Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau bụng dưới bên trái nữ là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng dưới bên trái nữ là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy, các bệnh đó là gì? Làm sao để nhận biết và đâu là biện pháp xử lý tốt nhất? Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây để nhận biết các bệnh lý do đau bụng dưới gây ra chính xác nhất.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nữ

Bụng dưới bên trái là khu vực được tính từ rốn cho đến xương chậu. Khu vực ổ bụng này ở nữ giới bao gồm phần cuối của ruột già, đại tràng sigma, trực tràng, buồng trứng. Chính vì vậy, khi có biểu hiện đau nhức vùng bụng này có thể do cơ

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở bên trái dễ gặp phải nhất. Tình trạng này do ăn uống không đảm bảo dẫn đến ruột già có thể đau sưng hoặc bị co thắt. Từ đó gây ra các cơn đau co thắt kèm triệu chứng người nóng sốt, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.

Đau bụng dưới bên trái nữ có thể do rối loạn tiêu hóa gây ra

Tình trạng rối loạn tiêu hóa không được điều trị kịp thời khiến cơ thể bị mất nước do tiêu chảy nhiều, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng bệnh xảy ra thường xuyên dẫn đến các bệnh lý như viêm đường ruột, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày, và nguy hiểm hơn là ung thư đường ruột.

Viêm túi thừa

Đây là tình trạng bệnh xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa bị viêm nhiễm, sưng đỏ. Tình trạng bệnh ở 2 dạng là nhẹ hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Các dấu hiệu viêm lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như: Xuất huyết (chảy máu ruột già), thủng ruột, tắc nghẽn ruột, áp xe…

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng bệnh do viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ khiến niêm mạc kém bền vững và dễ gây chảy máu. Khi viêm nhiễm ở giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết và có ổ áp xe đại tràng.  

Đối với phụ nữ, vùng bụng dưới bên trái là khu vực chứa cả buồng trứng. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu đau ở khu vực này có thể do các nguyên nhân liên quan đến bệnh phụ khoa sau:

Thời kỳ rụng trứng

Những cơn đau nhói vùng bụng dưới xảy ra vào ngày rụng trứng là hiện tượng gặp phải ở rất nhiều phụ nữ. Vào thời gian này, buồng trứng thường rụng cùng một số chất dịch và máu gây kích ứng niêm mạc bụng gây ra cảm giác đau. Các dấu hiệu đau bụng này thường tự khỏi khi kỳ rụng trứng kết thúc.

Hội chứng tiền kinh nguyệt 

Là triệu chứng thay đổi rõ rệt về mặt thể chất hoặc tâm trạng xảy ra đều đặn hàng tháng trong khoảng thời gian trước khi có kinh nguyệt. Ngoài đau bụng dưới bên trái, còn kèm theo các triệu chứng như: Đau đầu, nổi mụn trứng cá, tính khí thay đổi,…

Viêm vòi trứng

Đau bụng dưới bên trái nữ có thể là do bệnh viêm vòi trứng gây ra. Dấu hiệu nhận biết là những cơn đau buốt và lan tới cả vùng bụng, phía dưới rốn. Tình trạng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Viêm vòi trứng cũng gây ra các cơn đau bụng dưới bên trái ở nữ giới

Viêm vùng chậu

Là tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục trên ở phụ nữ, bao gồm viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, áp-xe tai vòi – buồng trứng và viêm phúc mạc chậu. Triệu chứng đau bụng dưới bên trái thường đột ngột, khoảng 1/3 trường hợp có xuất huyết âm đạo bất thường, ra khí hư nhầy mủ, sốt và tiểu đau. Bên cạnh đó, một số trường hợp kèm dấu hiệu tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói.  

Biến chứng bệnh viêm vùng chậu có thể gặp phải là: Gây đau vùng chậu mãn tính, xuất huyết âm đạo, áp – xe phần phụ, mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.

Buồng trứng bị xoắn

Đau bụng dưới bên trái nữ giới có thể là do buồng trứng bị xoắn lại với nhau. Bệnh gây ra tình trạng cắt đứt nguồn cung cấp máu cho buồng trứng và dẫn đến những cơn đau nhói. Tình trạng xoắn buồng trứng thường khó trở lại trạng thái như ban đầu mà sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như vỡ nứt, nhiễm trùng, nhiễm độc và mất máu cấp,… 

U nang buồng trứng

Đây là tình trạng xuất hiện các cơn đau bụng dưới kèm hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có màu đen, vón cục to và vùng bụng dưới căng cứng. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây xoắn u nang, vỡ nang hoặc chèn ép các tạng xung quanh.

Mang thai ngoài tử cung

Đây là dấu hiệu mang thai nằm ở bên ngoài tử cung có thể đe dọa tới sức khỏe cũng như sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Dấu hiệu nhận biết là các cơn đau bụng âm ỉ rồi đau tăng dần, rong huyết, buồn nôn, nôn ói.

Đau bụng dưới bên trái nữ còn có thể do một số bệnh lý đường tiết niệu gây ra như:

Sỏi tiết niệu

Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu – cơ quan vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Các viên sỏi có thể gây ra những cơn đau quặn ở bụng dưới và lan đến lưng giữa ở bên trái và bẹn. Một số triệu chứng đi kèm gồm: Buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và tiểu ra máu.

Nhiễm trùng đường niệu 

Tình trạng nhiễm trùng gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái. Các cơn đau này có thể xảy ra tại các xương sườn nằm ở vùng lưng dưới hoặc nằm ở vị trí trung tâm. Bên cạnh đau bụng, đau lưng, người bệnh bị nhiễm trùng đường niệu còn gặp phải tình trạng tiểu tiện nhiều lần và đau buốt khi tiểu.

Ngoài các nguyên nhân trên, đau bụng dưới bên trái ở nữ giới còn do: Có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái,…

Đau bụng dưới bên trái ở nữ nguy hiểm không?

Đau bụng dưới bên trái ở nữ giới cực kỳ nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Ở nữ giới đây là vị trí gồm nhiều cơ quan quan trọng nhất là buồng trứng. Do đó, dấu hiệu đau nhức lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. 

Đau bụng bên trái ở phía dưới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản

Đối với một số căn bệnh, nhất là bệnh phụ khoa không điều trị kịp thời hoặc có giải pháp trị dứt điểm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm là vô sinh. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu đau vùng bụng dưới bên trái phụ nữ không nên chủ quan. Khi đó người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm

Đau bụng dưới cảnh báo bệnh lý nào? Biện pháp xử lý an toàn, kịp thời

Đau bụng dưới bên trái nữ giới cần làm gì?

Khi có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái, phụ nữ nên xử lý bằng cách sau:

Giảm đau bằng các biện pháp dân gian

Khi xuất hiện các cơn đau, phụ nữ có thể thực hiện một số biện pháp dân gian để giảm cảm giác đau quặn trong bụng như sau:

Các cách giảm đau dân gian này chỉ có hiệu quả khi tình trạng đau nhẹ hoặc đau do kỳ kinh nguyệt gây ra. Vì vậy, nếu cơn đau kéo dài trên 3 ngày không rõ nguyên nhân người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.

Thăm khám tại các cơ sở y tế

Khi đến cơ sở y tế thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu sau:

Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế thăm khám nếu cơn đau kéo dài 3 ngày không suy giảm

Thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái nữ giới có thể gặp phải như:

Sau khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp điều trị sao cho phù hợp với từng nguyên nhân cụ thể.

Mỗi nguyên nhân gây bệnh đều có các phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp với tình trạng cụ thể. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc Tây y khi chưa rõ nguyên nhân gây đau hoặc chưa được bác sĩ cho phép.

Cách phòng ngừa đau bụng dưới bên trái ở nữ giới

Một số cách phòng ngừa tình trạng đau bụng dưới bên trái nữ giới có thể thực hiện hàng ngày như:

Đau bụng dưới bên trái nữ tiềm ẩn nguy cơ mắc phải các bệnh lý rất nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, chị em phụ nữ cần có biện pháp phòng ngừa ngay từ những thói quen hàng ngày.

Xem thêm: Làm sáng tỏ 5 quan niệm sai lầm khi uống vitamin C

Rate this post
Exit mobile version