Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau thượng vị là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Đau thượng vị là thuật ngữ đề cập đến cơn đau kích hoạt trên rốn và dưới xương sườn hay lồng ngực. Tình trạng này có thể khởi phát do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, đau thượng vị cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đau thượng vị là gì?

Vùng thượng vị được xác định nằm trên rốn, giữa 2 bên xương sườn và dưới xương ức. Tại khu vực này tập trung nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như gan (một phần), ống thực quản, dạ dày (một phần), tá tràng và tụy.

Đau thượng vị là tình trạng đau âm ỉ, đau nhói hoặc quặn thắt ở vùng bụng dưới tới sườn. Theo đó, cơn đau có thể lan rộng từ vùng bụng ra sau lưng, dấu hiệu cảnh báo cơ thể gặp những vấn đề liên quan tiêu hóa.

Đau thượng vị là thuật ngữ đề cập đến cơn đau kích hoạt trên rốn và dưới xương sườn hay lồng ngực

Đa số những trường hợp bị đau thượng vị, cơn đau thường khởi phát ở những thời điểm sau:

Thông thường, cảm giác đau âm ỉ tại vùng thượng vị không kéo dài và có xu hướng tiến triển thành từng cơn và đi kèm với những biểu hiện như tiêu chảy, tức ngực, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa,… Những biểu hiện này có nét tương đồng với các triệu chứng bệnh đau dạ dày nên rất nhiều người bệnh nhầm lẫn, dẫn đến điều trị sai phương pháp khiến tình trạng bệnh lý tiến triển nặng nề. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.

Nguyên nhân gây đau thượng vị

Cơn đau kích hoạt ở thượng vị có thể do rối loạn hoạt động tiêu hóa, khó tiêu. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý cần được điều trị kịp thời. Việc xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc khắc phục bệnh lý và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau thượng vị:

Do khó tiêu

Tình trạng khó tiêu xảy ra khi cơ thể tiêu thụ những thực phẩm không lành mạnh. Cụ thể như các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn,… Khi được dung nạp vào dạ dày sẽ gây kích thích và tăng tiết axit dạ dày. Một số trường hợp còn gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng khó tiêu:

Bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến. Bệnh lý khởi phát khi vùng niêm mạc dạ dày xuất hiện ổ loét, viêm do vi khuẩn Hp gây ra, rối loạn miễn dịch hoặc những tổn thương liên quan đến dạ dày. Các triệu chứng bệnh viêm dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Đau thượng vị có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày có thể nhận biết qua một số biểu hiện:

Viêm loét dạ dày tá tràng

Tình trạng đau thượng vị có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương loét, viêm tại vùng niêm mạc dạ dày – tá tràng. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm men hoặc tác dụng thuốc điều trị (chủ yếu là thuốc chống viêm không steroid và thuốc chứa corticoid).

Bên cạnh triệu chứng đau thượng vị ở bên phải hoặc bên trái, bệnh lý còn gây ra một số vấn đề như:

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản đề cập đến hiện tượng lượng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là bệnh lý được đánh giá có mức độ nghiêm trọng, cần được tiến hành thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách. Những trường hợp chủ quan, tự ý điều trị tại nhà không đúng phương pháp có thể khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề, từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh có thể nhận biết trào ngược dạ dày thực quản thông qua một số biểu hiện sau:

Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài sẽ khiến ống thực quản bị tổn thương. Làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý khác, trong đó có viêm thực quản. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.

Thoát vị cơ hoành

Cơn đau thượng vị có thể khởi phát do thoát vị cơ hoành gây ra. Bệnh lý xảy ra khi một phần của bao tử (dạ dày) bị đẩy vào cơ hoành từ những lỗ tại thực quản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do chấn thương ảnh hưởng đến vùng thượng vị hoặc cấu trúc cơ hoành yếu.

Người bị thoát vị cơ hoành không chỉ gây đau thượng vị mà còn đi kèm với một số biểu hiện như:

Không dung nạp Lactose

Không dung nạp Lactose là thuật ngữ chỉ tình trạng cơ thể không có khả năng hoặc gặp khó khăn trong việc tiêu hóa những chế phẩm từ sữa và sữa. Tình trạng này được xem là một trong những yếu tố làm tăng kích hoạt những cơn đau vùng thượng vị.

Không dung nạp Lactose là một trong những yếu tố làm tăng kích hoạt những cơn đau vùng thượng vị

Các biểu hiện không dung nạp Lactose xảy ra ngay sau khi bạn dùng sữa và những sản phẩm chứa sữa. Cụ thể:

Rối loạn tuyến mật

Một số bệnh lý hoặc rối loạn về túi mật cũng được xem là một trong những nguyên nhân khởi phát cơn đau vùng thượng vị. Trong đó, viêm túi mật và sỏi mật là những vấn đề thường gặp.

Dưới đây là một số triệu chứng liên quan đến bệnh lý:

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên, đau thượng vị có thể bùng phát do một số nguyên nhân khác như:

Triệu chứng nhận biết đau thượng vị

Như đã đề cập, khu vực thượng vị dạ dày chứa nhiều cơ quan. Do đó, khi tổn thương xảy ra ở các cơ quan này cũng có thể kích hoạt cơn đau tại khu vực này. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát mà những biểu hiện bệnh lý sẽ được biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, đa số những trường hợp bị đau thượng vị thường gặp phải những biểu hiện sau:

Đau thượng vị có thể khiến người bệnh vị nóng rát ở vùng ngực, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, chướng bụng

Ngoài ra, trường hợp cơn đau thượng vị liên quan đến vấn đề tim mạch, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như đau thắt vùng ngực, khó thở, cơn đau có xu hướng lan rộng đến cánh tay, tim đập nhanh.

Chẩn đoán đau thượng vị

Do cơn đau vùng thượng vị có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nên bác sĩ chuyên khoa cần tiến hành chẩn đoán kỹ từ hệ tiêu hóa đến chức năng hoạt động của mật, gan. Người bệnh sẽ được kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, khai thác thông tin về thói quen ăn uống, sinh hoạt,… Người bệnh cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử bệnh án và những dấu hiệu liên quan. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ phân tích, kết luận nguyên nhân dẫn đến đau vùng thượng vị. Từ đó áp dụng các biện điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Các phương pháp điều trị đau thượng vị hiệu quả

Việc điều trị đau thượng dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số trường hợp cơn đau có thể tự thuyên giảm sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, những trường hợp bị đau thượng vị do các bệnh lý gây ra, người bệnh cần tuân thủ biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc đúng cách để kiểm soát bệnh lý hoàn toàn, tránh phát sinh biến chứng.

Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị đau thượng vị:

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Mục đích của việc sử dụng thuốc tân dược là kiểm soát các triệu chứng do đau thượng vị gây ra. Cụ thể như làm dịu cơn đau, giảm tình trạng buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng,… Ngoài ra, một số loại thuốc còn có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, điều trị nhiễm trùng, ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

Mục đích của việc sử dụng thuốc tân dược là kiểm soát các triệu chứng do đau thượng vị gây ra

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh lý có thể gây ra một số tác dụng phụ, rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉnh định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng.

Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị đau thượng vị dạ dày:

2. Áp dụng các mẹo dân gian cải thiện

Với những trường hợp đau thượng vị không do bệnh lý gây ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo cải thiện tại nhà bằng thảo dược tự nhiên. Ưu điểm của biện pháp này có độ an toàn cao, phù hợp nhiều đối tượng và hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị ở mức độ nhẹ:

Uống trà gừng có thể làm dịu cơn đau vùng thượng và một số vấn đề liên quan đến dạ dày khác

Cách phòng ngừa đau thượng vị dạ dày

Đau thượng vị thường khởi phát do chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh, duy trì những thói quen xấu trong thời gian dài. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý cần được điều trị nhanh chóng. Bên cạnh áp dụng các biện pháp kiểm soát, người bệnh nên chủ động trong việc phòng ngừa triệu chứng tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa đau thượng vị:

Hầu hết các trường hợp bị đau thượng vị đều đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc nếu được tiến hành chẩn đoán và kiểm soát kịp thời, đặc biệt là những trường hợp triệu chứng khởi phát do một số bệnh lý gây ra. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

  • Đau dạ dày cấp: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh nhất
  • Đau dạ dày khi mang thai: Giải pháp điều trị an toàn cho bà bầu
  • 8 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ hiệu quả (Hướng dẫn A-Z)
  • Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Công dụng, Liều dùng, Giá bán

Xem thêm: Cách chữa bệnh viêm phụ khoa hiệu quả – 99% người đã khỏi bệnh 

Rate this post
Exit mobile version