Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khiến người bệnh đau nhức vùng cổ, vai, gáy. Bệnh nhân cũng có thể bị tê bì hoặc mất cảm giác bàn tay, cổ tay… Đồng thời đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa xương đốt sống cổ ở độ tuổi trung niên. Bệnh phổ biến ở những người ngồi làm việc văn phòng hiện nay.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là hậu quả khi bị chấn thương từ từ hoặc đột ngột

Cột sống con người là cấu trúc chặt chẽ bởi sự móc nối của 24 đốt sống kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Trong đó đĩa đệm có chức năng nâng đỡ và móc nối các đốt sống hỗ trợ vận động, giảm rung xóc giúp cơ thể tránh khỏi những chấn thương. Trong đó thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tổn thương phổ biến khi có một áp lực lớn tác động đến đĩa đệm và làm rách bao đĩa đệm gây đau nhức cổ và vùng vai gáy.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ còn được gọi là bệnh lý trượt đĩa đệm gây phát sinh nhiều biến chứng. Bệnh xảy ra do sự trồi lệch bao xơ nằm giữa các đĩa đệm và khiến lượng nhân nhầy thoát ra. Từ đó đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bên trong đốt sống và chèn ép lên tủy sống. Nếu như đĩa đệm gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh sẽ không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến vận động tại cổ và các chi dưới của bệnh nhân.

Đốt sống cổ là khu vực chịu áp lực trên toàn bộ phần đầu và phục trách vận động của đầu. Vì thế mà các đĩa đệm tại đây rất dễ tổn thương và thoát vị khi hoạt động quá mức hoặc ít hoạt động khiến khớp xương bị thoái hóa. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đặc trưng bởi tình trạng đau cổ gáy. Bình thường những đốt sống cổ dễ bị ảnh hưởng nhất là đốt sống C5 – C6 và C6 – C7, sau đó là đĩa đệm C4 – C5.

Ngoài nguyên nhân bệnh lý xương khớp, đốt sống cổ bị thoát vị đĩa đệm còn xảy ra do những chấn thương, do việc sai tư thế nằm, hoặc do thói quen ngồi nhiều. Đốt sống cổ bị thiếu hụt collagen hoặc không nhận đủ lượng máu cung cấp từ vận động giới hạn hoặc tư thế làm việc gò bó, rung xóc… Vì thế bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ mặc dù không giới hạn tuổi tác, giới tính nhưng sẽ xảy ra chủ yếu ở độ tuổi trung niên hơn so với giới trẻ độ tuổi 20 – 30 tuổi.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, đối tượng bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phát triển cao hơn ở những nhóm sau:

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường gặp phải ở đối tượng thường xuyên ngồi sai tư thế khi làm việc

Không có nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được xác định cụ thể. Tuy nhiên các chuyên gia xương khớp đã nhận định được những yếu tố khách quan, chủ quan thúc đẩy sự phát triển của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bao gồm:

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi bao xơ trong đĩa đệm chứa nhân nhầy thường xuyên chịu một áp lực do cột sống đè lên

Dấu hiệu bệnh thoát bị đĩa đệm đốt sống cổ đặc trưng là những cơn đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên do đây là biểu hiện chung của nhiều căn bệnh xương khớp nên bệnh nhân khó có thể phân biệt cụ thể. Nếu nhận thấy vùng cổ vai gáy đang có các triệu chứng sau, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể:

Các cấp độ của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng đơn giản là tình trạng đau nhức cơ bản. Ở giai đoạn cấp 2, cấp 3, hoặc tiến triển bệnh thành mãn tính, mức độ và tần suất cơn đau sẽ tăng dần theo tình trạng bệnh. Cụ thể:

Thực tế cho thấy, dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ lâm sàng không xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân và triệu chứng không mang tính đồng nhất. Do đó cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất là phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI tại các cơ sở y tế uy tín.

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ 

Thoát vị đĩa đệm chèn vào rễ thần kinh sẽ gây ra các hiện tượng đau, tê, yếu, liệt chi

Thoát vị đĩa đệm cổ là một bệnh lý tương đối nguy hiểm vì nó có thể phát triển thành nhiều biến chứng liên quan. Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, bệnh còn gây ra những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, biến chứng huyết áp, tim mạch… Mức độ nguy hiểm tăng lên khi bệnh nhân đang mắc phải các căn bệnh mãn tính khác như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn đông máu, bệnh thận…

Hậu quả nguy hiểm nhất của các căn bệnh xương khớp nói chung là bệnh nhân có thể mất dần khả năng vận động. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng lúc, những biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng xảy ra là:

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

X-quang thường quy: Đưa ra phản ánh nhất quan về tình trạng lệch vẹo cột sống trên phim thẳng, tỷ lệ giảm chiều cao gian đốt sống và giảm ưỡn cột sống ở phim nghiêng. Từ hình ảnh X-quang đưa ra đánh giá gián tiếp các bất thường ở đốt sống cổ bị thoát vị.

Chụp bao rễ thần kinh: Cho thấy hình ảnh cắt cụt rễ thần kinh, ấn lõm cột thuốc cản quang, gián đoạn cột thuốc hoặc cắt đứt hoàn toàn cột thuốc cản quang. Phản ánh gián tiếp hình ảnh thoát vị đĩa đệm qua hình ảnh ống sống, lỗ tiếp hợp. Song, hình ảnh không phân biệt được chèn ép do các nguyên nhân khác. 

Chụp cắt lớp vi tính: Chẩn đoán tương đối chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm có thoái hóa xương như vôi hóa dây chằng dọc sau, dày dây chằng vàng và mỏ xương. Song, không đem lại đánh giá cấu trúc đĩa đệm, mức độ thoát vị.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ được đánh giá cao nhất trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Đồng thời cho phép theo dõi những ảnh hưởng từ phía bên trong tủy sống khi chúng có dấu hiệu chèn ép.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể được kiểm soát tốt khi thường xuyên áp dụng vật lý trị liệu khoa học

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cần được điều trị can thiệp từ ban đầu, bởi nếu tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì bệnh khó chữa trị dứt điểm. Theo cơ chế sinh học, đĩa đệm sau khi thoát vị không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu, kể cả can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn đạt được tỷ lệ hồi phục đến 80-90% trong trường hợp tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Có hai phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Trong đó việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc  kết quả thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ cụ thể ở người bệnh. Bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị với một trong những hình thức sau:

Hiện không có thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đặc hiệu. Điều trị nội khoa nhằm hỗ trợ giảm đau và chống viêm khớp trong thời gian đầu, song song đó bệnh nhân cần kết hợp nẹp cổ, giảm đau, nắn khớp và vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị. Những loại thuốc được chỉ định chủ yếu là nhóm steroid (NSAID) như naproxen, ibuprofen… Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc ức chế COX-2 để cải thiện những cơn đau nghiêm trọng ở cổ, vai gáy, đầu…

Nằm trong quy trình điều trị nội khoa, người bệnh có thể được chỉ định kết hợp các biện pháp điều trị để giải quyết triệt để nguyên căn của bệnh. Bao gồm các phương pháp như:

Trị liệu thần kinh cột sống: Hình thức hỗ trợ trị liệu thần kinh cột sống chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tối ưu giúp làm giảm cơn đau mỏi cơ chuyên sâu. Thực tế hơn 80% trường hợp người bệnh nhân nhận thấy triệu chứng có chuyển biến tích cực sau khi được bác sĩ điều chỉnh lại cấu trúc sai lệch của khớp xương và đĩa đệm. Bằng cách này giúp giảm sự chèn ép ở dây thần kinh. 

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại khác như máy giảm áp Vertetrac, sóng xung kích Shockwave, thiết bị kéo giãn giảm áp cột sống DTS… Nhờ tác động vật lý tại những khu vực khớp cần nhận được hỗ trợ sẽ nâng cao hiệu quả của việc hồi phục các mô bị tổn thương.

Mổ thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân cấp thiết điều trị

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương án cuối cùng được thực hiện khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả. Trong đó tùy từng trường hợp tổn thương mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bằng phương pháp nội soi, mổ mở đốt sống cổ bằng lối trước kết hợp hàn xương hay thay đĩa đệm nhân tạo.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng nội soi là phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất cho những bệnh nhân đủ điều kiện. Bằng cách can thiệp thay đổi cấu trúc sai lệch của đĩa đệm đốt sống cổ mà không phá huỷ cơ vùng cổ, xương. Sau phẫu thuật sẽ hạn chế các biến chứng có thể xảy ra nhưng tỷ lệ tổn thương đĩa đệm vẫn còn khoảng dưới 20%. 

Những trường hợp bệnh nhân được chỉ định làm phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là:

Ngoài ra phương pháp phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như nguy cơ mất máu, thiếu máu, tai biến, thay đổi cấu trúc cơ bản gây rối loạn cơ khớp,… Những đối tượng bệnh nhân chống chỉ định phẫu thuật này gồm: Người bị hẹp ống sống nặng (phát triển nhiều xương trong tủy sống); bệnh nhân bị đau ở cổ và tay gây ra bởi thoát vị đĩa đệm và bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm và hẹp ở sống nhẹ.

Đừng quên phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ!

Đĩa đệm bị thoát vị sau khi được điều trị có thể tái phát nếu như bệnh nhân không chú ý đến chăm sóc và nghỉ ngơi khoa học. Kể cả sau khi điều trị thành công, cấu trúc đĩa đệm vẫn có thể bị sai lệch và tổn thương lần nữa khi bệnh nhân tiếp tục vận động nặng, hoặc không may do chấn thương sau đó.

Vì thế để đảm bảo sức khỏe của bản thân, người bệnh cần có kế hoạch chủ động phòng ngừa bệnh tái phát bằng những thói quen sống lành mạnh. Lời khuyên được chuyên gia khuyến khích trong quá trình hồi phục là:

Thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trong bài viết trên hi vọng có thể giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn căn bệnh bản thân. Đây là căn bệnh có thể điều trị phục hồi triệt để nếu bệnh nhân tiến hành chẩn đoán sớm. Song song với sử dụng thuốc, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và vận động khoa học hơn, đồng thời bổ sung dưỡng chất hợp lý để kiểm soát tốt nhất các biểu hiện của bệnh.

Nguồn: https://ihs.org.vn/thoat-vi-dia-dem-dot-song-co-18824.html

Xem thêm: Cập nhật phác đồ điều trị ung thư dạ dày

Rate this post
Exit mobile version