Trào ngược dạ dày là bệnh lý thuộc về đường tiêu hóa, nên việc ăn uống rất quan trọng. Đặc biệt là nhiều người bệnh không biết bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì? Không nên uống gì? Vậy nên tapchidongy.org sẽ chia sẻ danh sách thức uống tốt và không tốt để giúp bạn cải thiện bệnh hiệu quả hơn.
Người bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?
Bạn có thể hiểu, trào ngược dạ dày là hiện tượng lượng axit dịch vị của dạ dày bị tiết ra nhiều hơn bình thường, chúng sẽ lẫn chung với thức ăn cũ chưa được tiêu hóa rồi trào ngược lên thực quản.
Từ đó gây ra các biểu hiện bệnh như ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, nóng rát họng, đau bụng,… Vậy nên việc ăn uống của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, cảm thấy chán ăn và cơ thể luôn mệt mỏi.
Trong khi đó lại có muôn vàn thức uống có thể giúp người bệnh kích thích sự thèm ăn, tiêu hóa tốt hơn, cải thiện được chức năng của dạ dày và phục hồi thương tổn của thực quản. Vậy bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?
Người bệnh trào ngược dạ dày nên uống nhiều nước lọc
Có lẽ đây là giải pháp tối ưu nhất, bởi nước lọc có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày nhờ vào độ pH trung tính, nếu uống đủ nước mỗi ngày sẽ khiến cho độ pH trong dạ dày tăng lên và nồng độ axit giảm đi thì bệnh sẽ có sự thuyên giảm rõ rệt hơn.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên lưu ý rằng chỉ nên uống đúng và đủ, không nên uống quá nhiều. Nó sẽ khiến cho sự cân bằng chất khoáng trong cơ thể bị phá vỡ, nguy cơ trào ngược vẫn có thể xảy ra.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống nước khoáng tự nhiên chứa kiềm, chúng cũng có tác dụng tốt trong việc trung hòa axit rất tốt. Khi uống thì nên chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bệnh trào ngược dạ dày nên uống sữa dê hoặc sữa tách béo hoàn toàn
Có một sự nhầm lẫn lớn ở đại bộ phận bệnh nhân đó là uống sữa bò sẽ bổ dưỡng và phù hợp với bệnh trào ngược dạ dày của mình.
Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy, thành phần có trong sữa bò chứa khá nhiều chất béo nếu dung nạp vào cơ thể sẽ khiến hệ tiêu hóa bị áp lực, khó tiêu hoặc tiêu hóa chậm nên gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng, trướng bụng… rất khó chịu.
Ngoài ra, trong sữa bò hoặc bất cứ loại sữa chưa được tách kem nào cũng có thể sẽ làm nới lỏng cơ thắt thực quản dưới, khi đó các biểu hiện của bệnh trào ngược cũng sẽ nặng hơn.
Vậy nên, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho người bệnh thay thế sữa bò thành sữa dê vì nó ít chất béo hơn và dễ tiêu hóa mà vẫn bổ dưỡng.
Bị trào ngược dạ dày nên uống giấm rượu táo
Từ thời xa xưa, ông cha ta đã dùng loại nước này để chữa mẹo bệnh dạ dày, trong đó có cả trào ngược dạ dày. Chúng ngày càng phổ biến hơn, kể cả trong thời buổi hiện đại như ngày nay.
Bởi công dụng của chúng được ví như thần dược, có thể trị được chứng khó tiêu, cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, kháng khuẩn, bổ sung các men lợi khuẩn cho đường ruột và đặc biệt là chúng có thể giúp người uống hấp thu được nhiều dưỡng chất và khoáng chất hơn.
Vậy nếu chưa biết bị trào ngược dạ dày nên uống gì thì có thể thử thức uống dinh dưỡng này mà lại rất dân giã. Cách uống cũng rất dễ, người bệnh chỉ cần:
- Lấy 1 thìa cà phê giấm táo, pha cùng với khoảng 200ml nước ấm.
- Uống 3 lần như vậy trong ngày, nên trước bữa ăn để dưỡng chất ngấm vào đường ruột và phát huy được hiệu quả.
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể uống nước muối ấm
Nếu người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì nên chọn loại nước uống này, bởi nước muối ấm có thể khắc phục được chứng rối loạn dạ dày, bổ sung chất khoáng, chất điện giải và bù nước cho cơ thể bạn.
Tuy nhiên, chỉ nên pha loãng ở mức độ vừa phải, không nên cho nhiều hoặc ít muối. Nên pha từ 1 – 2 thìa cà phê muối cùng với một cốc nước 350ml nước rồi khuấy đều cho đến khi tan hết muối thì có thể uống.
Chỉ sau một thời gian, người bệnh sẽ có cảm thấy thuyên giảm được cơn đau bụng, cơ thể cũng đỡ mệt mỏi hơn.
Người bệnh trào ngược dạ dày nên uống một số loại trà
Dựa theo nghiên cứu của Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ thì một số loại trà thảo mộc có thể giúp người bệnh trào ngược dạ dày thuyên giảm được những triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và có thể làm dịu các thương tổn của dạ dày – thực quản. Tuy nhiên để hiệu quả đạt ở mức cao nhất thì người bệnh không nên lựa chọn những loại trà có chứa chất caffein.
Trà gừng:
Trong gừng có tính ấm, kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa nên gừng có thể cải thiện được các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra như đau bụng, buồn nôn, nôn và phục hồi những thương tổn của thực quản, kích thích tiêu hóa rất tốt, nên đây cũng là loại trà nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ chuyên gia và người bệnh.
Cách để có một ly trà gừng ấm rất đơn giản.
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi (khô càng tốt), rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.
- Cho gừng vào trong ấm nước nóng khoảng 200ml, để khoảng 30 phút là có thể uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Thìa là khô:
Tương tự như trà gừng, thìa là khô cũng tác dụng kích thích hệ tiêu hóa rất tốt, đặc biệt cũng có thể làm lành các vết thương tổn của đường ruột do bệnh gây ra. Nếu bạn chưa biết người bị trào ngược dạ dày nên uống gì thì cũng có thể tham khảo loại trà thìa là khô.
Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần cho một lượng vừa đủ vào nước nóng, nhưng không quá nóng sút và để vài phút là có thể uống.
Cam thảo:
Vốn là thần dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trào nghược dạ dày từ thời xa xưa, cam thảo đã quá phổ biến và là loại trà được dùng hằng ngày trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, đối với người bệnh trào ngược dạ dày mà có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tiểu đường thì không nên chọn loại trà này.
Trà hoa cúc
Với công dụng tuyệt diệu là làm dịu đường tiêu hóa, giảm chứng đau bụng thì trà hoa cúc cũng là lựa chọn ưu việt cho người bệnh
trào ngược dạ dày. Tuy nhiên giá thành của loại trà này cao hơn so với những loại khác, nên có rất nhiều hàng giả làm kém chất lượng nên người bệnh cần tham khảo và chọn nơi bán uy tín để mua đúng hàng, chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn.
Bị trào ngược dạ dày nên uống nước ép gì?
Trong trái cây có chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe của đường ruột, nên người bệnh có thể chọn một số loại hoa quả để làm nước ép hoặc sinh tố để uống hằng ngày.
Tuy nhiên, người bệnh nên tránh loại trái quá chua như họ nhà cam, quýt vì chúng có chứa lượng axit khá nhiều khiến cho dạ dày bị tăng nồng độ axit. Chúng tôi gợi ý đến bạn menu đồ uống sinh tố, nước ép để bạn biết trào ngược dạ dày uống nước gì?
Nước ép nha đam
Nha đam chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể, nhuận tràng và ngăn ngừa chảy máu trong nên rất tốt với người bệnh dạ dày. Vậy nên người bệnh cũng có thể chọn nha đam để uống vào buổi sáng mỗi ngày.
Thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch và lấy phần thịt rồi lại rửa lần nữa để làm sạch. Sau đó chỉ cần xay nhuyễn là có thể dùng được, người bệnh có thể lọc bỏ bã để dễ uống hơn.
Nước ép bạc hà
Đối với những người bệnh bị trào ngược dày kèm theo một số triệu chứng ít gặp như ói mửa, liên tục buồn nôn, khó tiêu dù không ăn nhiều thì có thể chọn bạc hà để uống. Nếu không muốn mất nhiều thời gian xay lọc lấy nước cốt thì người bệnh chỉ cần rửa sạch lá bạc hà rồi nhai trực tiếp một cách từ từ để dưỡng chất ngấm dần vào cơ thể.
Nước chanh
Mặc dù người bệnh cần tránh nước hoa quả họ nhà cam quýt vì chứa nhiều axit nhưng đối với chanh thì lại khác. Chúng có thể kết hợp với mật ong để giảm bớt tính axit và mang đến hiệu quả rất tốt trong việc trị các chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa và đặc biệt nước chanh còn có thể sát khuẩn, kháng khuẩn rất tốt.
Ngoài ra, khi uống người bệnh nên lưu ý không uống khi bụng còn đói, nên pha với nước ấm và không uống nước cốt. Mỗi ngày nên uống khoảng 3 lần để có hiệu quả cao nhất.
Nước dừa
Dừa không chỉ mang công dụng làm đẹp mà còn rất bổ dưỡng với người bệnh trào ngược dạ dày, bởi trong nước dừa chứa nhiều khoáng chất, vitamin. Có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh trào ngược, nên người bệnh nên sử dụng hằng ngày khoảng 300ml.
Củ cà rốt
Loại củ này chứa nhiều vitamin A, C, K cùng với hoạt chất có thể kháng viêm, chống ung thư nên cà rốt cũng được nhiều người bệnh tìm đến.
Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm trào ngược dạ dày nên ăn uống gì có chứa nhiều kali, vitamin thì có thể tham khảo một số loại nước ép bổ dưỡng khác như: Táo, lựu, ổi, dứa, nước mía… Cách thức thực hiện cũng tương tự nhau, mỗi ngày có thể uống từ 2 – 3 lần, tùy vào sở thích và điều kiện từng người.
Một số loại hạt người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên uống
Ngoài những loại kể trên thì người bệnh cũng có thể tham khảo một số loại hạt có tác dụng thuyên giảm bệnh, cụ thể là:
Hạt thìa là
Không chỉ lá thìa lá mới tốt mà cả hạt cũng vậy, chúng cũng có thể cải thiện các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng hoặc đau bụng vì vậy đây cũng là thức uống tốt cho người bệnh.
Người bệnh có thể đun lên để ra được nhiều chất nhất, khi uống cũng có thể thêm một chút nước chanh rồi khuấy đều, uống sẽ ngon hơn và nên uống trước bữa ăn để kích thích tiêu hóa t
ốt nhất có thể.
Hạt bạch đậu khấu
Có lẽ nhiều bạn chưa từng nghe đến loại hạt này, nhưng thực tế đây lại là loại hạt được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y, chúng cũng là lựa chọn tốt của bệnh nhân trào ngược dạ dày.
Nếu bạn muốn hạt bạch đậu khấu phát huy được hết tác dụng thì nên nấu lên cùng vài hạt thìa là vào cho đến khi sôi kỹ thì tắt bếp. Sau đó chắt lấy được nước cốt thì chia ra làm 3 lần và uống mỗi ngày.
Hạt carom (ajwain)
Hạt có khả năng điều hòa đại tiện, cải thiện các chứng rối loạn của dạ dày nên người bệnh sẽ thấy đỡ bệnh hơn khi uống. Công thức cần thực hiện tương tự với loại hạt trên, chỉ cần rửa sạch rồi đun lên lấy nước uống.
Tuy nhiên, khi uống nên cho thêm một chút muối để dễ uống và kháng khuẩn tốt hơn. Thời điểm uống cũng nên chọn trước ăn 30 phút, để dưỡng chất ngấm vào dạ dày và kích thích tiêu hóa tốt hơn.
Khi bị trào ngược dạ dày không nên uống nước gì?
Bên cạnh những lời khuyên về bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì thì việc kiêng uống gì cũng rất quan trọng, nó không chỉ khiến công sức chữa bệnh của mình vô ích mà còn làm cho bệnh tình nặng hơn. Vậy nên người bệnh cần phải hạn chế, thậm chí là bỏ hoàn toàn một số thực phẩm sau:
- Thức uống chứa nhiều caffeine: Cà phê, chè… Chúng sẽ khiến tình tràng trào ngược nặng hơn và khó kiểm soát hơn.
- Nước có ga: Uống nhiều sẽ khiến dạ dày co thắt, gây đau bụng kèm theo triệu chứng tiêu chảy, ợ hơi. Đồng thời, nồng độ acid trong dạ dày cũng sẽ tăng lên cao, dần sẽ làm lớp niêm mạc bị tổn thương.
- Nước ngọt đóng chai: Bởi trong chúng có thể chứa chất bảo quản, không tốt cho người ruột, chưa kể chúng còn chứa nhiều đường. Nếu uống vào không tiêu hóa được sẽ gây chướng bụng, tiêu chảy.
- Nước ép cam, quýt… hoặc một số loại hoa quả chua chứa nhiều axit: Người bệnh trào ngược dạ dày có nồng độ axit trong dạ dày cao nên cần loại nước có khả năng trung hòa, nếu nạp thêm axit vào sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
- Loại nước uống có chứa cồn như rượu bia: Bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những yếu tố gây bệnh. Nếu kéo dài thì rất có thể niêm mạc sẽ bị vi khuẩn tấn công, rồi một thời gian sau sẽ đến dạ dày. Và tình trạng bệnh sẽ trở nặng dần, khó chữa hơn và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh trào ngược dạ dày
Có một thực tế rằng, việc người bệnh uống nước gì và kiêng gì chỉ là biện pháp hỗ trợ, cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày tốt hơn. Công dụng chỉ đơn thuần là kiểm soát rối loạn dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa và thuyên giảm triệu chứng.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo các loại nước đó có thể sử dụng kèm với thuốc, chúng không phải là thuốc, cũng không có khả năng chữa hay điều trị khỏi bệnh.
Vậy nên, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bệnh thì bạn vẫn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản chuẩn nhất. Nếu cơ thể có triệu chứng một thời gian, thì bệnh sẽ nặng và khó chữa hơn, thậm chí bạn còn có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm khác.
Tóm lại, bị trào ngược dạ dày nên uống gì, kiêng gì thì người bệnh vẫn cần phải sử dụng cả thuốc đặc trị theo chỉ định bác sĩ để chữa bệnh hiệu quả hơn.
Có thể bạn cần:
- Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng? Đâu là câu trả lời chính xác?
- Trào ngược dạ dày ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Xem thêm: Tổng hợp những điều cần biết về ung thư bàng quang người bệnh nên biết