Có nên cắt amidan hay không là thắc mắc phổ biến của đa số mọi người khi gặp các chứng bệnh liên quan đến amidan. Cắt amidan là phương pháp điều trị các triệu chứng đau tức, sưng đau, ngứa họng,… Tuy nhiên, cách chữa này cũng có những ảnh hưởng và nguy cơ nhất định mà không phải ai cũng biết.
Có nên cắt amidan không? Cắt amidan có ảnh hưởng như thế nào?
Nhiều bệnh nhân khi có các biểu hiện viêm amidan đều nghĩ đến việc thực hiện các thủ thuật cắt bỏ, để loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Tuy nhiên, liệu rằng có nên cắt amidan và sau cắt sức khỏe có bị ảnh hưởng gì không thì không phải ai cũng biết. Chia sẻ về vấn đề này, theo các bác sĩ chuyên khoa không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành cắt amidan. Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ đưa ra những chỉ định cắt bỏ amidan cho phù hợp.
Theo đó, Amidan là các tế bào lympho trong cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh đường hô hấp xâm nhập. Do đó, cắt amidan chỉ thực hiện khi thật sự cần thiết, không điều trị được bằng các phương pháp thông thường. Ngược lại, trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh nên đi khám sớm để có hướng xử lý kịp thời
Phương pháp điều trị bằng cách cắt amidan có những lợi ích và tác hại nhất định, cụ thể như sau:
Lợi ích khi cắt amidan
Viêm amidan nói chung gây nhiều triệu chứng khó chịu, nguy hiểm và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Đôi khi, người bệnh không có đáp ứng tích cực với các phương pháp điều trị bằng thuốc, bệnh tái phát liên tục, tình trạng viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Khi đó bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa, loại bỏ phần amidan viêm nhiễm và chữa dứt điểm hoàn toàn.
Sau khi cắt amidan, người bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng sau:
- Đau họng, sưng họng gây khó chịu
- Ăn uống khó khăn, nuốt nghẹn gây chán ăn, bỏ ăn
- Hơi thở có mùi hôi
- Khó thở, thở rít, thở gấp
Không những thế, người bệnh còn loại trừ được một số biến chứng nguy hiểm của các tình trạng bệnh lý hô hấp như các bệnh thận khớp, bệnh lý về tim mạch,…Người bệnh khỏe mạnh hơn, sức khỏe được tăng cường, giảm thiểu các bệnh lý về hô hấp và tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng
Có nên cắt amidan không? Tác hại khó lường
Tuy nhiên, thủ thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định mà không phải ai cũng biết. Thực tế, cắt amidan chỉ là thủ thuật đơn giản, kéo dài khoảng 45-60 phút. Thủ thuật này cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh sau phẫu thuật nếu người bệnh thực hiện đúng theo hướng dẫn hồi phục của bác sĩ.
Người bệnh cần chú ý tới một số biến chứng khó lường sau đây:
Xuất huyết khi phẫu thuật
Thủ thuật cắt amidan tuy đơn giản nhưng cũng cần thực hiện bởi những người có chuyên môn y tế nhất định. Nếu không cẩn thận trong quá tr
ình tiến hành phẫu thuật, cắt nhầm vào các mạch máu ở cổ có thể gây xuất huyết.
Với tình trạng xuất huyết, nếu không được cầm máu kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Không những vậy, vết cắt này còn ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của người bệnh. Nếu chăm sóc sau phẫu thuật không tốt, không kiêng khem có thể gây chảy máu liên tục và nguy hiểm đến tính mạng
Kích ứng với thuốc
Đây thực chất là tình trạng sốc phản vệ với thuốc, đặc biệt là các loại thuốc gây mê dùng trước quá trình phẫu thuật. Người bệnh xuất hiện tình trạng sốc phản vệ, hôn mê do thuốc. Thực tế, nguyên nhân của tình trạng này là do người bệnh gặp kích ứng với các thành phần của thuốc sinh ra phản ứng sốc phản vệ.
Do đó, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế đảm bảo chất lượng để thực hiện thủ thuật đảm bảo an toàn. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành thủ thuật ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
Nhiễm trùng
Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Đây cũng là một trong những tác hại thường gặp nhất ở người bệnh khi thực hiện các thủ thuật y tế. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này có thể do:
- Dụng cụ phẫu thuật không được vệ sinh vô trùng cẩn thận trước và sau quá trình phẫu thuật
- Người bệnh không giữ gìn, kiêng khem sau phẫu thuật, đặc biệt tại vị trí phẫu thuật
Nguy hiểm đến tính mạng
Trong quá tình phẫu thuật, người bệnh có thể bị hôn mê (do ảnh hưởng của thuốc gây mê). Ngoài ra, cũng cũng thể do một số nguyên nhân khác: sai sót trong phẫu thuật, xuất huyết quá nhiều,…Tuy tỷ lệ người tử vong do thủ thuật cắt amidan không nhiều nhưng đây cũng là một tình trạng cần lưu ý.
Ngoài ra, để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế đảm bảo chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại.
Khi nào người bệnh được chỉ định cắt amidan?
Có nên cắt amidan không? Phương pháp này thường chỉ định cho đối tượng bệnh nhân nào? Có thể khẳng định rằng, không phải trường hợp viêm amidan nào cũng phải cắt bỏ amidan.
Một số trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày tích cực điều trị và giữ gìn, không cần can thiệp ngoại khoa. Do đó, để có hướng xử lý phù hợp, người bệnh nên đi thăm khám cụ thể tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Thủ thuật cắt amidan thường được chỉ định cho các trường hợp:
- Người bệnh bị viêm amidan mãn tính (kéo dài nhiều năm không khỏi) và thường xuyên có biểu hiện nuốt nghẹn, mất ngủ, hay sốt,…
- Có dấu hiệu xuất hiện biến chứng liên quan đến tim, thận, khớp
- Amidan sưng to gây khó thở và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh
- Có nhiều vi khuẩn ở amidan khiến hơi thở có mùi hôi đặc trưng
- Amidan sưng to và lệch một bên
- Trường hợp người bệnh đã điều trị bằng các phương pháp nội khoa khác nhưng không có hiệu quả
- Có biến chứng viêm hạch vùng cổ do viêm amidan dai dẳng
- Có nguy cơ ung thư
Chỉ định cắt amidan chỉ áp dụng với đối tượng trẻ nhỏ trên 5 tuổi. Thủ thuật cắt bỏ amidan là thủ thuật y tế đơn giản nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nhất định. Do đó, người bệnh nên chủ động đi thăm khám từ khi có những dấu hiệu khởi phát để việc điều trị hiệu quả hơn.
Lưu ý gì sau khi cắt amidan?
Với câu hỏi “Có nên cắt cắt amidan không?”, các chuyên gia y tế khẳng định rằng không phải trường hợp nào cũng cần áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, nếu được chỉ định cắt amidan để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần lưu ý vài điều sau đây khi thực hiện thủ thuật:
- Hạn chế nói chuyện, cười đùa sau khi cắt amidan, nên để cổ họng nghỉ ngơi tối đa để nhanh hồi phục
- Nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế làm việc hoặc vận động quá sức ngay sau khi tiến hành thủ thuật
- Uống nhiều nước, có thể bổ sung thay thế bằng nước hoa quả hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Không uống nước lạnh hoặc thức ăn lạnh, thức ăn khô cứng
- Không hút thuốc hoặc dùng các đồ uống có cồn như rượu bia,….sau khi thực hiện thủ thuật cắt amidan
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, hạn chế khạc nhổ mạnh tránh gây tổn thương cổ họng
- Giữ tinh thần lạc quan, tâm lý vui vẻ để quá trình hồi phục nhanh hơn
- Theo dõi và tiến hành tái khám sau khoảng thời gian mà bác sĩ quy định
- Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào tại vị trí thực hiện thủ thuật hoặc trên cơ thể, người bệnh nên đi kiểm tra ngay để có hướng xử lý kịp thời
Bài viết trên đã giúp người bệnh giải đáp câu hỏi “Có nên cắt amidan không?”. Tùy thuộc mức độ và các biểu hiện đi kèm, người bệnh mới cần áp dụng đến biện pháp cắt amidan trị bệnh. Với bệnh lý này, tốt nhất người bệnh nên đi khám từ sớm để được xử lý bằng các phương pháp nội khoa nhẹ nhàng.
Trong trường hợp phải thực hiện thủ thuật cắt amidan, người bệnh cần chú ý tới các biện pháp hồi phục, ngăn ngừa biến chứng phẫu thuật.
Đừng bỏ lỡ:
- Cắt amidan giá bao nhiêu – [CẬP NHẬT BẢNG GIÁ MỚI NHẤT 2020]
- Cắt amidan xong có được đánh răng không? – Thông tin chi tiết
- Cắt amidan bao lâu thì lành? Lưu ý sau phẫu thuật nhanh chóng hồi phục
Xem thêm: Tổn thương não không hồi phục vì rượu