phải làm sao để xử lý nhanh và an toàn? Cùng tapchidongy.org tìm hiều về tình trạng này và cách giải quyết cho người bị trĩ.

Trĩ chảy máu là hiện tượng gì?

Bị bệnh trĩ chảy máu là gì?

Trĩ chảy máu là hiện tượng búi trĩ hình thành và vỡ ra làm chảy máu do thành mạch hậu môn – trực tràng thường xuyên chịu áp lực lớn. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn, mất máu. Nếu để lâu ngày, hoặc không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến thiếu máu, suy kiệt sức khỏe. Bệnh còn có khả năng gây nhiễm trùng máu do xuất hiện ở vị trí có nhiều vi khuẩn.

Vận động mạnh, va chạm, đại tiện hay táo bón đều có thể khiến búi trĩ vỡ ra gây chảy máu. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các thể bệnh trĩ nhưng lượng máu là khác nhau:

Theo các chuyên gia, khi búi trĩ bị vỡ, chảy máu, người bệnh cần biết cách xử lý tại chỗ. Bằng cách vệ sinh với nước muối sinh lý và dùng băng gạc cầm máu lại sẽ giúp bảo vệ vết thương, hạn chế nhiễm trùng.

Nguyên nhân trĩ chảy máu

Các nhà khoa học đã tìm hiểu, phân tích thấy nguyên nhân trực tiếp khiến người bệnh trĩ bị chảy máu ở hậu môn là do các đám rối tĩnh mạch dưới da sưng khi co giãn quá mức rồi vỡ ra. Còn nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do một số sai lầm trong sinh hoạt, đời sống như:

Từ đó, thành tĩnh mạch ở hậu môn chịu nhiều áp lực, làm hình thành búi trĩ. Đồng thời tiếp tục tác động lên búi trĩ khiến chúng vỡ ra và chảy máu.

Biểu hiện trĩ chảy máu

Khi búi trĩ hình thành và tiếp tục bị áp lực khiến chúng vỡ ra, làm chảy máu, người bệnh có biểu hiện:

Trĩ chảy máu ban đầu rất khó phát hiện, thường chỉ dính trên giấy vệ sinh

Nếu búi trĩ sưng to và vỡ nhiều, người bệnh sẽ vô cùng đau đớn, mất máu liên tục gây nguy hiểm. Cần vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc, bảo vệ, điều trị dứt điểm để tránh biến chứng, đặc biệt là nhiễm trùng máu.

Bệnh trĩ chảy máu nguy hiểm hay không?

Nhìn chung rách búi trĩ chảy máu là hiện tượng nguy hiểm. Bởi lẽ người bệnh sẽ phải đối mặt với các hiện tượng:

Như vậy trĩ chảy máu là hiện tượng có nguy hại đến sức khỏe. Điều đáng nói là hầu hết người bệnh trĩ đều gặp phải hiện tượng này nhưng khó phát hiện từ sớm. Vậy phải làm sao để chẩn đoán và trị bệnh khi chưa quá muộn?

Cách chẩn đoán trĩ chảy máu

Khi phát hiện chảy máu ở hậu môn do trĩ, bạn nên đến cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị. Để chẩn đoán tình trạng bệnh này, bác sĩ sẽ tiến hành một số công đoạn sau:

Để xác định tình trạng của bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan đến chế độ ăn, sinh hoạt

Qua tìm hiểu tiểu sử bệnh án và các xét nghiệm, bạn sẽ được kết luận về tình trạng tĩnh mạch hậu môn và cấp độ búi trĩ. Đồng thời chỉ ra phương án chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh chế độ ăn và cách thức điều trị hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.

Trĩ chảy máu phải làm sao? Cách chữa hiệu quả

Bị trĩ chảy máu tươi người bệnh cần sơ cứu ngay bằng cách cầm máu búi trĩ. Các bước làm cụ thể khi bị rách búi trĩ chảy máu là:

Trong trường hợp búi trĩ chảy máu liên tục trĩ vỡ gây đau buốt, khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc giảm đau, cầm máu. Nếu đại tiện ra nhiều máu, người bệnh cũng phải sơ cứu để cầm máu tại chỗ, sau đó đến gặp bác sĩ để tìm cách loại bỏ búi trĩ trong trực tràng.

Điều trị trĩ chảy máu tại nhà

Sau khi sơ cứu tình trạng vỡ búi trĩ chảy máu, bạn cần tiến hành điều trị để làm co teo trĩ, ngừa nhiễm trùng. Có một số cách chăm sóc dự phòng tại nhà rất cần thiết đặc biệt phù hợp với bà bầu, trẻ nhỏ bị trĩ như sau:

Vệ sinh hàng ngày:

Lưu ý sinh hoạt:

Điều chỉnh ăn uống:

Thức ăn có thể giúp bạn cải thiện tình trạng chảy máu hậu môn

Cải thiện vỡ búi trĩ chảy máu bằng mẹo dân gian

Trĩ chảy máu phải làm sao là nỗi lo của nhiều người khi phát hiện tình trạng này. Đa phần người bị trĩ đều chảy máu lẫn trong phân, có thể là dạng tươi, hình tia hoặc cục đông. Khi đó, dân gian thường sử dụng một số lá cây vườn nhà để giảm chảy máu, làm co búi trĩ như:

Ngoài ra, để hạn chế trĩ chảy máu tươi, bạn còn có thể sử dụng nhiều dược liệu khác. Cách tốt nhất và an toàn là bổ sung vào các món ăn hàng ngày để cải thiện tác nhân.

Chữa bằng Đông y

Cũng giống như các mẹo dân gian, những bài thuốc uống thường đem lại tác dụng tốt cho người bị mất máu do trĩ. Một số công thức thường được áp dụng cho những người bị ra máu nhiều gồm:

Thuốc Đông y giúp cầm máu, chống viêm cho người bệnh trĩ

Bài thuốc 1:

Bài thuốc 2:

Bài thuốc 3:

Những bài thuốc được kết hợp từ nguồn thảo dược tốt cho việc cầm máu, kháng viêm rất lành tính. Bằng việc sắc uống, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh từ trong ra.

Cách làm này an toàn hơn phương pháp xông, bôi vì nó không tác dụng trực tiếp vào búi trĩ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Đông y đường uống, bạn vẫn cần vệ sinh vùng hậu môn. Hoặc có thể kết hợp một số mẹo tác động trực tiếp để bảo vệ và ngăn ngừa bội nhiễm.

Điều trị bệnh trĩ chảy máu theo Tây y

Trĩ ngoại chảy máu hay trĩ nội, trĩ hỗn hợp… đều có thể điều trị bằng thuốc tây. Sau khi chẩn đoán tình trạng, cấp độ của bệnh, bạn có thể được chỉ định một số cách trị liệu như:

Kem bôi chữa bệnh trị bệnh trĩ

Dùng thuốc

Thuốc xuất huyết do trĩ có nhiều loại, bao gồm cả dạng kem bôi, thuốc đặt, hay uống. Có thể kể đến:

Những loại thuốc này thường chỉ được áp dụng với trường hợp không chảy nhiều máu. Nếu trĩ ở giai đoạn nặng mất nhiều máu, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt trĩ.

Phẫu thuật

Những phương pháp phẫu thuật từ cổ điển đến hiện đại chủ yếu sử dụng 2 cơ chế chính là đốt và cắt bỏ búi trĩ.

Phẫu thuật cắt trĩ là cách điều trị hiệu quả nhưng khá nguy hiểm

Các cách phẫu thuật khắc phục bệnh trĩ chảy máu nhiều trên là những phương pháp hiện đại, ít đau nhưng chi phí cao. Nếu chưa đủ khả năng kinh tế để tiến hành, bạn có thể lựa chọn các cách cổ điển.

Một số phương pháp khác

Tất cả các cách làm để điều trị bệnh trĩ gây chảy máu không chỉ nhằm ngăn rỉ huyết. Mục đích cuối cùng của các phương pháp là làm tiêu biến búi trĩ, chấm dứt hẳn tình trạng chảy máu búi trĩ. Tuy nhiên, sau khi trị liệu, nếu người bệnh không biết cách sinh hoạt, ăn uống cho đúng thì búi trĩ vẫn có thể hình thành.

Cách phòng ngừa tránh nhiễm trùng, bội nhiễm

Trĩ chảy máu khiến vùng da bị tổn thương, trầy xước nên rất dễ nhiễm trùng. Đặc biệt đây còn là vùng da kín, là đường ra của chất thải nên chứa nhiều khuẩn. Để hạn chế tình trạng và ngừa viêm, giảm sưng ngứa, bạn nên:

Trĩ chảy máu thường xuyên và dễ tái phát, bạn cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng

Bị trĩ chảy máu là hiện tượng thường thấy ở tất cả các thể bệnh. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị ra nhiều, thậm chí liên tục, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Người bệnh cần cảnh giác, sơ cứu ngay để cầm máu và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Ợ hơi buồn nôn là triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách chữa trị cho người bệnh

Rate this post
Exit mobile version