Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày nên ăn cháo gì? 7 món cháo tốt nhất bạn nên biết

“Đau dạ dày nên ăn cháo gì?” là một trong những thắc mắc phổ biến nhất của nhiều người khi bị đau dạ dày. Cháo là món ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, giúp bệnh nhân bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết đồng thời hạn chế cơn đau một cách an toàn, nhanh chóng. 

Tại sao nên ăn cháo khi bị đau dạ dày?

Đau dạ dày (đau bao tử) là bệnh lý xuất hiện khi lớp niêm mạc của các bộ phận trong cơ quan này (môn vị, thượng vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn) bị tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn hoặc các yếu tố ngoại nhân khác. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và giai đoạn phát triển, bệnh có một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, nôn và buồn nôn, đau ở vùng thượng vị… Vì vậy, nếu mắc phải chứng bệnh này, người bệnh cần đặc biệt chú ý tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý và xây dựng lối sống lành mạnh nhằm cải thiện tình trạng đau dạ dày. 

Cháo là món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng tuyệt vời trong quá trình điều trị đau dạ dày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cháo là món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng tuyệt vời trong quá trình điều trị đau dạ dày. Để giải quyết các triệu chứng khó chịu của bệnh lý này, bạn tuyệt đối không thể bỏ qua món cháo thanh đạm vì 3 lý do sau:

Đau dạ dày nên ăn cháo gì để đẩy lùi cơn đau?

Tuy ăn cháo khi đau dạ dày có tác dụng cải thiện cơn đau hiệu quả nhưng không phải mọi món cháo đều mang lại tác dụng như ý. Do đó, căn cứ vào cơ địa và mức độ bệnh lý, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng nhằm chọn ra những món cháo phù hợp nhất với bản thân. Sau đây là 7 món cháo thơm ngon, lành tính, đơn giản, dễ làm giúp bạn bồi bổ sức khỏe và hạn chế các triệu chứng đau dạ dày.

1. Cháo lạc đậu đỏ

Đậu đỏ (xích tiểu đậu) là loại dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị tả lỵ, phù thũng, sưng phù tay chân, mụn nhọt mẩn ngứa… đồng thời cải thiện chức năng đường ruột và dạ dày. Trong khi đó, củ lạc rất tốt cho hệ tiêu hóa, làm lành các vết loét dạ dày cực kỳ hữu hiệu. Do đó, sự kết hợp của 2 nguyên liệu này tạo nên một món cháo giàu dinh dưỡng, vừa giảm đau dạ dày vừa bổ sung năng lượng cho cơ thể sau một ngày dài năng động.

Cháo lạc đậu đỏ giúp giảm đau dạ dày và bổ sung năng lượng cho cơ thể sau một ngày dài năng động.

Cách thực hiện:

2. Cháo phật thủ đường phèn

Các tài liệu y học cổ truyền ghi nhận rằng quả phật thủ vị đắng, hơi chua cay, tính ấm, có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cháo phật thủ đường phèn có công dụng giảm đau dạ dày hiệu quả cũng như cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh như rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn…

Cháo phật thủ đường phèn có công dụng giảm đau dạ dày hiệu quả cũng như cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh như rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn…

Cách thực hiện:

3. Cháo nếp long nhãn

Theo quan niệm Đông y, long nhãn vị ngọt, tính bình, ấm, không độc. Với công dụng an thần, lợi khí, dưỡng huyết, bổ tâm tỳ, loại quả này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc chữa trị chứng suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, lo âu, mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược cơ thể. Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào trong vị thuốc này còn hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, điều trị bệnh đau dạ dày rất hiệu nghiệm.

Cháo long nhãn cải thiện triệu chứng đau dạ dày vô cùng hiệu nghiệm.

Cách thực hiện:

Lưu ý: 

4. Cháo búp ổi, rau sam và hồng xiêm non

Trong Đông y, búp ổi vị đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu thũng, giải độc. Bên cạnh đó, tinh dầu chiết xuất từ dược liệu này còn có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn nên thường được dùng chữa bệnh viêm loét dạ dày cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, kiết lỵ, tiểu đường, đại tiện phân lỏng.

Rau sam (mã xỉ hiện) được mệnh danh là “vị thuốc trường thọ” hay “thần dược mọc hoang” trong y học cổ truyền Trung Hoa. Loại cây này có vị chua, tính lạnh, giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị sốt, chàm, mụn nhọt, tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán…

Bạn có biết, hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả hồng xiêm có tác dụng nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón, chống nhiễm trùng đồng thời thúc đẩy hoạt động của ruột già? Việc kết hợp cả 3 dược liệu trên để nấu cháo sẽ tạo ra một món ăn chữa bệnh đau dạ dày cực kỳ công hiệu.

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả hồng xiêm có tác dụng nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón, chống nhiễm trùng đồng thời thúc đẩy hoạt động của ruột già.

Dưới đây là hướng dẫn cách chế biến chi tiết:

Cách thực hiện:

5. Cháo bắp cải thịt tôm 

Thịt tôm trong món cháo này giúp thư giãn đầu óc đồng thời hạn chế các cơn đau dạ dày xuất hiện khi cơ thể bị căng thẳng.

Là loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, omega-3, khoáng chất, tôm giúp thư giãn đầu óc đồng thời hạn chế các cơn đau dạ dày xuất hiện khi cơ thể bị căng thẳng. Bắp cải chứa nhiều chất xơ không hòa tan (một loại carbohydrate không thể phân hủy trong ruột), có tác dụng thúc động hoạt động của ruột, từ đó ngăn ngừa chứng táo bón, các bệnh về đường ruột và tăng cường hệ tiêu hóa.

Cách thực hiện:

6. Cháo bao tử lá lách heo

Trong Đông y, bao tử heo vị ngọt, tính ấm, có tác dụng điều trị suy nhược, đau bụng, tiêu chảy, khát nước, đi tiểu nhiều lần, giúp lá lách và dạ dày thêm khỏe mạnh. Lá lách và bao tử heo có thể làm lành vết thương ở niêm mạc dạ dày một cách nhanh chóng đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng của cơ quan tiêu hóa.

Trong Đông y, bao tử heo vị ngọt, tính ấm, có tác dụng điều trị suy nhược, đau bụng, tiêu chảy, khát nước, đi tiểu nhiều lần, giúp lá lách và dạ dày thêm khỏe mạnh.

Cách thực hiện:

7. Cháo cao lương thịt dê

Trong Đông y, thịt dê có tính hàn. Khi đi vào cơ thể, thực phẩm này giúp hỗ trợ làm lành vết thương rất tốt.

Cao lương chứa dưỡng chất dồi dào, có tác dụng cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể sau cả ngày dài lao động, học tập, tránh tình trạng suy nhược, mệt mỏi. Trong Đông y, thịt dê có tính hàn. Khi đi vào cơ thể, thực phẩm này hỗ trợ làm lành vết thương rất tốt. Vì vậy, nó thường được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Cháo cao lương thịt dê là món ăn dễ chế biến, bao gồm những bước sau:

Cách thực hiện:

Một số lưu ý cho người bệnh bị đau dạ dày khi ăn cháo

Cháo là món ăn tuyệt vời giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày. Tuy nhiên, để đảm hiệu quả điều trị cao nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau khi chế biến và sử dụng:

Xúp là một món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và cực kỳ thích hợp cho những người bị đau dạ dày.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả lời giải đáp tương đối đầy đủ của câu hỏi “Đau dạ dày nên ăn cháo gì?”. Với hương vị thanh đạm, thơm ngon cùng thành phần dưỡng chất đa dạng, 7 món cháo trên sẽ là những gợi ý hữu ích cho thực đơn hằng ngày của người bị đau dạ dày. Chúc bạn đẩy lùi chứng bệnh này thành công và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Nguồn: https://vimed.org/dau-da-day-nen-an-chao-gi-5760.html

Xem thêm: Chứng mất ngủ tiền mãn kinh: Tìm đúng nguyên nhân để trị bệnh từ gốc

Rate this post
Exit mobile version