Tìm hiểu chung
Bệnh co thắt tâm vị là gì?
Co thắt tâm vị là một rối loạn hiếm gặp gây khó khăn cho thực phẩm và chất lỏng trong việc lưu thông xuống dạ dày. Co thắt tâm vị xảy ra khi thực quản mất khả năng bóp thức ăn xuống và van cơ giữa thực quản và dạ dày không giãn ra hoàn toàn. Nguyên nhân của co thắt tâm vị có thể là do sự thoái hóa của các cơ thực quản và quan trọng hơn là các dây thần kinh điều khiển cơ.
Các biến chứng của co thắt tâm vị bao gồm các vấn đề về phổi và sụt cân. Co thắt tâm vị có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản nhưng điều này không được chứng minh rõ ràng.
Bệnh co thắt tâm vị là gì?
Co thắt tâm vị là một rối loạn hiếm gặp gây khó khăn cho thực phẩm và chất lỏng trong việc lưu thông xuống dạ dày. Co thắt tâm vị xảy ra khi thực quản mất khả năng bóp thức ăn xuống và van cơ giữa thực quản và dạ dày không giãn ra hoàn toàn. Nguyên nhân của co thắt tâm vị có thể là do sự thoái hóa của các cơ thực quản và quan trọng hơn là các dây thần kinh điều khiển cơ.
Các biến chứng của co thắt tâm vị bao gồm các vấn đề về phổi và sụt cân. Co thắt tâm vị có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản nhưng điều này không được chứng minh rõ ràng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh co thắt tâm vị là gì?
Những người bị co thắt tâm vị thường sẽ gặp khó khăn khi nuốt hoặc cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong thực quản, điều này cũng được gọi là khó nuốt. Triệu chứng này có thể gây ra ho và làm tăng nguy cơ hít sặc hoặc nghẹt thở bởi thức ăn. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau hoặc khó chịu ở ngực;
- Sụt cân;
- Đau dữ dội hoặc khó chịu sau khi ăn;
- Nuốt khó (cả thức ăn lỏng và rắn);
- Khó chịu vùng ngực do thực quản giãn nở và thức ăn bị giữ lại;
- Đau nhói vùng ngực thường xuyên với nguyên nhân không rõ ràng;
- Ợ nóng. Tuy nhiên, đây không phải là đặc trưng của chứng ợ nóng và không thể thuyên giảm được bằng phương pháp điều trị chứng ợ nóng;
- Sụt cân do giảm lượng thức ăn dung nạp vào.
Bạn cũng có thể bị trào ngược. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược axit.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh co thắt tâm vị là gì?
Những người bị co thắt tâm vị thường sẽ gặp khó khăn khi nuốt hoặc cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong thực quản, điều này cũng được gọi là khó nuốt. Triệu chứng này có thể gây ra ho và làm tăng nguy cơ hít sặc hoặc nghẹt thở bởi thức ăn. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau hoặc khó chịu ở ngực;
- Sụt cân;
- Đau dữ dội hoặc khó chịu sau khi ăn;
- Nuốt khó (cả thức ăn lỏng và rắn);
- Khó chịu vùng ngực do thực quản giãn nở và thức ăn bị giữ lại;
- Đau nhói vùng ngực thường xuyên với nguyên nhân không rõ ràng;
- Ợ nóng. Tuy nhiên, đây không phải là đặc trưng của chứng ợ nóng và không thể thuyên giảm được bằng phương pháp điều trị chứng ợ nóng;
- Sụt cân do giảm lượng thức ăn dung nạp vào.
Bạn cũng có thể bị trào ngược. Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược axit.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra co thắt tâm vị?
Co thắt tâm vị có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Tình trạng này có thể do di truyền hoặc có thể là kết quả của một tình trạng tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Sự thoái hóa của các dây thần kinh trong thực quản góp phần vào tiến triển của các triệu chứng.
Các điều kiện khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như co thắt tâm vị, như ung thư thực quản. Một nguyên nhân khác là nhiễm ký sinh trùng hiếm gặp (bệnh Chagas). Bệnh này xảy ra chủ yếu ở Nam Mỹ.
Nguyên nhân nào gây ra co thắt tâm vị?
Co thắt tâm vị có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Tình trạng này có thể do di truyền hoặc có thể là kết quả của một tình trạng tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh. Sự thoái hóa của các dây thần kinh trong thực quản góp phần vào tiến triển của các triệu chứng.
Các điều kiện khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như co thắt tâm vị, như ung thư thực quản. Một nguyên nhân khác là nhiễm ký sinh trùng hiếm gặp (bệnh Chagas). Bệnh này xảy ra chủ yếu ở Nam Mỹ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh co thắt tâm vị?
Co thắt tâm vị có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh co thắt tâm vị?
Co thắt tâm vị thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Người trung niên, lớn tuổi và những người bị rối loạn tự miễn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.
Những ai thường mắc bệnh co thắt tâm vị?
Co thắt tâm vị có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh co thắt tâm vị?
Co thắt tâm vị thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Người trung niên, lớn tuổi và những người bị rối loạn tự miễn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị?
Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị co thắt tâm vị nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt cả chất rắn và lỏng, đặc biệt là nếu tình trạng trở nặng theo thời gian.
Bác sĩ có thể sử dụng công cụ đo áp lực thực quản để chẩn đoán co thắt tâm vị, bao gồm việc đặt ống trong thực quản khi bạn nuốt. Ống sẽ ghi lại hoạt động của cơ và đảm bảo thực quản đang hoạt động tốt.
Bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang, nội soi hoặc các phương pháp tương tự để chẩn đoán bệnh này. Bác sĩ sẽ đưa một ống với máy quay nhỏ vào đoạn cuối thực quản để tìm xem có bất thường nào không.
Một phương pháp chẩn đoán khác là nuốt barium. Nếu thực hiện xét nghiệm này, bạn sẽ nuốt barium dạng lỏng. Bác sĩ sau đó sẽ theo dõi sự chuyển động của barium xuống thực quản thông qua hình ảnh X-quang.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh co thắt tâm vị?
Phần lớn phương pháp điều trị bệnh liên quan đến cơ thắt dưới thực quản. Một số cách điều trị khác có thể tạm thời giảm triệu chứng hoặc làm thay đổi vĩnh viễn chức năng của các van.
Điều trị đầu tiên thường là thuốc uống. Nitrat hoặc thuốc chẹn kênh canxi có thể giúp giãn cơ vòng để thực phẩm đi xuống dễ dàng hơn. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng botox để làm giãn cơ vòng.
Để điều trị co thắt tâm vị lâu dài, bác sĩ có thể làm giãn hoặc thay đổi cơ vòng. Phương pháp làm giãn thường bao gồm việc chèn một quả bóng vào thực quản và thổi phồng quả bóng. Việc này làm kéo dài cơ vòng và giúp thực quản hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, đôi khi phương pháp này sẽ làm rách cơ vòng, lúc đó, bạn cần phải phẫu thuật để xử lý.
Cắt cơ thực quản là một loại phẫu thuật khả thi nếu bạn bị co thắt tâm vị. Bác sĩ sẽ rạch một vết lớn hay nhỏ để tiếp cận vào cơ vòng và điều chỉnh cơ vòng giúp lưu lượng thức ăn xuống dạ dày dễ hơn. Phần lớn các thủ thuật cắt cơ thực quản đều thành công. Tuy nhiên, sau đó một số bệnh nhân có các vấn đề trào ngược dạ dày. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, axit dạ dày sẽ trào ngược vào thực quản, điều này có thể gây ra chứng ợ nóng.
Việc điều trị có thể rất thành công. Đôi khi, bác sĩ cần tiến hành nhiều phương pháp điều trị. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu thủ thuật làm giãn không hiệu quả trong lần đầu tiên. Thông thường, cơ hội thành công sẽ giảm đi sau mỗi lần làm giãn. Vì vậy, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp khác nếu quy trình làm giãn vài lần không thành công.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị?
Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị co thắt tâm vị nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt cả chất rắn và lỏng, đặc biệt là nếu tình trạng trở nặng theo thời gian.
Bác sĩ có thể sử dụng công cụ đo áp lực thực quản để chẩn đoán co thắt tâm vị, bao gồm việc đặt ống trong thực quản khi bạn nuốt. Ống sẽ ghi lại hoạt động của cơ và đảm bảo thực quản đang hoạt động tốt.
Bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang, nội soi hoặc các phương pháp tương tự để chẩn đoán bệnh này. Bác sĩ sẽ đưa một ống với máy quay nhỏ vào đoạn cuối thực quản để tìm xem có bất thường nào không.
Một phương pháp chẩn đoán khác là nuốt barium. Nếu thực hiện xét nghiệm này, bạn sẽ nuốt barium dạng lỏng. Bác sĩ sau đó sẽ theo dõi sự chuyển động của barium xuống thực quản thông qua hình ảnh X-quang.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh co thắt tâm vị?
Phần lớn phương pháp điều trị bệnh liên quan đến cơ thắt dưới thực quản. Một số cách điều trị khác có thể tạm thời giảm triệu chứng hoặc làm thay đổi vĩnh viễn chức năng của các van.
Điều trị đầu tiên thường là thuốc uống. Nitrat hoặc thuốc chẹn kênh canxi có thể giúp giãn cơ vòng để thực phẩm đi xuống dễ dàng hơn. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng botox để làm giãn cơ vòng.
Để điều trị co thắt tâm vị lâu dài, bác sĩ có thể làm giãn hoặc thay đổi cơ vòng. Phương pháp làm giãn thường bao gồm việc chèn một quả bóng vào thực quản và thổi phồng quả bóng. Việc này làm kéo dài cơ vòng và giúp thực quản hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, đôi khi phương pháp này sẽ làm rách cơ vòng, lúc đó, bạn cần phải phẫu thuật để xử lý.
Cắt cơ thực quản là một loại phẫu thuật khả thi nếu bạn bị co thắt tâm vị. Bác sĩ sẽ rạch một vết lớn hay nhỏ để tiếp cận vào cơ vòng và điều chỉnh cơ vòng giúp lưu lượng thức ăn xuống dạ dày dễ hơn. Phần lớn các thủ thuật cắt cơ thực quản đều thành công. Tuy nhiên, sau đó một số bệnh nhân có các vấn đề trào ngược dạ dày. Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, axit dạ dày sẽ trào ngược vào thực quản, điều này có thể gây ra chứng ợ nóng.
Việc điều trị có thể rất thành công. Đôi khi, bác sĩ cần tiến hành nhiều phương pháp điều trị. Phẫu thuật có thể cần thiết nếu thủ thuật làm giãn không hiệu quả trong lần đầu tiên. Thông thường, cơ hội thành công sẽ giảm đi sau mỗi lần làm giãn. Vì vậy, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp khác nếu quy trình làm giãn vài lần không thành công.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh co thắt tâm vị?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Ăn thực phẩm lỏng;
- Uống nhiều nước hơn khi ăn;
- Uống đồ uống có ga (cacbonat giúp “đẩy” các thực phẩm xuống thực quản bị co thắt). Một người bị co thắt tâm vị sẽ giảm cân đáng kể. Tuy nhiên, người đó có thể cải thiện tình trạng này bằng cách áp dụng chế độ ăn uống với lượng dịch đầy đủ (bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn chặn suy dinh dưỡng).
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh co thắt tâm vị?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Ăn thực phẩm lỏng;
- Uống nhiều nước hơn khi ăn;
- Uống đồ uống có ga (cacbonat giúp “đẩy” các thực phẩm xuống thực quản bị co thắt). Một người bị co thắt tâm vị sẽ giảm cân đáng kể. Tuy nhiên, người đó có thể cải thiện tình trạng này bằng cách áp dụng chế độ ăn uống với lượng dịch đầy đủ (bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn chặn suy dinh dưỡng).
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.