Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Cảnh báo trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi – Phụ huynh tuyệt đối không chủ quan

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy, tình bệnh này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận định chính xác bệnh trào ngược ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh bị trào ngược là tình trạng bé bị nôn trớ do thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Hiện tượng trào ngược này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh trong đó có trẻ 2 tháng tuổi. 

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi được chia thành 2 nhóm chính là: 

Các chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó trào ngược sinh lý là tình trạng thường gặp. Thường gặp nhất là ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, các triệu chứng thuyên giảm và có thể khỏi hoàn toàn khi trẻ lên 1 tuổi. 

Trào ngược acid dịch vị không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé, bé vẫn có thể vui chơi và ăn uống bình thường. 

Trào ngược dạ dày do bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Tình trạng trào ngược bệnh lý không tự khỏi và sẽ kéo dài trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện trào ngược do bệnh lý gây ra là: Sau 1 tuổi trẻ vẫn hay bị trớ sữa, nôn ra sau khi ăn và biểu hiện gầy gò, không tăng cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn, sợ hãi khi đến bữa ăn,… Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu này, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.

Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng bị trào ngược dạ dày thực quản

Tại sao bé 2 tháng bị trào ngược dạ dày?

Bé bị trào ngược dạ dày thực quản thường do một số nguyên nhân sau:

Chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện

Do một số bệnh lý về tiêu hóa

Ngoài nguyên nhân do sinh lý và bệnh lý, thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ cũng có thể là nguyên gây khởi phát hoặc làm trầm trọng hơn chứng trào ngược dạ dày ở trẻ như:

Xem thêm

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược có thể do bệnh lý hoặc thói quen chăm sóc trẻ không đúng cách của cha mẹ

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không?

Bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản khiến cha mẹ lo lắng, vậy tình trạng trào ngược ở trẻ có nguy hiểm không? Câu trả lời mà các chuyên gia đưa ra là RẤT NGUY HIỂM nếu trẻ bị trào ngược do bệnh lý.

Nguyên nhân là trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý là hiện tượng hết sức bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Thông thường các dấu hiệu trào ngược sẽ tự mất đi sau khi trẻ lên 1 tuổi. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý thường kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm do trào ngược như sau:

Những biến chứng này cho thấy bé 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày rất nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ có biểu hiện bất thường cần có giải pháp điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất ở trẻ

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh an toàn, cha mẹ có thể tham khảo các cách điều trị sau:

Đối với trào ngào ngược dạ dày sinh lý

Trào ngược do sinh lý không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, nhưng các dấu hiệu bệnh vẫn gây ra nhiều khó chịu cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý:

Cần cho trẻ bú theo nguyên tắc trái trước phải sau, như vậy sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa sữa hơn. Khi lượng sữa vào dạ dày ít, trẻ thường có thói quen nằm nghiêng sang bên phải có thể dẫn đến nôn trớ sữa. Vì vậy, sau khi đã cho trẻ bú một lượng sữa nhất định, mẹ cần cho trẻ nằm nghiêng sang trái để giảm nguy cơ trào ngược. 

Một trong những thói quen xấu mẹ thường hay mắc phải đó là cho trẻ bú khi đang nằm. Nếu đang mắc thói quen này, mẹ cần bỏ ngay lập tức vì bú nằm khiến trẻ dễ bị nôn, trớ sữa.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi do bệnh lý

Trẻ sơ sinh là đối tượng có cơ địa mẫn cảm và các chức năng chưa hoàn thiện, do đó sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thường không được khuyến khích nhiều. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày do bệnh lý kéo dài và có thể gây biến chứng nguy hiểm nên trẻ cần thăm khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các loại thuốc được sử dụng điều trị bệnh trào ngược cho trẻ cần có thành phần gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các loại thuốc này cần đảm bảo trị nhanh tình trạng trào ngược và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê cho trẻ các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Đây là các loại thuốc có tác dụng giảm tác động của acid trong dạ dày. Zantac và Prilosec là những loại thuốc thường được kê đơn trị trào ngược cho trẻ nhất.

Trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, khi sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi cha mẹ cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng bệnh biến chứng nặng

Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi rất nguy hiểm nếu cha mẹ không điều trị cho trẻ đúng cách. Do đó, khi trẻ em có dấu hiệu trào ngược, cha mẹ cần lưu ý:

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi nếu biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Vì vậy, nếu trẻ bị nôn trớ thường xuyên, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn cách khắc phục an toàn, hiệu quả nhất.

Xem thêm: Co thắt Dupuytren (co thắt Dupuytren ở bàn tay)

Rate this post
Exit mobile version