Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối – Điều mẹ bầu cần biết để bé khỏe mạnh

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà còn với thai nhi. Trường hợp đau nặng, mẹ bầu có thể rơi vào tình trạng sinh non, khiến em bé sinh ra bị nhẹ cân hay chậm lớn. Để phòng tránh những nguy cơ, mẹ bầu nên tìm hiểu và có biện pháp phòng tránh chứng đau dạ dày, đặc biệt là vào tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có sao không?

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Tình trạng đau dạ dày khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối khá phổ biến. Nguyên nhân có thể kể đến những yếu tố sau:

Chính vì những yếu tố này mà nhiều thai phụ bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ thường gặp vấn đề về tiêu hóa. Không chỉ gây đau dạ dày, nhiều trường hợp chị em còn bị trào ngược dạ dày, thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng,…

Nhận biết triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Nhận biết sớm những triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối và can thiệp điều trị giúp thai phụ tránh được những nguy cơ đối với sức khỏe của bản thân và cả thai nhi. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp:

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, thai phụ nên thăm khám y tế để được bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng biện pháp an toàn. Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, bởi vì sử dụng thuốc không phù hợp có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Trường hợp đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối ở giai đoạn nặng, thai phụ sẽ không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Thai phụ có thể đối mặt với nguy cơ suy nhược cơ thể nặng, tụt huyết áp. Đối với thai nhi, bé có thể bị sinh non, cân nặng không như những đứa trẻ bình thường thường khác, chậm phát triển khi còn trong bụng mẹ và đến khi chào đời.

Do đó, để phòng ngừa những nguy cơ không mong muốn, thai phụ 3 tháng cuối nên thăm khám thai định kỳ. Nếu có dấu hiệu đau bất thường, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, điều trị sớm.

Những ảnh hưởng khi bà bầu đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ

Chi tiết hơn về những ảnh hưởng khi bà bầu bị đau dạ dày, dưới đây là một số trường hợp cụ thể:

Có thể nói, đau dạ dày khi mang thai nói chung và đau dạ dày vào 3 tháng cuối thai kỳ nói riêng đều gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Đặc biệt, bước vào tam cá nguyệt cuối, thai nhi đã phát triển về kích thước khiến áp lực đối với dạ dày càng tăng. Do đó, chị em phụ nữ mang thai vào giai đoạn này thường gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau dạ dày khó chịu, thai phụ có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, trường hợp đau dạ dày khởi phát do những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,…chị em nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bà bầu nên đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau bất thường

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy những biểu hiện sau đây:

Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp cho bà bầu. Để phòng tránh những rủi ro không mong muốn, tốt nhất chị em nên khám thai định kỳ, cùng với đó là xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu có bất cứ triệu chứng bất ổn hãy báo ngay với bác sĩ phụ trách điều trị để được hỗ trợ xử lý.

Cách chữa và phòng tránh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Để điều trị chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối, thông thường bác sĩ sẽ hướng dẫn chị em thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để điều trị thay cho việc sử dụng thuốc tân dược. Bởi, nguy cơ gặp phản ứng phụ khá cao cho mẹ và bé khi sử dụng thuốc. Dưới đây là một số cách điều chỉnh phù hợp, mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Đau dạ dày có mối liên hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh, không riêng gì phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng cuối, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của mẹ và giúp con phát triển ổn định, khỏe mạnh. Do đó, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

Thai phụ 3 tháng cuối nên chú ý lựa chọn thực phẩm phù hợp, tránh những món ăn gây tăng axit dạ dày

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học:

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để tránh đau dạ dày:

Những món ăn bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn để tránh đau dạ dày:

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Bên cạnh những thay đổi trong chế độ ăn uống, bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối để tránh bị đau dạ dày nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho hợp lý. Dưới đây là một số vấn đề chị em phụ nữ nên lưu ý:

Cải thiện đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ bằng thảo dược

Giảm đau dạ dày bằng thảo dược cũng là biện pháp hữu hiệu và an toàn đối với bà bầu. Các loại thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn, thúc đẩy hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tham khảo các mẹo đơn giản sau:

Sử dụng thảo dược thiên nhiên chữa đau dạ dày cho bà bầu 3 tháng cuối

Ngoài hai cách kể trên, còn nhiều loại thảo dược khác có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày an toàn cho thai phụ. Tuy nhiên, do là mẹo chữa dân gian nên hiệu quả chậm, không điều trị dứt điểm bệnh dạ dày. Để đảm bảo an toàn cho một thai kỳ khỏe mạnh, chị em nên kết hợp thăm khám y tế để được hướng dẫn điều trị với biện pháp phù hợp, hiệu quả nhất.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nếu không được kiểm soát có thể gây ra những nguy cơ không mong muốn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bà bầu nên đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.

Tham khảo luôn bài thuốc đặc trị bệnh đau dạ dày, an toàn với phụ nữ sau sinh 6 tháng được VTV2 giới thiệu

Có thể bạn quan tâm:

  • Các thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu tốt nhất
  • Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả
  • Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, giữa, cuối mẹ bầu cần biết
  • 10+ cách chữa đau dạ dày tại nhà, giảm đau nhanh nhất

Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Cách xử lý, phòng ngừa

Rate this post
Exit mobile version