Có thể nói, kem chống nắng là sản phẩm dưỡng da cần thiết, được xem là vật bất ly thân của nhiều chị em với tác dụng bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Thế nhưng do không sử dụng đúng cách, một số chị em gặp phải tình trạng da nhiều mồ hôi, dễ sạm đi, nổi mụn nghiêm trọng khi dùng. Để hạn chế tình trạng này, dưới đây là cách bôi kem chống nắng đúng cách để vừa bảo vệ da vừa tránh được những tác dụng phụ khi thường xuyên sử dụng sản phẩm này.
Cách bôi kem chống nắng đúng cách
Kem chống nắng có ưu điểm là làm sáng da, bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím, chống lão hóa. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng có một số nhược điểm như dễ gây bít tắc lỗ chân lông, làm da đổ nhiều dầu, gây cảm giác ngứa, châm chích… Nếu không chọn được loại kem phù hợp và không biết sử dụng đúng cách còn có thể gây sạm da, dị ứng, khô da…
Sau đây là cách thoa kem chống nắng đúng cách có thể chị em chưa biết:
1. Kiểm tra hạn sử dụng
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, kem chống nắng là sản phẩm phải duy trì hiệu lực chống nắng tối thiểu 3 năm. Bạn nên kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm, nên ghi lại ngày mua trên bao bì khi mới mua kem chống nắng về để biết mình mua từ bao giờ. Các dấu hiệu cho thấy kem chống nắng hết hạn thường là kem tách nước, đổi màu rõ rệt.
2. Thời gian thoa kem chống nắng
Các dưỡng chất trong kem chống nắng cần có thời gian để phát huy tác dụng. Theo các nghiên cứu, ngay những phút đầu tiên tiếp xúc với ánh nắng, làn da của bạn đã có nguy cơ bị tổn thương. Do đó, cần thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 15 – 30 phút để kem thấm trên da.
Nếu dùng kem chịu nước mà nhảy vào bể bơi ngay sau khi thoa kem thì tác dụng chống nắng, bảo vệ da của kem đã mất đi rất nhiều. Nếu thoa son môi chống nắng thì nên thoa trước khi ra ngoài 45 – 60 phút.
Khi phải di chuyển nhiều giờ dưới trời nắng, nên thoa kem đều đặn, cứ cách mỗi 2 tiếng một lần kể cả khi trời không nắng. Thực tế, có rất nhiều chị em chỉ thoa kem vào buổi sáng và không dùng lại, tuy nhiên kem chống nắng chỉ có tác dụng trong 2 – 3 tiếng, nếu không thoa lại sẽ không thể ngăn được tác động của tia cực tím.
3. Dưỡng ẩm trước chống nắng sau
Nếu loại kem chống nắng bạn đang sử dụng không có yếu tố dưỡng ấm thì bạn phải dưỡng ẩm trước khi sử dụng kem chống nắng. Nên nhớ rằng, kem chống nắng sẽ là sản phẩm bạn sử dụng cuối cùng trước khi thực hiện các bước dưỡng da vào buổi sáng. Tốt nhất là bạn nên chọn loại kem chống nắng đảm bảo 2 yếu tố là chống tia UVA và dưỡng ẩm để tiết kiệm thời gian trong việc chăm sóc da.
4. Sử dụng lượng kem chống nắng phù hợp
Một trong những sai lầm khi thoa kem chống nắng mà rất nhiều chị em mắc phải chính là sử dụng quá ít hoặc quá nhiều kem.Theo các chuyên gia, kem chống nắng nên thoa một lượng vừa đủ, đối với vùng mặt thì trung bình cần đến 1,2g kem, còn nếu thoa toàn bộ cơ thể thì cần từ 20 – 30g. Nhớ massage nhẹ nhàng sau khi thoa để kem thẩm thấu tốt hơn vào da.
Cách thoa kem chống nắng cụ thể như sau:
- Nên thoa theo từng lớp, nghĩa là khi bạn đã thoa một lớp rồi thì cần bổ sung thêm một lớp nữa để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da của kem.
- Hãy bóp kem ra lòng bàn tay, thoa khắp bề mặt da kể cả các vùng da dễ bị bỏ quên như tai, cổ, sau gáy. Cần xoa đều cho đến khi không thấy vệt kem trắng trên da nữa.
- Nếu sử dụng kem chống nắng dạng xịt, hãy cầm chai đứng thẳng rồi di chuyển khắp bề mặt da, đảm bảo kem không bị gió thổi bay trước khi chạm đến da.
- Nếu sử dụng kem chống nắng dạng lăn, bạn cần lăn khoảng 2 – 4 lần khắp làn da để đảm bảo hiệu quả.
5. Thoa kem chống nắng cho toàn thân
Khi phải ở ngoài trời trong thời gian dài, hãy thoa kem chống nắng khắp toàn thân nhất là vùng trên mu bàn tay, bàn chân kể cả đường rẽ trên ngôi tóc. Với các vùng da khó với tới như sau lưng, bạn nên nhờ người khác thoa kem giúp để bảo vệ da khỏi tác động xấu của ánh nắng mặt trời.
Mặc dù đã thoa kem chống nắng, bạn cũng nên mặc các trang phục được thiết kế để ngăn chặn tia UV. Quần áo mỏng như áo thun chỉ có SPF (chỉ số chống nắng) là 7, hoàn toàn không đủ để bảo vệ da khỏi tia UV.
6. Cách thoa kem chống nắng lên mặt
Da mặt đặc biệt cần kem chống nắng hơn các phần còn lại. Đối với vùng mặt, nếu ra ngoài trời hơn 20 phút (tính tổng cộng khoảng thời gian ở ngoài trời) thì bạn cũng cần thoa kem chống nắng. Cách thoa kem như sau:
- Nếu sử dụng kem chống nắng dạng xịt, bạn cần xịt kem vào lòng bàn tay rồi mới thoa lên mặt, không nên xịt trực tiếp lên mặt.
- Có thể tham khảo sản phẩm chống nắng cho da mặt được hiệp hội Chống Ung thư Da khuyên dùng
- Môi cũng cần được chống nắng, hãy thoa sáp dưỡng môi hoặc chọn son chống nắng cho môi có SPF tối thiểu 15.
- Nếu tóc yếu, tóc thưa thì nên đội mũ hoặc thoa kem chống nắng lên đầu.
7. Thoa lại kem chống nắng
Như đã đề cập, để bảo vệ da tốt nhất, bạn nên thoa lại kem chống nắng sau 2 tiếng vì kem chỉ có tác dụng trong 2 – 3 tiếng. Càng về sau, hiệu quả chống nắng của kem càng giảm. Cách thoa lại kem chống nắng như sau:
- Bước 1: Tẩy trang. Cần thực hiện để da được thông thoáng giúp kem phát huy tốt ưu hiệu quả. Nếu thoa chồng lớp kem mới lên lớp cũ sẽ gây bít tắc lỗ chân lông khiến bạn có cảm giác ngứa rít khó chịu.
- Bước 2: Thoa kem. Thoa đều kem chống nắng lên da nhất là vùng da mặt để tránh các tác hại nguy hiểm của tia cực tím. Nên sử dụng đúng lượng kem để đạt được hiệu quả tốt nhất. Kem chống nắng sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu được thoa sau khi rửa mặt, dưỡng ẩm và trước khi trang điểm, tức là trước khi bạn sử dụng các loại kem lót, kem nền…
8. Giữ an toàn khi ra nắng
Mặc dù đã thoa kem chống nắng, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho da bạn cần:
- Ở trong bóng râm hoặc che ô khi phải tiếp xúc với tia nắng mạnh từ mặt trời. Tốt nhất nên tránh giờ đỉnh điểm, lúc mặt trời lên cao nhất là 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
- Mặc trang phục chống nắng có màu sẫm, có chất liệu vải dệt khít và nên đeo kính râm. Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể gây đục thủy tinh thể nếu bạn không bảo vệ mắt.
- Không nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cần chọn loại kem chống nắng có công thức riêng dành cho trẻ nhỏ.
Làm thế nào để bôi kem chống nắng mà không gây hại cho da?
Để bôi kem chống nắng đúng cách mà không gây hại cho da, bên cạnh việc chú ý đến cách bôi, bạn còn phải lưu ý các vấn đề sau:
1. Chọn loại kem chống nắng phù hợp
Kem chống nắng có rất nhiều loại khác nhau, được sản xuất dành cho từng loại da riêng biệt. Khi chọn kem chống nắng, bạn cần:
Xem chỉ số chống nắng SPF
Đây là chỉ số biểu thị thời gian bắt đầu bị cháy nắng sau khi thoa kem. Nếu kem để SPF 30, tức là bạn có thể ở ngoài nắng lâu gấp 30 so với việc không thoa kem mà không bị cháy nắng. Thông thường, với sản phẩm có SPF 30 bạn có thể ở ngoài nắng đến 150 phút mà không bị bắt nắng, tuy nhiên nên nhớ rằng không có loại kem chống nắng nào có thể ngăn được 100% tia UVB. Hiện nay, các sản phẩm có SPF 30 trở lên được Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên dùng.
Chọn sản phẩm có độ phổ quang rộng
Da dễ bị tổn thương bởi tia UVA và UVB, do đó tốt nhất bạn nên chọn loại kem có khả năng chống 2 tia này. Thông thường nếu sản phẩm có tác dụng chống UVA và UVB sẽ ghi rõ phổ rộng là Broad Spectrum trên bao bì và hầu hết chúng đều chứa thành phần vô cơ như oxit kẽm, titanium.
Chọn kem có khả năng chịu nước
Khi hoạt động ngoài trời, đặc biệt nếu phải vận động với cường độ cao, hoạt động dưới nước, bạn nên chọn sản phẩm có khả năng chịu nước vì cơ thể sẽ thải nước qua mồ hôi. Hãy nhớ rằng, không có loại kem chống thấm nước hay chống mồ hôi, chỉ có kem chống nắng có khả năng chịu nước. Đây là lý do mà các sản phẩm kem chống nắng ở Mỹ không được phép quảng cáo là chống thấm nước.
Chọn kem phù hợp với làn da
Bạn có thể chọn kem dạng xịt, dạng gel hoặc kem đặc tùy theo sở thích. Tuy nhiên, cần chú ý xem có phù hợp với da mình hay không, nếu sử dụng không đúng cách kem sẽ ảnh hưởng xấu đến da. Cụ thể:
- Các sản phẩm dạng cồn hoặc gel phù hợp với da dầu, dạng xịt tiện hơn cho vùng da có lông và dạng kem hiệu quả nhất với da khô.
- Nếu dùng cho trẻ em hoặc dùng cho vùng da gần mắt thì dạng sáp là lựa chọn phù hợp vì tránh dính vào mắt.
- Nếu dùng kem chống nắng có khả năng chịu nước thì nên trang điểm trước rồi thoa kem sau vì kem này rất dính.
- Nếu da dễ nổi mụn nên chọn loại chuyên dành cho da mặt để dùng toàn thân vì nó không gây bít tắc lỗ chân lông. Thường thì kem có chứa dioxit kẽm phù hợp với người da mụn hơn các loại da khác.
- Chọn sản phẩm dành cho da nhạy cảm, da dễ nổi mụn, không gây bít lỗ chân lông, không gây mụn.
- Trước khi dùng toàn thân nhất là da mặt, hãy thoa một lượng nhỏ sản phẩm lên cổ tay, nếu có dấu hiệu dị ứng thì không dùng và thay thế bằng loại khác.
2. Tẩy trang sau khi dùng kem chống nắng
Một bước quan trọng để bảo vệ da, giúp da không bị ảnh hưởng khi bôi kem chống nắng chính là phải làm sạch da mặt sau một ngày dài thoa kem. Trước hết, bạn cần làm sạch da bằng sữa rửa mặt để các lỗ chân lông thông thoáng và loại bỏ các chất hóa học, chất vật lý có trên da. Với vùng da toàn thân, bạn có thể dùng sữa tắm và các loại nguyên liệu tự nhiên để tẩy sạch da như bột yến mạch, bột cám gạo, đậu đỏ…
Việc lười biếng không làm sạch da sẽ khiến bụi bẩn, bã nhờn, mồ hôi tích tụ khiến da bị bào mòn và bị tàn phá nghiêm trọng. Dấu hiệu cho thấy da không được làm sạch sau khi thoa kem chống nắng là nổi mụn kích ứng, da sạm màu, sần sùi hơn.
Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng
Khi bôi kem chống nắng cho da, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên bôi kem theo hình xoắn ốc hoặc hình vòng tròn, thay vào đó hãy chấm kem thành nhiều điểm rồi lấy tay vỗ nhẹ, tán đều khắp mặt để không gây bết dính, không để lại vệt trắng làm bít tắc lỗ chân lông.
- Cần nhớ, rửa sạch mặt, dưỡng ẩm, thoa kem chống nắng rồi mới trang điểm để kem thẩm thấu tốt hơn vào da.
- Khi da đổ nhiều mồ hôi, khi trời nắng gắt, sau khi bơi, sau khi lau người thì nên thoa lại kem chống nắng bằng cách tẩy trang, dưỡng ẩm, thoa kem hoặc dùng xịt khoáng rồi thoa lại kem chống nắng tùy vào điều kiện, môi trường làm việc.
- Nên chọn kem chống nắng chuyên dùng cho da mặt, nếu da dầu thì chọn loại “oil-free” tức là không chứa dầu hoặc loại “noncomedogenic” tức là không gây bít tắc lỗ chân lông.
- Làm sạch da trước và sau khi dùng kem chống nắng, kể cả khi bạn sở hữu một làn da nâu thì vẫn cần chống nắng để bảo vệ da khỏi tình trạng ung thư da.
- Kem chống nắng không thể hoàn toàn chống lại các tác nhân gây hại cho da cho nên bạn cần mang theo phụ kiện bảo vệ da khi ra ngoài.
- Ngay cả những ngày râm mát thì vẫn có đến 80% tia tử ngoại kể cả mùa đông, nên nếu phải ra ngoài trời, bạn vẫn nên thoa kem chống nắng.
Trên đây là cách bôi kem chống nắng đúng cách không gây hại cho da mà bạn có thể tham khảo. Hãy duy trì thói quen chăm sóc da, bảo vệ da tránh khỏi các tác động như bụi bẩn, ánh nắng mặt trở để da luôn khỏe mạnh, tươi tắn, tràn đầy sức sống.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 kem chống nắng tốt an toàn nhất hiện nay
- 14 Cách làm trắng toàn thân tự nhiên an toàn tại nhà