Cholesterol thấp là vấn đề được rất ít người quan tâm và thường bị bỏ qua. Như chúng ta đã biết, chỉ số cholesterol cao có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Thế nhưng, nếu chỉ số cholesterol thấp hơn bình thường thì có nguy hiểm gì không?
Cholesterol thấp là vấn đề được rất ít người quan tâm và thường bị bỏ qua. Như chúng ta đã biết, chỉ số cholesterol cao có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Thế nhưng, nếu chỉ số cholesterol thấp hơn bình thường thì có nguy hiểm gì không?
Cholesterol là một thành phần của lipid huyết, giữ vai trò rất quan trọng đối với hệ thống sinh học của cơ thể. Cholesterol có liên quan đến quá trình tạo ra vitamin D, axit mật và một số loại hormone, đồng thời còn hỗ trợ hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh. Phần lớn cholesterol sẽ do gan tạo ra, nguồn còn lại là từ thức ăn như các loại thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật,…
Khi nào thì mức cholesterol được xem là thấp?
Đặc tính chung của cholesterol là không tan trong nước, do đó chúng cần phải liên kết với protein tạo thành lipoprotein để có thể di chuyển được trong máu. Cholesterol được phân làm hai dạng gồm: lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). Ngoài tên gọi chính thì LDL còn được gọi là cholesterol xấu do nó có thể làm tắc nghẽn mạch máu. Trái lại, HDL hay được gọi là cholesterol tốt vì có khả năng vận chuyển LDL từ máu đến gan để phân hủy và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Thông thường, nồng độ cholesterol trong máu được xem là bình thường khi ở mức giới hạn như sau:
- Chỉ số cholesterol toàn phần < 200mg/dL
- Chỉ số HDL ≥ 60mg/dL
- Chỉ số LDL < 100mg/dL
Giới hạn này đôi khi có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng tộc, giới tính và độ tuổi, chính vì thế không thể nói chính xác được ở giới hạn nào thì cholesterol thấp. Tuy nhiên, nó có thể được xem là rất thấp nếu chỉ số cholesterol toàn phần < 120mg/gL hoặc chỉ số LDL < 40mg/dL.
Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không?
Hầu hết chúng ta đều biết, chỉ số cholesterol trong máu cao có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, cụ thể là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, tai biến hoặc đột quỵ. Do đó, chỉ số cholesterol thấp thường có lợi hơn đối với sức khỏe.
Nhưng trên thực tế nếu cholesterol toàn phần hoặc LDL ở mức rất thấp và kéo dài, sẽ tác động không tốt đến một số vấn đề của cơ thể, như là:
- Gây rối loạn các hoạt động của tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và sinh dục
- Giảm chức năng sản xuất một số hormone của cơ thể
- Tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết
- Nhiều khả năng mắc các chứng lo lắng và trầm cảm
- Có thể gây mất trí nhớ và suy giảm trí nhớ
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và ung thư
- Phụ nữ mang thai có khả năng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, nếu cholesterol quá thấp trong thai kỳ.
Như vậy, có thể thấy chỉ số cholesterol thấp cũng là một tình trạng cần được quan tâm và khắc phục vì nếu không kịp thời phát hiện có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cholesterol là một thành phần của lipid huyết, giữ vai trò rất quan trọng đối với hệ thống sinh học của cơ thể. Cholesterol có liên quan đến quá trình tạo ra vitamin D, axit mật và một số loại hormone, đồng thời còn hỗ trợ hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh. Phần lớn cholesterol sẽ do gan tạo ra, nguồn còn lại là từ thức ăn như các loại thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật,…
Khi nào thì mức cholesterol được xem là thấp?
Đặc tính chung của cholesterol là không tan trong nước, do đó chúng cần phải liên kết với protein tạo thành lipoprotein để có thể di chuyển được trong máu. Cholesterol được phân làm hai dạng gồm: lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). Ngoài tên gọi chính thì LDL còn được gọi là cholesterol xấu do nó có thể làm tắc nghẽn mạch máu. Trái lại, HDL hay được gọi là cholesterol tốt vì có khả năng vận chuyển LDL từ máu đến gan để phân hủy và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Thông thường, nồng độ cholesterol trong máu được xem là bình thường khi ở mức giới hạn như sau:
- Chỉ số cholesterol toàn phần < 200mg/dL
- Chỉ số HDL ≥ 60mg/dL
- Chỉ số LDL < 100mg/dL
Giới hạn này đôi khi có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng tộc, giới tính và độ tuổi, chính vì thế không thể nói chính xác được ở giới hạn nào thì cholesterol thấp. Tuy nhiên, nó có thể được xem là rất thấp nếu chỉ số cholesterol toàn phần < 120mg/gL hoặc chỉ số LDL < 40mg/dL.
Chỉ số cholesterol thấp có nguy hiểm không?
Hầu hết chúng ta đều biết, chỉ số cholesterol trong máu cao có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, cụ thể là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, tai biến hoặc đột quỵ. Do đó, chỉ số cholesterol thấp thường có lợi hơn đối với sức khỏe.
Nhưng trên thực tế nếu cholesterol toàn phần hoặc LDL ở mức rất thấp và kéo dài, sẽ tác động không tốt đến một số vấn đề của cơ thể, như là:
- Gây rối loạn các hoạt động của tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và sinh dục
- Giảm chức năng sản xuất một số hormone của cơ thể
- Tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết
- Nhiều khả năng mắc các chứng lo lắng và trầm cảm
- Có thể gây mất trí nhớ và suy giảm trí nhớ
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và ung thư
- Phụ nữ mang thai có khả năng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, nếu cholesterol quá thấp trong thai kỳ.
Như vậy, có thể thấy chỉ số cholesterol thấp cũng là một tình trạng cần được quan tâm và khắc phục vì nếu không kịp thời phát hiện có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Triệu chứng cholesterol thấp
Những người có mức cholesterol caothường không có triệu chứng nào xuất hiện cho đến khi cơn đau tim hoặc đột quỵ xảy ra. Ngoại trừ trường hợp có quá nhiều chất béo tích tụ, gây tắc nghẽn động mạch vành nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đau ngực do giảm lưu lượng máu đến cơ tim. Điều này sẽ không xảy ra đối với người có chỉ số cholesterol thấp.
Thay vào đó, triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo lắng có thể là dấu hiệu để nhận biết mức cholesterol trong máu đang thấp, các triệu chứng này bao gồm:
- Thường xuyên cảm thấy thất vọng, bi quan
- Luôn lo lắng, bất an và bồn chồn trong người
- Lú lẫn tâm thần, khó tập trung
- Tâm trạng thay đổi, dễ bị kích động
- Khó khăn khi đưa ra quyết định
- Mất ngủ thời gian dài
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
Nếu nghi ngờ bản thân có mức cholesterol giảm xuống thấp hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu và đưa ra kết luận chính xác nhất đối với tình trạng của bạn.
Làm gì để tăng mức cholesterol lên?
Hiện nay chưa có thuốc nào có tác dụng làm tăng cholesterol toàn phần, cũng như LDL. Đối với cholesterol tốt HDL thì có thể gia tăng nồng độ trong máu bằng cách sử dụng các thuốc statin. Tuy nhiên thuốc statin có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn, chỉ nên sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ.
Mặc dù khó có thể làm tăng chỉ số cholesterol theo như mong muốn, nhưng chúng ta có thể duy trì được cholesterol ở mức ổn định bằng cách điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Dưới đây là một vài biện pháp có thể giúp ích:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa để cắt giảm lượng chất béo bão hòa. Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và axit béo omega-3 như là: cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó, hạt chia, bột yến mạch, rau xanh và các loại hoa quả,…
- Giảm cân: duy trì cân nặng ở một mức độ hợp lý có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Hạn chế bia rượu: mỗi ngày uống một lượng vừa phải rượu vang trắng đã được chứng minh là có thể làm tăng mức độ HDL, tuy nhiên điều này không được khuyến khích, bởi vì nếu uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn bao gồm huyết áp cao, suy tim và đột quỵ.
- Không hút thuốc lá: ngừng hút thuốc lá sẽ cải thiện được mức cholesterol HDL trong máu, đồng thời chức năng phổi, huyết áp, nhịp tim cũng được cải thiện.
- Rèn luyện sức khỏe: tập thể dục đều đặn khoảng 20-30 phút mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được tình trạng béo phì mà còn làm giảm mức LDL có hại và tăng HDL có lợi.
Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể dùng thêm một số sản phẩm bổ sung có thành phần dầu cá, coenzym Q10, chất xơ hòa tan để tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ duy trì mức cholesterol ở giới hạn bình thường.
Triệu chứng cholesterol thấp
Những người có mức cholesterol caothường không có triệu chứng nào xuất hiện cho đến khi cơn đau tim hoặc đột quỵ xảy ra. Ngoại trừ trường hợp có quá nhiều chất béo tích tụ, gây tắc nghẽn động mạch vành nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đau ngực do giảm lưu lượng máu đến cơ tim. Điều này sẽ không xảy ra đối với người có chỉ số cholesterol thấp.
Thay vào đó, triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo lắng có thể là dấu hiệu để nhận biết mức cholesterol trong máu đang thấp, các triệu chứng này bao gồm:
- Thường xuyên cảm thấy thất vọng, bi quan
- Luôn lo lắng, bất an và bồn chồn trong người
- Lú lẫn tâm thần, khó tập trung
- Tâm trạng thay đổi, dễ bị kích động
- Khó khăn khi đưa ra quyết định
- Mất ngủ thời gian dài
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
Nếu nghi ngờ bản thân có mức cholesterol giảm xuống thấp hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu và đưa ra kết luận chính xác nhất đối với tình trạng của bạn.
Làm gì để tăng mức cholesterol lên?
Hiện nay chưa có thuốc nào có tác dụng làm tăng cholesterol toàn phần, cũng như LDL. Đối với cholesterol tốt HDL thì có thể gia tăng nồng độ trong máu bằng cách sử dụng các thuốc statin. Tuy nhiên thuốc statin có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn, chỉ nên sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ.
Mặc dù khó có thể làm tăng chỉ số cholesterol theo như mong muốn, nhưng chúng ta có thể duy trì được cholesterol ở mức ổn định bằng cách điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Dưới đây là một vài biện pháp có thể giúp ích:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa để cắt giảm lượng chất béo bão hòa. Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ và axit béo omega-3 như là: cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích, quả óc chó, hạt chia, bột yến mạch, rau xanh và các loại hoa quả,…
- Giảm cân: duy trì cân nặng ở một mức độ hợp lý có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Hạn chế bia rượu: mỗi ngày uống một lượng vừa phải rượu vang trắng đã được chứng minh là có thể làm tăng mức độ HDL, tuy nhiên điều này không được khuyến khích, bởi vì nếu uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn bao gồm huyết áp cao, suy tim và đột quỵ.
- Không hút thuốc lá: ngừng hút thuốc lá sẽ cải thiện được mức cholesterol HDL trong máu, đồng thời chức năng phổi, huyết áp, nhịp tim cũng được cải thiện.
- Rèn luyện sức khỏe: tập thể dục đều đặn khoảng 20-30 phút mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa được tình trạng béo phì mà còn làm giảm mức LDL có hại và tăng HDL có lợi.
Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể dùng thêm một số sản phẩm bổ sung có thành phần dầu cá, coenzym Q10, chất xơ hòa tan để tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ duy trì mức cholesterol ở giới hạn bình thường.
Tóm lại, mức cholesterol thấp hay cao đều có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy hãy thường xuyên theo dõi chỉ số cholesterol, kết hợp với việc thiết lập một lối sống khoa học để đảm bảo có được sức khỏe tốt nhất.
Tóm lại, mức cholesterol thấp hay cao đều có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy hãy thường xuyên theo dõi chỉ số cholesterol, kết hợp với việc thiết lập một lối sống khoa học để đảm bảo có được sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm: Chẩn đoán, điều trị và biến chứng của bệnh suy gan cấp