Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày có bị đi ngoài, tiêu chảy không?

Ngoài các triệu chứng thông thường, đau dạ dày còn có thể gây đi ngoài, tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra khi dạ dày bị tổn thương và suy giảm chức năng khiến thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn, dẫn đến tăng áp lực và gây rối loạn nhu động ruột. 

Đau dạ dày có bị đi ngoài không?

Đau dạ dày có đi ngoài không?

Đau dạ dày là tình trạng cơn đau khởi phát ở vùng thượng vị do dạ dày co bóp bất thường và tăng tiết dịch vị quá mức. Tình trạng này là dấu hiệu thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc khởi phát do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ.

Thông thường, đau dạ dày khởi phát kèm theo một số triệu chứng như đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, nóng rát thượng vị, nôn trớ thức ăn,… Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể đi kèm với chứng tiêu chảy, đi ngoài hoặc táo bón.

Theo các bác sĩ, tình trạng đi ngoài, tiêu chảy là hệ quả do dạ dày bị tổn thương và suy giảm chức năng. Dạ dày tiêu hóa kém khiến thức ăn chưa được làm mềm và phân hủy hoàn toàn. Tình trạng này làm tăng áp lực lên tá tràng, đại tràng khiến nhu động ruột bị rối loạn và gây tiêu chảy, đi ngoài.

Ngoài ra, đau dạ dày kèm tiêu chảy còn có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này xảy ra khi đại tràng co bóp bất thường dẫn đến tình trạng đi phân lỏng, phân nát hoặc táo bón. Bên cạnh đó, hội chứng này còn gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đau dạ dày.

Nhận biết tiêu chảy, đi ngoài do đau dạ dày

Thông thường, đi ngoài là dấu hiệu thường gặp của chứng rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng thức ăn. Vì vậy nếu không thực sự chú ý, bạn có thể nhầm lẫn trong việc xác định bệnh lý và áp dụng các phương pháp điều trị không phù hợp.

Đau dạ dày có thể gây đi ngoài lỏng kèm đầy hơi, chướng bụng, nóng rát thượng vị, buồn nôn

Cách nhận biết đi ngoài, tiêu chảy do đau dạ dày:

Mức độ tiêu chảy và đau dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân trực tiếp, giai đoạn phát triển và thể trạng của từng cá thể. Ở những trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, các triệu chứng này có thể khởi phát với tần suất thường xuyên và có mức độ nặng nề hơn.

Đi ngoài, tiêu chảy do đau dạ dày có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu thường gặp của chứng đau dạ dày. So với các triệu chứng thông thường, triệu chứng này chỉ khởi phát khi chức năng của dạ dày bị tổn thương và suy giảm.

Không chỉ gây khó chịu và mệt mỏi, tình trạng đi ngoài do đau dạ dày còn ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Đau dạ dày kèm tiêu chảy kéo dài có thể khiến thể trạng suy nhược, sụt cân, giảm mức độ tập trung

Trong trường hợp không kịp thời can thiệp, tình trạng này có thể dẫn đến các rủi ro và biến chứng sau:

Ngoài những biến chứng kể trên, đi ngoài do đau dạ dày kéo dài còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, giấc ngủ và hiệu suất lao động. Hơn nữa, tình trạng đi tiêu quá nhiều lần trong ngày còn gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, tác động tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Điều trị đau dạ dày gây đi ngoài tiêu chảy

Đau dạ dày gây tiêu chảy, đi ngoài tác động không nhỏ đến sức khỏe tổng thể, hoạt động tiêu hóa và chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi gặp phải tình trạng này, cần chủ động khắc phục với một số biện pháp sau:

1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Đau dạ dày kèm đi ngoài có thể là hệ quả do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, sinh hoạt vô tổ chức,… Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý ở đường tiêu hóa như hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản. Vì vậy để kiểm soát hoàn toàn chứng tiêu chảy, đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm, cần tiến hành thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân.

Nên tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây đau dạ dày kèm tiêu chảy và điều trị kịp thời

Dựa vào nguyên nhân cụ thể, mức độ bệnh lý và khả năng đáp ứng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

Bên cạnh các phương pháp y tế được bác sĩ chỉ định, nên phối hợp với lối sống lành mạnh để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, tăng tốc độ phục hồi và giảm mức độ của các triệu chứng.

2. Sử dụng thuốc trị tiêu chảy

Trong trường hợp tiêu chảy xảy ra với tần suất thường xuyên và không thuyên giảm khi sử dụng các loại thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp cầm tiêu chảy và điều hòa hoạt động tiêu hóa.

Có thể dùng thuốc Loperamid, men tiêu hóa, Dioctahedral,… để điều trị đau dạ dày gây đi ngoài lỏng

Các loại thuốc được sử dụng để chữa tiêu chảy do đau dạ dày, bao gồm:

3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

So với tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, chứng đi ngoài do đau dạ dày thường có mức độ nhẹ hơn. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng này với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp kiểm soát chứng đi ngoài do đau dạ dày:

Bổ sung sữa chua giúp cung cấp lợi khuẩn, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm táo bón, tiêu chảy

Lưu ý: Trên thực tế, đau dạ dày kèm đi ngoài, tiêu chảy có thể dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa. Trong trường hợp đi ngoài liên tục, phân có máu tươi/ phân đen, buồn nôn, nôn mửa ra máu/ bã nôn có màu cà phê, vùng thượng vị đau dữ dội,… cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Đau dạ dày có đi ngoài không?”, cách nhận biết và khắc phục. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân cụ thể và can thiệp các biện pháp điều trị thích hợp.

Tham khảo thêm: Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không? Nên làm gì?

 

Nguồn: https://ihs.org.vn/dau-da-day-co-di-ngoai-khong-16012.html

Xem thêm: Đếm tế bào CD4+

Rate this post
Exit mobile version