Thay vì sử dụng một số loại thuốc đặc trị, các trường hợp bị á sừng nhẹ có thể sử dụng các bài thuốc từ cây có thuốc Nam để cải thiện tình trạng da bị á sừng hóa, nứt nẻ, bong tróc. Đây là một trong những mẹo vặt của dân gian vừa mang lại công dụng chữa bệnh nhất định vừa mang bản chất an toàn lại dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
Á sừng là tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ, thậm chí gây đau rát khó chịu. Đây là một dạng khác của bệnh viêm da cơ địa, xảy ra khi lớp sừng ngoài da chưa chuyển hóa hoàn toàn. Căn bệnh này thường gây tổn thương chủ yếu ở bàn tay, đầu ngón chân và cả da đầu.
Hiện tại vẫn chưa có báo cáo chính xác về nguyên nhân gây nên bệnh á sừng. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu cho rằng căn bệnh này có thể hình thành và tái phát trở lại do một số sự biến đổi của nội tiết tố trong cơ thể, tiếp xúc với chất độc hại, cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết hoặc do di truyền.
Theo sự đánh giá của Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết: “Bệnh á sừng là bệnh viêm mãn tính, kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát. Tuy không làm gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng khá nhiều về mặt thẩm mỹ. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám để biết chính xác tình trạng bệnh lý, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp“.
Đối với các trường hợp bệnh á sừng ở mức độ nhẹ hoặc vừa mới khởi phát, thay vì sử dụng một số loại thuốc đặc trị, người bệnh cũng có thể tận dụng một số cây cỏ từ thiên nhiên để cải thiện bệnh lý, trong đó có sự hiện diện của cây vòi vòi. Tuy nhiên, chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi có thật sự hiệu quả?
Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi có thực sự hiệu quả?
- Tên gọi khác: Cẩu vĩ trùng, Đại vĩ đạo, Dền voi, Nam độc hoạt,…
- Danh pháp khoa học: Heliotropium indicum
- Họ: Thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae)
Cây vòi voi là một loại cỏ mọc dại, xuất hiện khá nhiều ở nước ta, nhiều nhất là các tỉnh thành ở phía Bắc. Thân cây có nhiều lông, chiều cao trung bình khoảng 30 – 40cm. Lá có hình hơi bầu dục, mang màu xanh đậm, hơi sần sùi. Hoa cây vòi voi có hình dạng tựa cái vòi của con voi, có màu trắng hoặc tím nhạt, hoa không có cuống và mọc xếp liền nhau thành 2 hàng. Hầu như các bộ phận của cây vòi voi đều mang bản tính dược phẩm nên được sử dụng để bào chế thành thuốc chữa bệnh.
Trong Đông y, cây vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi the, tính mát, mùi hăng và được quy vào kinh Tỳ, Thận, Đại trường. Loại thảo dược này có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, hỗ trợ điều trị cho các trường hợp bị phong thấp, bệnh ngoài ra.
Trong khi đó, ở một số tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học còn cho hay, trong cây vòi voi có chứa một lượng tinh dầu khá lớn cùng với đó là các thành phần hoạt chất như tanin, flavonoid, saponin, sterol, glycoside,… Đây là những hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa cao, có tác dụng chữa lành các vết thương ngoài da, xương khớp đau nhức hay bị sưng tấy,…
Với đặc tính đã được liệt kê, cây vòi voi thích hợp được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng. Và đây cũng chính là phương pháp chữa bệnh á sừng của dân gian và được khá nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm được một khoản chi phí điều trị mà còn dễ dàng thực hiện nhưng không kém phần hiệu nghiệm.
Ngoài công dụng chữa bệnh á sừng, cây vòi voi còn có tác dụng trị bệnh viêm da cơ địa, vảy nến, viêm xoang, đau nhức xương khớp,…
Hướng dẫn chữa bệnh á
sừng bằng cây vòi voi từ A đến Z
Tình trạng da bị á sừng hóa, bong tróc, nứt nẻ dần được cải thiện khi người bệnh biết đến bài thuốc từ cây vòi voi. Tuy nhiên, chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, điều này đồng nghĩa với việc từng trường hợp cụ thể sẽ có những cách thực hiện khác nhau. Hãy tham khảo 4 cách dùng cây vòi voi chữa bệnh á sừng được chia sẻ dưới đây:
Cách 1: Hết bệnh á sừng nhờ bài thuốc đắp từ cây vòi voi
Về bản chất, cây vòi voi có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng làm nhẹ các triệu chứng của bệnh á sừng. Do vậy, người bệnh có thể sử dụng độc vị mà không nhất thiết phải kết hợp với một số nguyên liệu khác.
Chuẩn bị: 10 – 15 lá cây vòi voi và một vài hạt muối hột.
Cách thực hiện:
- Làm sạch toàn bộ lá vòi voi vừa được chuẩn bị bằng nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho tất cả nguyên liệu vào trong cối để tiến hành giã nát;
- Đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ lên vùng da bị tổn thương và để yên khoảng 15 phút để các tinh chất thấm sâu vào trong lớp bì, sau đó rửa lại bằng nước mát;
- Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền.
Lưu ý: Trước khi đắp hỗn hợp, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô để loại bỏ một số tác nhân dị nguyên trên da.
Cách 2: Bài thuốc chữa bệnh á sừng từ cây vòi voi và rượu trắng
Chuẩn bị: 3 – 4 nắm lá vòi voi và 0.5 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Đem toàn bộ lá cây vòi voi ngâm cùng với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo;
- Thái nhỏ lá vòi voi đã được làm sạch rồi cho vào bình thủy tinh;
- Đổ rượu trắng ngập lá cây rồi đậy kín nắp và đem bảo quản nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời;
- Sau 10 – 15 ngày ngâm là có thể sử dụng, mỗi lần sử dụng một lượng vừa đủ để thoa lên vùng da bị á sừng, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để gia tăng công dụng;
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần và kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình khôi phục hoàn toàn.
Cách 3: Cao lá vòi voi chữa bệnh á bệnh
Chuẩn bị: Lá cây vòi voi và rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Mang lá vòi voi ngâm cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ lá vòi voi vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa rồi tiến hành nấu cô đặc thành cao;
- Đem phần cao vừa nấu được ngâm cùng với rượu khoảng 7 – 10 ngày;
- Lấy một lượng hỗn hợp vừa đủ để đắp lên vùng da bị á sừng;
- Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền.
Lưu ý: Cao lá vòi voi chỉ áp dụng cho các trường hợp bị á sừng có xuất hiện tụ huyết bầm, giai đoạn khởi phát và không có tác dụng đối với bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Cách 4: Nấu nước lá cây vòi voi để ngâm tay chân bị á sừng
Ngoài việc đắp ngoài, người bệnh cũng có thể sử dụng lá vòi voi để nấu lấy nước ngâm tay chân bị á sừng. Đây là một cách làm vừa đơn giản vừa hiệu nghiệm nên được phần đông người bệnh lựa chọn.
Chuẩn bị: 1 nắm lá vòi voi và 1 nắm lá rau muống.
Cách thực hiện:
- Mang hai nguyên liệu đã được chuẩn bị cho vào nồi sau khi đã được làm sạch;
- Cho thêm 2 – 3 lít nước rồi bắc lên bếp để tiến hành đun sôi;
- Khi các tinh chất hòa tan hết trong nước, tắt bếp và gạn lấy phần nước để ngâm hoặc rửa vùng da bị á sừng;
- Áp dụng kiên trì trong nhiều ngày liền để ngăn chặn tình trạng bệnh á sừng lan rộng sang các vùng da lành khác.
Lưu ý: Nên để nước nguội dần rồi mới thực hiện. Không sử dụng nước quá nóng hoặc quá nguội, bởi nước quá nóng có thể gây bỏng da.
Dùng cây vòi voi chữa bệnh á sừng cần lưu ý những gì?
Theo thông tin chính xác của Bộ Y tế Việt Nam năm 1985 đã có chỉ thị khuyến cáo người dân thận trọng khi sử dụng vòi voi để chữa bệnh. Cụ thể hơn là khuyến cáo mọi người không được sử dụng loại cây này để sắc lấy nước uống. Bởi thành phần alcaloid nhân pyrolizidin trong cây vòi voi có khả năng cao làm ảnh hưởng đến chức năng gan, một số trường hợp khác có thể bị xuất huyết lan tỏa, thậm chí còn có thể gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm độc diễn ra từ từ và rất khó để nhận biết.
Để phòng tránh một số trường hợp rủi ro cũng như gia tăng công dụng của bài thuốc chữa bệnh á sừng, người bệnh cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Tuyệt đối không uống nước sắc từ cây vòi voi. Thay vào đó là sử dụng cây vòi voi để đắp ngoài;
- Lựa chọn và sử dụng cây vòi voi mọc hoang ở những vùng đất ít tiếp xúc với thuốc trừ sâu, phân hóa học để không bị các vi khuẩn bám quanh cây không làm ảnh hưởng quá lớn đến tổn thương ngoài da;
- Nên tận dụng lá cây vòi voi để chữa bệnh á sừng. Không nên sử dụng rễ và hoa vì hai bộ phận này ẩn chứa khá nhiều độc tính làm ảnh hưởng đến sức khỏe;
- Đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong cây vòi voi tuyệt đối không được sử dụng để chữa bệnh á sừng;
- Người già, cơ thể yếu ớt, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, tay chân lạnh,… không nên sử dụng cây vòi voi;
- Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Điều này đồng nghĩa với việc, trường hợp trung bình hoặc nghiêm trọng, bài thuốc không mang lại kết quả kết quả khả quan. Vì thế, trước khi áp dụng, người bệnh nên biết
chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải thông qua việc tiến hành thăm khám; - Tác dụng chữa bệnh từ cây vòi voi thường khá chậm và cần nhiều thời gian để các tinh chất có trong thảo dược thấm sâu vào lớp bì. Do đó, người bệnh nên kiên trì điều trị trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, cũng có thể kết hợp với việc chăm sóc da bằng một số sản phẩm dưỡng ẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên;
- Nếu cảm thấy bản thân xuất hiện một số triệu chứng bất thường và không rõ nguyên do, người bệnh nên tạm ngưng việc sử dụng và tìm đến phòng khám da liễu để được các bác sĩ hỗ trợ.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc những cách chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi và một số lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế lời khuyên của chuyên gia. Do đó, trước khi áp dụng phương thuốc này, người bệnh nên trao đổi ý kiến với bác sĩ để có những liều dùng và cách chăm sóc sức khỏe phù hợp trong thời kỳ mắc bệnh.
Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Những thông tin hữu ích cho bạn đọc:
- Cách dùng dầu dừa chữa bệnh á sừng tại nhà
- Cách chữa á sừng bằng lá lốt hiệu quả nhanh