Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, nếu một người không thể giữ thăng bằng khi đứng bằng một chân trong 20 giây thì họ có nguy cơ bị đột quỵ. Đây là một phương pháp giúp kiểm tra đột quỵ đơn giản và hiệu quả.
Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, nếu một người không thể giữ thăng bằng khi đứng bằng một chân trong 20 giây thì họ có nguy cơ bị đột quỵ. Đây là một phương pháp giúp kiểm tra đột quỵ đơn giản và hiệu quả.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp đứng một chân kiểm tra đột quỵ, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Đứng một chân trong 20 giây giúp kiểm tra đột quỵ
Bạn có thể quan tâm: Nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ (đột quỵ nhỏ)
Đột quỵ là tình trạng dòng máu cung cấp đến não bị giảm hoặc gián đoạn do cục máu đông hoặc chảy máu. Đây là một tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Do các triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện đột ngột nên nhiều người sẽ không biết làm sao để kiểm tra bản thân có nguy cơ bị đột quỵ không.
Phương pháp đứng một chân kiểm tra đột quỵ là một thước đo quan trọng giúp đánh giá khả năng hoạt động của não. Một người có thể giữ thăng bằng bằng một chân trong hơn 20 giây. Nếu ít hơn thời gian này và nguyên nhân không do các yếu tố vật lý (như đau chân) thì bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.
Một nghiên cứu của các chuyên gia trường Đại học Kyoto đã thu hút hơn 1.300 người tham gia, trong độ tuổi khoảng 67 tuổi. Những tình nguyện viên này đã được yêu cầu đứng bằng một chân, mở mắt và giữ thăng bằng trong khoảng 20 giây. Sau đó, các chuyên gia sẽ kiểm tra não của họ.
Kết quả của cuộc kiểm tra được công bố vào tháng 12/2014 khiến nhiều người bất ngờ. Hơn 30% tình nguyện viên gặp khó khăn khi giữ thăng bằng mắc bệnh mạch máu não nhỏ hoặc xuất huyết.
Bệnh mạch máu não nhỏ phát triển khi các mao mạch trong não dày lên và cản trở dòng máu lưu thông. Các mao mạch có thể bị xuất huyết trong não và dẫn đến đột quỵ. Trên hình ảnh chụp MRI, bệnh mạch máu não nhỏ thường được biểu hiện dưới dạng lưu lượng máu đến các mạch máu sâu trong não bị ngưng, các mô bắt đầu chết và xuất hiện các tổn thương màu trắng.
Vì sao phương pháp đứng một chân kiểm tra đột quỵ thật sự hiệu quả?
Để hiểu rõ hơn về phương pháp đứng một chân kiểm tra đột quỵ, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Đứng một chân trong 20 giây giúp kiểm tra đột quỵ
Bạn có thể quan tâm: Nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ nhẹ (đột quỵ nhỏ)
Đột quỵ là tình trạng dòng máu cung cấp đến não bị giảm hoặc gián đoạn do cục máu đông hoặc chảy máu. Đây là một tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Do các triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện đột ngột nên nhiều người sẽ không biết làm sao để kiểm tra bản thân có nguy cơ bị đột quỵ không.
Phương pháp đứng một chân kiểm tra đột quỵ là một thước đo quan trọng giúp đánh giá khả năng hoạt động của não. Một người có thể giữ thăng bằng bằng một chân trong hơn 20 giây. Nếu ít hơn thời gian này và nguyên nhân không do các yếu tố vật lý (như đau chân) thì bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.
Một nghiên cứu của các chuyên gia trường Đại học Kyoto đã thu hút hơn 1.300 người tham gia, trong độ tuổi khoảng 67 tuổi. Những tình nguyện viên này đã được yêu cầu đứng bằng một chân, mở mắt và giữ thăng bằng trong khoảng 20 giây. Sau đó, các chuyên gia sẽ kiểm tra não của họ.
Kết quả của cuộc kiểm tra được công bố vào tháng 12/2014 khiến nhiều người bất ngờ. Hơn 30% tình nguyện viên gặp khó khăn khi giữ thăng bằng mắc bệnh mạch máu não nhỏ hoặc xuất huyết.
Bệnh mạch máu não nhỏ phát triển khi các mao mạch trong não dày lên và cản trở dòng máu lưu thông. Các mao mạch có thể bị xuất huyết trong não và dẫn đến đột quỵ. Trên hình ảnh chụp MRI, bệnh mạch máu não nhỏ thường được biểu hiện dưới dạng lưu lượng máu đến các mạch máu sâu trong não bị ngưng, các mô bắt đầu chết và xuất hiện các tổn thương màu trắng.
Vì sao phương pháp đứng một chân kiểm tra đột quỵ thật sự hiệu quả?
Có rất nhiều yếu tố giúp phương pháp kiểm tra đột quỵ này được đánh giá hiệu quả và có độ chính xác cao.
- Thứ nhất, kết quả kiểm tra đã được điều chỉnh theo các yếu tố nguy cơ mắc đột quỵ như tiền sử gia đình và cá nhân mắc bệnh tim và tăng huyết áp. Do đó, kết quả kiểm tra đột quỵ có độ chính xác cao theo thành tích của tình nguyện viên.
- Thứ hai, một số nghiên cứu đã chứng minh một cách thuyết phục mối liên hệ giữa bệnh mạch máu não nhỏ và nguy cơ đột quỵ. Theo đó, bệnh mạch máu não nhỏ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ ở một số người cho dù họ có tiền sử bệnh mạch máu não hay không.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác đã chứng minh về mối liên hệ giữa việc giữ ổn định tư thế và dáng đi với sức khỏe não bộ. Do đó, phương pháp kiểm tra đột quỵ bằng tư thế đứng một chân là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở khoa học.
Theo một nghiên cứu, sự phối hợp tay và chân được điều khiển bởi một mạng lưới thần kinh phức tạp. Các mạch cảm giác kiểm soát tầm nhìn, cảm giác về vị trí của cơ thể trong không gian và chức năng tối ưu của hệ thống tiền đình quyết định khả năng tự cân bằng của một người. Vì vậy, nếu cơ thể không thể giữ thăng bằng lâu khi đứng một chân có thể cho thấy tổn thương trong mạch thần kinh và cần được điều trị.
Phòng ngừa đột quỵ là quan trọng nhất
Bên cạnh việc kiểm tra đột quỵ, bạn cũng cần có một lối sống lành mạnh để phòng ngừa đột quỵ. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong vì đột quỵ đứng hàng đầu, vượt qua cả bệnh tim mạch và ung thư. Đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ thường là nam giới trên 55 tuổi. Ngoài ra, những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Một số phương pháp giúp phòng ngừa đột quỵ như:
- Kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp).
- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và thuốc.
- Quản lý cân nặng hợp lý. Thừa cân góp phần gây nguy cơ đột quỵ bên cạnh các yếu tố khác như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường. Giảm cân ít nhất 4kg có thể làm giảm huyết áp và cải thiện mức cholesterol.
- Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
- Tập thể dục. Tập t
hể dục có thể làm giảm huyết áp, tăng mức cholesterol lipoprotein mật độ cao và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim. Nó cũng giúp bạn giảm cân, kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm căng thẳng. - Uống rượu ở mức độ vừa phải. Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết.
- Kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào trong số này, hãy tìm cách điều trị để giúp giảm nguy cơ đột quỵ: cholesterol cao, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại vi, rung nhĩ, bệnh tim hoặc bệnh hồng cầu hình liềm.
Có rất nhiều yếu tố giúp phương pháp kiểm tra đột quỵ này được đánh giá hiệu quả và có độ chính xác cao.
- Thứ nhất, kết quả kiểm tra đã được điều chỉnh theo các yếu tố nguy cơ mắc đột quỵ như tiền sử gia đình và cá nhân mắc bệnh tim và tăng huyết áp. Do đó, kết quả kiểm tra đột quỵ có độ chính xác cao theo thành tích của tình nguyện viên.
- Thứ hai, một số nghiên cứu đã chứng minh một cách thuyết phục mối liên hệ giữa bệnh mạch máu não nhỏ và nguy cơ đột quỵ. Theo đó, bệnh mạch máu não nhỏ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ ở một số người cho dù họ có tiền sử bệnh mạch máu não hay không.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác đã chứng minh về mối liên hệ giữa việc giữ ổn định tư thế và dáng đi với sức khỏe não bộ. Do đó, phương pháp kiểm tra đột quỵ bằng tư thế đứng một chân là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở khoa học.
Theo một nghiên cứu, sự phối hợp tay và chân được điều khiển bởi một mạng lưới thần kinh phức tạp. Các mạch cảm giác kiểm soát tầm nhìn, cảm giác về vị trí của cơ thể trong không gian và chức năng tối ưu của hệ thống tiền đình quyết định khả năng tự cân bằng của một người. Vì vậy, nếu cơ thể không thể giữ thăng bằng lâu khi đứng một chân có thể cho thấy tổn thương trong mạch thần kinh và cần được điều trị.
Phòng ngừa đột quỵ là quan trọng nhất
Bên cạnh việc kiểm tra đột quỵ, bạn cũng cần có một lối sống lành mạnh để phòng ngừa đột quỵ. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong vì đột quỵ đứng hàng đầu, vượt qua cả bệnh tim mạch và ung thư. Đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ thường là nam giới trên 55 tuổi. Ngoài ra, những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Một số phương pháp giúp phòng ngừa đột quỵ như:
- Kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp).
- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và thuốc.
- Quản lý cân nặng hợp lý. Thừa cân góp phần gây nguy cơ đột quỵ bên cạnh các yếu tố khác như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường. Giảm cân ít nhất 4kg có thể làm giảm huyết áp và cải thiện mức cholesterol.
- Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
- Tập thể dục. Tập t
hể dục có thể làm giảm huyết áp, tăng mức cholesterol lipoprotein mật độ cao và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim. Nó cũng giúp bạn giảm cân, kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm căng thẳng. - Uống rượu ở mức độ vừa phải. Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết.
- Kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào trong số này, hãy tìm cách điều trị để giúp giảm nguy cơ đột quỵ: cholesterol cao, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại vi, rung nhĩ, bệnh tim hoặc bệnh hồng cầu hình liềm.
Xem thêm: Đan sâm – Tác dụng, bài thuốc và giá bán mới nhất hiện nay