Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Đây là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Theo các chuyên gia, biểu hiện này khá phổ biến trong giai đoạn thai kỳ của phụ nữ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng là dấu hiệu mang thai, để xác định cần phải kết hợp thêm một số dấu hiệu khác.
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?
Giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ có những thay đổi nhất định về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, từ giai đoạn đầu khi đậu thai cho đến khi kết thúc thai kỳ, phụ nữ sẽ cảm nhận được một số bất thường xảy ra. Trong đó, tình trạng đau bụng dưới, đau lưng là biểu hiện khá phổ biến.
Vậy, đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Các chuyên gia lý giải rằng, việc chỉ dựa vào một dấu hiệu đau mỏi lưng hay bụng dưới vẫn chưa thể xác định được phụ nữ có đang mang thai hay không. Bởi, tình trạng này có thể là dấu hiệu của những vấn đề về sức khỏe khác như bệnh xương khớp, phụ hoa hoặc tiết niệu,…
Tuy nhiên, nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục không có biện pháp phòng tránh thai thì cần phải kiểm tra thận trọng. Kết hợp dấu hiệu đau bụng dưới và đau lưng với những dấu hiệu khác để nhận biết liệu đây có phải mang thai hay không. Dưới đây là những dấu hiệu mang thai bạn đọc cần lưu ý:
- Trễ kinh, đau bụng dưới và đau lưng kèm theo tình trạng chuột rút.
- Ra dịch có màu đỏ hồng, nhạt với lượng ít.
- Có thể mệt mỏi và chán ăn.
- Âm đạo ra nhiều dịch nhầy hơn bình thường.
- Cảm nhận ngực căng cứng, nhạy cảm.
- Hay buồn nôn, nhạy cảm với mùi như mùi thức ăn hoặc mùi nước hoa,…
- Đi tiểu thường xuyên.
Đây là những dấu hiệu cơ bản mà phụ nữ mang thai giai đoạn đầu thường trải qua. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không nên dựa vào một số dấu hiệu kết hợp để nhận diện. Trường hợp có các biểu hiện đi kèm như trên, bạn nên mua que thử thai về thử ngay.
Thử que vào buổi sáng sớm sẽ cho kết quả được chính xác nhất. Nếu que thử thai hiện 2 vạch đỏ, có nghĩa là bạn đang mang thai. Ngược lại, nếu que chỉ có 1 vạch đỏ, điều này có nghĩa rằng dấu hiệu đau lưng và bụng dưới không phải là biểu hiện cho thấy bạn đã có thai.
Đau bụng dưới và đau lưng không phải do mang thai
Như đã đề cập, tình trạng đau bụng dưới và đau lưng không hẳn là dấu hiệu cho thấy người phụ nữ đang mang thai. Hoặc cũng có trường hợp mang thai nhưng là thai ngoài tử cung. Do đó, bạn nên kiểm tra thông qua que thử và đi đến gặp bác sĩ để tìm hiểu vấn đề đang gặp phải. Dưới đây là một số trường hợp có thể xảy ra khi phụ nữ xuất hiện biểu hiện bất thường này:
Mang thai ngoài tử cung
Tinh trùng và trứng vẫn gặp nhau và kết hợp thành hợp tử. Tuy nhiên, phôi thai lúc này sẽ không làm tổ bên trong buồng tử cung mà có thể bám vào các vị trí bên ngoài như ống dẫn trứng, vòi trứng,…Đây là hiện tượng mang thai ngoài tử cung, mức độ nguy hiểm cao nếu không được phát hiện và xử lý sớm.
Có đến 95% mang thai ngoài tử cung nằm ở vòi tử cung. Cơ thể phụ nữ lúc này vẫn sẽ biểu hiện những dấu hiệu mang thai như bình thường. Trong đó có tình trạng đau lưng, đau bụng dưới và khi kiểm tra bằng que thử vẫn hiện lên hai vạch. Tuy nhiên, vạch thứ 2 thường mờ hơn vạch thứ 1.
Bên cạnh đó, việc thai hình thành ngoài tử cung là hiện tượng bất thường. Vì thế cơ thể phụ nữ cũng sẽ bắt đầu có những biểu hiện lạ. Điển hình là tình trạng chảy máu âm đạo thường xuyên, không phải máu báo thai, chúng xuất hiện với màu sắc đậm và số lượng nhiều hơn.
Cảm giác đ
au bụng dưới và đau lưng sẽ ngày càng dữ dội hơn khi thai phát triển với kích thước càng lớn. Mức độ nguy hiểm cao, có thể đe dọa tính mạng phụ nữ nếu thai ngoài tử cung bị vỡ khiến máu tràn vào ổ bụng ồ ạt,…Do đó, chị em sau khi thử que thấy 2 vạch và nhận thấy một số biểu hiện bất thường nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm.
Đau bụng và đau lưng cho đến kỳ kinh nguyệt
Tình trạng đau bụng dưới và đau thắt lưng thường xảy ra vào giai đoạn trước chu kỳ kinh nguyệt vài ngày. Tử cung lúc này sẽ bắt đầu co bóp nhiều hơn để chuẩn bị đẩy máu kinh ra khỏi cơ thể. Việc co bóp mạnh sẽ tác động đến khu vực bụng dưới và lưng, gây nên hiện tượng đau lưng và bụng dưới.
Đây được xem là phản ứng sinh lý bình thường mà phụ nữ ai cũng có thể gặp phải. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau ở mức độ nhiều hay ít, kéo dài hay chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Nếu trong vài ngày sau khi nhận thấy bụng dưới và thắt lưng mà không có kinh nguyệt, kèm theo một vài biểu hiện mang thai khác, bạn nên mua que thử thai để kiểm tra cho chính xác.
Viêm tụy gây đau bụng dưới và đau lưng
Tuyến tụy nằm sau dạ dày, đây là một cơ quan lớn, được vắt qua cột sống thắt lưng. Bệnh viêm tụy thường xảy ra ở những người có thói quen uống rượu bia, người có tiền sử bị sỏi mật, rối loạn tiêu hóa hay bị chấn thương,…
Người mắc bệnh viêm tủy thường nhận thấy cơ thể xuất hiện các cơn đau bất thường ở khu vực bụng đến vùng sau lưng. Bắt đầu từ cơn đau âm ỉ cho đến dữ dội, lan tỏa trên diện rộng. Tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh ăn nhiều thực phẩm chứa chứa chất béo. Ngoài đau lưng và bụng dưới, viêm tụy còn khiến người bệnh buồn nôn, nhịp tim bị rối loạn, sốt nhẹ,…
Đau bụng dưới và lưng do bệnh thận
Bệnh về thận, trong đó bệnh sỏi thận gây triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng. Khi bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu này, nếu không phải mang thai có thể do bạn đang gặp vấn đề ở thận. Bệnh xuất hiện ở người bị rối loạn chuyển hóa khiến canxi ứ đọng lại trong nước tiểu.
Bên cạnh tình trạng đau bụng dưới và đau lưng, bệnh sỏi thận còn kèm theo những triệu chứng bất thường khác như khó đi tiểu, tiểu thấy đau buốt, lượng nước tiểu ít, một số bệnh nhân còn bị sốt nhẹ,….Nếu nhận thấy những vấn đề này, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.
Bệnh phụ khoa gây đau bụng dưới và đau lưng
Tình trạng xuất hiện cơn đau bất thường khu vực bụng dưới, đau lưng loại trừ nguyên nhân mang thai hay sắp tới kỳ kinh nguyệt có thể bạn đang gặp phải vấn đề phụ khoa nào đó. Một số bệnh lý có khả năng phát sinh cơn đau tại các khu vực này có thể kể đến như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, ung thư buồng trứng, viêm cổ tử cung,…
Cần nhận biết và can thiệp điều trị bệnh phụ khoa càng sớm càng tốt. Bởi, nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Một số trường hợp rơi vào tình trạng vô sinh vĩnh viễn do những tổn thương tại bộ phận sinh sản.
Việc đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác. Bạn không nên chủ quan khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường này. Thay vào đó nên tiến hành thử thai và đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị khi cần thiết.
Cách giảm đau bụng dưới và đau lưng khi mang thai
Trường hợp bạn đau bụng dưới và đau lưng là do mang thai, để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số biện pháp bổ trợ sau:
Sử dụng gối trợ lưng
Thường những chị em phụ nữ phải ngồi làm việc cả ngày, khi mang thai bị đau lưng và bụng dưới sẽ gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Để cải thiện, xoa dịu cơn đau, bạn có thể sử dụng một chiếc gối trợ lưng kê ở sau lưng ghế ngồi.
Giữ tư thế ngồi thoải mái, có chỗ dựa êm ái sẽ giúp cơ thể phụ nữ được thư giản hơn. Thai phụ nên cố gắng giữ đầu và vai được thẳng thông qua sự trợ giúp của chiếc gối trợ lưng. Điều này cần thiết cho phần xương cột sống của thai phụ, giảm áp lực cho khu vực này.
Giảm đau lưng với tư thế ngủ đúng
Khi mang thai, tư thế ngủ của thai phụ khá quan trọng. Nếu nằm ngủ với tư thế đúng và thoải mái, tình trạng đau lưng có thể được cải thiện đáng kể. Cụ thể, thai phụ nên nằm lật người sang bên trái, giữ cổ thẳng hàng với cột sống, đầu có kê một chiếc gối mềm mại.
Bên cạnh đó, ở giữa hai chân bạn nên đặt một chiếc gối nhằm giúp giảm áp lực cho khu vực chậu và lưng. Dưới bụng có thể chèn một chiếc gối nhỏ trong trường hợp bụng đã to, giúp giảm áp lực và ngăn tình trạng bụng lật úp khi ngủ.
Dùng đai hỗ trợ cột sống
Sử dụng một chiếc đai hỗ trợ nâng đỡ giúp cột sống dễ chịu hơn, đặc biệt là khi phụ nữ mang thai phải đứng làm việc trong thời gian dài. Đai được thiết kế như một chiếc băng dày, có độ co giãn tốt, dùng để đeo quanh hông, dưới bụng giúp nâng đỡ, hỗ trợ thêm lực cho phần cơ bụng lỏng lẻo.
Nắn xương khớp giúp giảm đau lưng
Phụ nữ khi mới mang
thai có thể áp dụng biện pháp nắn xương khớp để giảm đau. Mục đích giúp điều chỉnh lại những khớp bị sai lệch, nhất là ở khu vực cột sống. Thông qua đó, các dây thần kinh cũng được thả lỏng hơn, giúp cơ thể thai phụ sớm phục hồi, giảm đau hiệu quả. Nên thực hiện bởi người có tay nghề chuyên môn, hạn chế việc nắn chỉnh mạnh ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?”. Như đã đề cập, khi phụ nữ mang thai, ngoài dấu hiệu đau ở lưng, bụng dưới thì còn kèm theo các dấu hiệu khác. Bạn nên quan sát cơ thể, nhận diện dấu hiệu, kết hợp thử que thử thai để biết mình có đang mang thai không. Khi cần thiết nên thăm khám bác sĩ và can thiệp điều trị các bệnh lý liên quan để bảo vệ sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Mang thai bao lâu thì nghén? Cách khắc phục cho khỏe
- Mang thai có nên dùng sữa rửa mặt? Loại nào tốt?
- Vitamin e và phụ nữ mang thai: Những điều cần biết