Hắc lào là bệnh da liễu không nguy hiểm nhưng tổn thương da có xu hướng lan rộng và diễn tiến xấu nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách. Bị hắc lào nặng không chỉ khó chữa mà còn dễ phát sinh biến chứng nghiêm trọng. Cần nắm rõ thông tin về bệnh để luôn chủ động trong việc phát hiện cũng như điều trị và chăm sóc.
Bị hắc lào nặng – Nguyên nhân do đâu
Hắc lào còn được gọi là lác đồng tiền – bệnh nhiễm trùng da thường gặp do bào tử nấm phát triển quá mức gây ra. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện các vết ban hình tròn có thể kèm theo nổi mụn nước li ti trên bề mặt da. Các tổn thương này thường kích hoạt cùng tình trạng ngứa ngáy khi âm ỉ, khi dữ dội rất khó chịu.
Thông thường, các tổn thương mà bệnh hắc lào gây ra có thể đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị và chăm sóc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh cũng có nguy cơ diễn tiến nặng và kích hoạt các vấn đề rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bị hắc lào nặng có thể do một số nguyên nhân chính sau đây:
1. Bị hắc lào nặng do vệ sinh da kém
Vệ sinh và làm sạch da đúng cách được cho là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh hắc lào. Thực hiện tốt sẽ khiến vùng da thông thoáng, sạch sẽ, không cho vi nấm có môi trường tốt để phát triển.
Ngược lại nếu vệ sinh da không tốt, thường xuyên để mồ hôi và bụi bẩn bám trên bề mặt da sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi. Cùng với đó, các loại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác cũng dễ dàng tấn công và kích hoạt nhiễm trùng nặng.
2. Sử dụng thuốc tùy tiện làm bệnh tiến triển nặng
Hắc lào là bệnh da liễu có mức độ nhẹ, rất ít khi gây nguy hiểm. Đặc biệt có thể đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị mà bác sĩ kê toa.
Tuy nhiên cũng chính vì bệnh nhẹ mà rất nhiều người chủ quan không thăm khám bác sĩ mà tự ý tùy tiện dùng thuốc. Điều này có thể khiến cho tổn thương da bị lở loét, chảy dịch kéo dài và bệnh diễn tiến nặng nề.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid trong điều trị còn khiến da bị giảm sức đề kháng. Điều này khiến cho tổn thương da trở nên nặng nề và tạo điều kiện cho bội nhiễm kích hoạt.
3. Bị hắc lào nặng do cào gãi, chà xát lên da
Bệnh hắc lào không chỉ khiến da tổn thương mà còn gây ngứa ngáy rất khó chịu. Chính điều này đã hình thành thói quan cào gãi, chà xát lên bề mặt da để giải tỏa cơn ngứa ở rất nhiều người bệnh.
Đây là một trong những thói quen xấu khiến cho tổn thương da nặng nề thêm, kích hoạt các tổn thương thứ phát. Không chỉ cản trở quá trình điều trị bệnh, khiến bệnh nặng nề thêm mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến da bị tổn thương sâu.
4. Sức đề kháng suy giảm khiến bệnh trở nặng
Khả năng đề kháng và miễn dịch của mỗi người được cho là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị bệnh hắc lào và thời gian phục hồi của tổn thương trên da. Ở những người có thể trạng và sức đề kháng tự nhiên của làn da tốt thì quá trình điều trị bệnh sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Ngược lại trong trường hợp sức đề kháng suy giảm thì tổn thương da do hắc lào thường chậm lành, dễ phát sinh rủi ro. Điều này lý giải tại sao các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tiểu đường hay nhiễm HIV thường rất dễ bị bệnh hắc lào nặng.
Các dấu hiệu nhận biết bị hắc lào nặng
So với hiện trạng bệnh ở giai đoạn khởi phát thì khi bệnh diễn tiến nặng, các triệu chứng cũng sẽ kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng hơn. Có thể nhận biết bệnh hắc lào nặng thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Tổ
n thương da kích hoạt trên phạm vi rộng rộng, đôi khi còn chồng chéo lên nhau - Mụn nước mọc nhiều và các nốt mụn cũng to hơn
- Vùng da bị bệnh có thể chảy dịch, bị trợt loét hay xuất hiện tổn thương thứ phát
- Cơn ngứa kích hoạt ở mức độ rất dữ dội, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống thường ngày
- Bội nhiễm xuất hiện trên vùng da bị bệnh, tổn thương sâu, gây đau rát
- Đôi khi nhiễm trùng còn làm phát sinh các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, tăng thân nhiệt, chán ăn…
Bị hắc lào nặng có nguy hiểm không?
Bệnh hắc lào khi diễn tiến nặng mặc dù sẽ không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày mà còn có nguy cơ phát sinh biến chứng.
Thông tin về một số vấn đề ảnh hưởng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh hắc lào nặng:
- Ảnh hưởng tâm lý:
Bệnh hắc lào nặng thường gây ra cơn ngứa dữ dội. Đặc biệt khi trời nắng nóng hay lúc cơ thể tiết nhiều mồ hôi, tình trạng sẽ nghiêm trọng thêm. Ngứa ngáy kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Lâu dần khiến cơ thể suy nhược. Tổn thương da nặng còn khiến người bệnh luôn sống trong cảm giác tự ti, mặc cảm.
- Dễ để lại thâm sẹo:
Tổn thương da lan tỏa rộng ở mức độ nặng nề sẽ cản trở quá trình điều trị. Cùng với đó bệnh nặng khiến tổn thương sâu, bề mặt da trợt loét và dễ nhiễm trùng. Việc để lại thâm sẹo làm mất thẩm mỹ làn da sau điều trị là vấn đề rất khó tránh khỏi.
- Bội nhiễm nặng nề:
Bị hắc lào nặng thì nguy cơ gặp tình trạng bội nhiễm là rất cao. Hơn nữa bội nhiễm còn có thể kích hoạt trên phạm vi rộng. Nhiều trường hợp còn dẫn đến viêm mô tế bào, xảy ra ở lớp sâu nhất của da.
- Hắc lào chàm hóa:
Đây cũng là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh hắc lào tiến triển nặng mà không được kiểm soát tốt. Tổn thương da lan tỏa rộng và nặng nề, không thể phục hồi lại như ban đầu sau điều trị.
Khi bị chàm hóa, ngay tại vùng da bệnh sẽ xảy ra quá trình niken hóa. Lúc này, tế bào da mới sẽ không được tái tạo. Có dấu hiệu chảy dịch nước, khi sờ vào sẽ cảm thấy khô nhám và có màu thâm sạm.
Cách điều trị khi bị hắc lào nặng
Bệnh hắc lào khi đã diễn tiến nặng thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Các triệu chứng của bệnh cần thời gian dài để kiểm soát, tổn thương trên da cũng có xu hướng chậm lành hơn.
Tuy nhiên nếu nghiêm túc điều trị và chăm sóc tốt thì bệnh vẫn có thể chữa khỏi. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ phát sinh các tình huống rủi ro không mong muốn.
Khi bị hắc lào nặng có thể điều trị như sau:
1. Tích cực dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ
Dùng thuốc được các chuyên gia Da liễu nhận định là giải pháp điều trị chính cho bệnh hắc lào diễn tiến nặng. Lúc này, mục đích điều trị là vừa ức chế hoạt động vi nấm, vừa tập trung kiểm soát tổn thương da và bội nhiễm.
Bác sĩ có thể kết hợp kê toa một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng nấm dạng kem bôi: Có thể là ketoconazol, miconazol hay econazol. Chúng có tác dụng ức chế hoạt động của bào từ nấm. Từ đó hạn chế tổn thương da lan rộng, giảm ngứa ngáy và đau rát.
- Thuốc kháng nấm đường uống: Được dùng kết hợp với dạng kem bôi để nâng cao hiệu quả điều trị. Bởi khi bệnh tiến triển nặng thì vi nấm hoạt động rất mạnh và sinh sôi nhanh. Thuốc được chỉ định có thể là griseofulvin, itraconazole, fluconazole, ketoconazol…
- Dung dịch sát khuẩn: Trong giai đoạn tổn thương da có mụn nước, vỡ, chảy dịch và lở loét thì bác sĩ có thể kê toa một số dung dịch sát khuẩn như dung dịch Jarish, hồ nước,… Các dung dịch này có khả năng sát trùng nhẹ, giảm viêm và làm dịu da.
- Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định khi có bội nhiễm kích hoạt trên vùng da bị hắc lào. Bội nhiễm còn nhẹ thì có thể chỉ định kháng sinh dạng bôi ngoài da kết hợp với corticoid. Còn bội nhiễm nặng có thể cân nhắc kháng sinh thường uống. Chủ yếu là nhóm macrolid và penicillin dùng trong 7 – 10 ngày.
- Thuốc giảm đau và chống viêm: Thuốc giảm đau (Paracetamol) hay chống viêm (NSAID) có thể được chỉ định để giảm thân nhiệt, chống viêm và giảm đau trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng cho người có các vấn đề về gan thận, dạ dày hay tim mạch.
Tất cả các loại thuốc được đề cập ở trên đều có thể tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị hắc lào nặng. Người bệnh cần tích cực dùng thuốc theo đúng liều lượng, tần suất và thời gian mà bác sĩ chỉ định. Trường hợp toa thuốc được kê không đáp ứng hay có những vấn đề ngoại ý phát sinh, hãy kịp thời báo cáo để được điều chỉnh. Tuyệt đối không tự ý thay đổi kế hoạch dùng thuốc trong bất cứ trường hợp nào.
2. Các giải pháp chăm sóc và hỗ trợ tại nhà
Bệnh hắc lào dù đã tiến triển nặng thì các tổn thương vẫn có khả năng đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Tuy nhiên để đẩy nhanh quá trình điều trị và hạn chế rủi ro phát sinh, cần chú ý kết hợp chăm sóc tốt tại nhà.
Chăm sóc tốt sẽ rút ngắn được thời gian điều trị, đồng thời giúp tổn thương da nhanh chóng khôi phục về trạng thái ban đầu. Ngoài ra, còn ngăn ngừa được sự hình thành thâm sẹo hay chàm hóa da sau điều trị.
Cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát lên vùng da bị bệnh. Khi tắm cũng không nên kỳ cọ mạnh lên bề mặt da tổn thương.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, bên cạnh nước lọc nên uống thêm nước trái cây, rau củ tươi. Không chỉ giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da mà còn giúp tăng cường đề kháng và hàng rào bảo vệ da.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
- Tránh tiêu thụ thực phẩm kích thích phản ứng viêm hay dễ gây thâm sẹo. Điển hình như rau muống, thịt bò, hải sản, đồ cay nóng, gạo nếp…
- Vệ sinh da đúng cách, sử dụng các sản phẩm vệ dinh dịu nhẹ, lành tính, không chứa quá nhiều cồn hay chất tẩy mạnh.
- Tránh mặc quần áo quá chặt, thay vào đó nên chọn đồ rộng thoáng với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Trong thời gian điều trị nên hạn chế vận động mạnh hay tập thể dục có cường độ cao. Các hoạt động này có thể khiến da tiết nhiều mồ hôi làm tăng cơn ngứa và tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và hạn chế tiếp xúc với những người khỏe mạnh.
- Không tự ý áp dụng các mẹo chữa tại nhà hay bài thuốc dân gian khi bệnh hắc lào đã diễn tiến nặng.
- Khi tổn thương da đã khô lại và đóng mài, cần thường xuyên dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm lành tính. Nên ưu tiên các loại kem dưỡng có nguồn gốc từ tự nhiên.
Bị hắc lào nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ tiến triển nặng rất nhanh. Lúc này việc kiểm soát sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đòi hỏi người bệnh phải tích cực dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ và chăm sóc thật tốt tại nhà. Chủ quan và lơ là rất dễ khiến cho các vấn đề rủi ro phát sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- Lác đồng tiền (hắc lào) có để lại sẹo không?
- 10 loại thuốc trị hắc lào tốt nhất hiện nay – Dứt điểm bệnh
Xem thêm: Ung thư tinh hoàn