Cam là loại trái cây phổ biến nhất thế giới với lượng calo thấp và nguồn dinh dưỡng cao. Cam có thể hỗ trợ sức khỏe của da và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Tham khảo một số thông tin về công dụng của nước cam cũng như cách sử dụng an toàn để bảo vệ sức khỏe.
Cây cam
Cam là một loại cây thường xanh, tuổi thọ có thể 50 – 60 năm, có cây có thể sống đến 100 năm nếu được chăm sóc tốt. Có nhiều tài liệu cho rằng cam có thể có nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ và một số nước khác thuộc Đông Nam Á. Trong hàng trăm năm, cam đã được lại tạo, nhân giống và phổ biến trên khắp thế giới.
Một cây cam trưởng thành có thể cao từ 5 – 15 mét, thân có hình trụ, phân thành nhiều cành, các cành chính có độ cao từ 60 – 120 cm so với mặt đất. Lá cam mọc so le, có răng cưa, cuống có cánh, rộng khoảng 4 – 10 mm. Lá cam non có màu xanh nhạt, khi trưởng thành sẽ đậm dần. Quả cam mọng nước có màu xanh hoặc cam, thịt có màu vàng, cam hoặc đỏ, tùy vào giống cam. Cả vỏ và lá cam đều có các tuyến tinh dầu đặc trưng của cam.
Cam thường nở hoa vào mùa xuân. Mỗi lần thường nỡ rất nhiều hoa, tuy nhiên chỉ một số lượng nhỏ phát triển thành quả. Hoa cam thường có màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm, có mùi thơm nhẹ, dễ chịu.
Hiện tại, quả cam được chia thành cam ngọt và cam đắng. Các giống cam ngọt thường được sử dụng như một món ăn nhẹ và là thành phần cho các món ăn khác. Mặt khác, cam đắng có vị đắng, khô nhưng rất thơm và thường được sử dụng để làm mứt, kẹp và các loại rượu hương cam.
Nước cam – Thành phần, giá trị dinh dưỡng
Cam chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể. Loại quả này cũng chứa nhiều vitamin C có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do một cách hiệu quả. Thực tế một quả cam có thể cung cấp 100% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Ngoài ra, cam cũng là một nguồn vitamin A, vitamin B, đồng, canxi, kali và magiê cao.
Cụ thể, một số chất dinh dưỡng được tìm thấy trong cam như sau:
- Calo 84,6
- Vitamin C 69,7 mg
- Vitamin A 405IU
- Vitamin E 0,3mg
- Vitamin B6 0,1 mg
- Chất xơ 4,3 g
- Carbohydrate 21,1 g
- Đường 16,8 g
- Thiamin 0,2 mg
- Riboflavin 0,1 mg
- Niacin 0,5 mg
- Folate 54,0 mcg
- Axit pantothenic 0,5 mg
- Choline 15,1 mg
- Canxi 72 mg
- Sắt 2,2 mg
- Magiê 18 mg
- Photpho 25,2 mg
- Kali 326 mg
- Selen 0,9 mcg
- Đồng 0,1 mg
- Protein 1,2 g
17 công dụng của nước cam đối với sức khỏe
Nhờ vào các hoạt chất thực vật và thành phần dinh dưỡng dồi dào, cam có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính và tăng cường sức khỏe của người dùng. Cụ thể một số công dụng của nước cam như sau:
1. Ngăn ngừa ung thư
Nước cam có chứa hợp chất D – limonene đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư phổi và ung thư da. Ngoài ra, vitamin C trong cam cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do trong cơ thể.
Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
2. Làm giảm lượng Cholesterol xấu
Nước cam chứa Pectin, là một chất xơ hòa tan liên kết các Cholesterol trong ruột. Điều này giúp cơ thể không hấp thụ Cholesterol vào máu. Bên cạnh đó, cam cũng chứa một loại Flavanone có tên gọi là Hesperidin. Đây là thành phần có thể hỗ trợ làm giảm lượng Cholesterool xấu trong cơ thể.
3. Hỗ trợ hạ huyết áp
Một trong những công dụng của nước cam phổ biến là hỗ trợ làm hạ huyết áp. Cam rất giàu Kali, có thể làm giảm căng thẳng trong mạch máu, hạn chế tác dụng của Natri và giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên.
Ngoài ra, Kali trong cam có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bảo vệ tim và chống lại các cơn đột quỵ.
4. Phòng chống viêm khớp dạng thấp
Cam chứa một nguồn vitamin C dồi dào có thể hỗ trợ làm giảm viêm đau khớp và viêm khớp. Ngoài ra, hoạt chất Phytonutrients Zeaxanthin và Beta – Cryptoxanthin có trong cam có thể hỗ trợ chống lại tình trạng oxy hóa, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng viêm đa khớp.
Theo một số nghiên cứu, uống một ly nước ép cam mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.
5. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nước cam chứa hàm lượng Vitamin C rất cao có thể hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào trắng. Từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Bên cạnh đó, nước cam cũng chứa lượng Vitamin A, đồng, Folate và các chất dinh dưỡng khác giúp các hoạt động của hệ thống miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất.
Ngoài ra, Thiamine có trong nước cam cũng có hiệu quả cao trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài cơ thể.
6. Ngăn ngừa sỏi thận
Nhờ vào hàm lượng Vitamin C cao mà nước cam được cho là thực phẩm thân thiện với thận. Sử dụng nước cam thường xuyên được cho là có thể làm tăng lượng Citrate trong nước tiểu. Thiếu hụt Citrate được cho là có nhiều nguy cơ gây sỏi thận. Do đó, cam có thể làm tăng nồng độ Citrate trong nước tiểu một cách tự nhiên, từ đó giảm nguy cơ sỏi thận.
Ngoài ra, nước cam cũng giúp ức chế sự hình thành sỏi thận bằng cách giảm sự kết tinh của Axit Uric.
7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nước cam có chỉ số đường huyết thấp do đó rất phù hợp cho người có lượng đường trong máu cao. Cam cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan, có thể hỗ trợ làm chậm quá trình cung hấp thu lượng đường trong máu.
Nhiều nghiên cứu cho biết, ăn cam có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt hơn so với việc uống nước cam. Bởi vì chất xơ trong cam sẽ được hấp thụ tốt hơn thông qua việc ăn cả múi cam. Ngoài ra, cần tránh các loại nước ép cam được chiết suất, bởi vì các loại thức uống này có thể được cho các chất tạo ngọt, không thân thiện với người bệnh tiểu đường.
8. Duy trì sức khỏe của mắt
Cam là một nguồn vitamin A dồi dào, tự nhiên, an toàn và cần thiết cho việc phát triển thị lực. Sử dụng nước cam thường xuyên có thể chống lại các vấn đề liên quan đến mắt do lão hóa và hỗ trợ các chức năng của giác mạc.
Ngoài ra, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong cam cũng có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Cam cũng hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng liên quan đến lão hóa và tuổi tác.
9. Cải thiện chức năng của não bộ
Axit Folic có trong cam có thể thúc đẩy hoạt động và sự phát triển toàn diện của các chất dẫn truyền thần kinh của não. Mức độ dẫn truyền thần kinh thấp có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, hay lo âu và các dạn
g rối loạn thần kinh khác.
Bên cạnh đó, nước cam cũng chứa Polyphenol. Đây là hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các chức năng trí nhớ và hỗ trợ khả năng học tập.
10. Hỗ trợ khả năng sinh sản của nam giới
Nồng độ Axit Folic và vitamin C dồi dào có trong cam được cho là có lợi cho sức khỏe tình dục của nam giới. Cam cũng giàu chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tinh trùng khỏi các tổn thương di truyền, gây dị tật tinh trùng bẩm sinh.
Một số nghiên cứu cho biết sử dụng cam thường xuyên có thể làm tăng nồng độ Testosterone và cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới. Tương tự, một số nghiên cứu về khả năng sinh sản và tình trạng vô sinh ở nam giới cho biết, bổ sung vitamin C có thể làm tăng sản xuất Oxit Nitric, giúp cải thiện sự giãn mạch và cương cứng ở dương vật nam giới.
Do đó, sử dụng cam thường xuyên được cho là có thể cải thiện sức khỏe tinh trùng và khả năng quan hệ tình dục ở nam giới.
11. Tốt cho da và tóc
Vitamin C có trong nước cam giúp kích thích sản xuất Collagen. Collagen là một thành phần thiết yếu để duy trì mái tóc và làn da khỏe mạnh. Nếu một người thường xuyên bị rụng tóc, tóc yếu hoặc dễ gãy rụng thì nên ăn một quả cam mỗi ngày để thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao có thể giúp da chống lại quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, việc tăng cường sản xuất Collagen có thể cải thiện độ đàn hồi của da và hỗ trợ làm giảm nếp nhăn.
12. Hỗ trợ giảm cân
Cam chứa nhiều chất xơ, do đó giúp người dùng cảm thấy no và kiểm soát được việc nạp thực phẩm. Ngoài ra, cam cũng chứa ít calo, giàu chất dinh dưỡng, có thể cung cấp năng lượng vừa đủ cho các hoạt động trong ngày và giúp bạn không cảm thấy đói.
Do đó, nếu có kế hoạch giảm cân, bạn có thể cân nhắc bổ sung cam như một món ăn tráng miệng. Điều này có thể ngăn ngừa cảm giác thèm ngọt.
13. Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Hàm lượng Axit Folic trong cam cao có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, chất sắt có thể không được hấp thụ hoàn toàn khi có thể vitamin C. Do đó, bổ sung cam thường xuyên để có lượng vitamin C ổn định và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
14. Ngăn ngừa các vết loét dạ dày
Hầu hết tình trạng viêm loét dạ dày thường xuất hiện ở ruột non. Các vết loét có thể dẫn đến táo bón nặng hoặc các vấn đề khác ở hệ thống tiêu hóa.
Cam là một nguồn vitamin C dồi dào có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ hình thành các vết loét. Một số nghiên cứu cho biết, người thường xuyên sử dụng cam có lượng axit dạ dày cân bằng, ổn định và ít có nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng hơn những người không sử dụng cam.
15. Hỗ trợ chống còi xương ở trẻ em
Còi xương là một tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ em. Bởi vì trẻ em có xương mềm, yếu và khó hấp thụ các khoáng chất cần thiết. Bổ sung cam thường xuyên có thể giúp cơ thể trẻ hấp thụ các khoáng chất và ngăn ngừa tình trạng còi xương, thấp bé.
Ngoài ra, trẻ uống nước cam thường xuyên cũng hỗ trợ làm giảm các rối loạn khác nhau và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy cơ.
16. Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa
Cam có thể hỗ trợ làm tăng lượng axit dạ dày cần thiết và hỗ trợ các hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và ngăn ngừa chứng táo bón.
Ngoài ra, thường xuyên sử dụng cam được cho là có thể giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Cam cũng chứa nhiều hóa chất quan trọng để giảm khả năng tạo ra khí, tránh tình trạng ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi chướng bụng.
17. Hỗ trợ điều trị Hội chứng buồng trứng đa nang
Người bệnh Hội chứng buồng trứng đa nang nên thực hiện một chế độ ăn kiêng phù hợp, sử dụng các sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh. Do đó, cam là một thực phẩm có đường huyết thấp và phù hợp với cho bệnh nhân Hội chứng buồng trứng đa nang.
Ngoài ra, sử dụng cam thường xuyên cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe sinh sản của nữ giới và ngăn ngừa một số bệnh phụ khoa.
Cách uống nước cam đúng cách mỗi ngày
Sử dụng nước cam thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cam chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa phải. Ăn quá nhiều cam trong một ngày có thể dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng thậm chí là tiêu chảy.
Ngoài ra, cam cũng chứa nồng độ axit cao. Tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược. Do đó, điều quan trọng là sử dụng cam với liều lượng phù hợp đối với thể trạng cơ thể và tình trạng sức khỏe.
Mắc dù không có nghiên cứu cụ thể về liều lượng và cách thức sử dụng cam đúng đắn. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số lưu ý về cách sử dụng cam như sau:
- Uống nước cam vào buổi sáng, khi bụng rỗng, chưa ăn sang. Đây là thời gian tốt nhất để thanh lọc cơ thể. Do đó, sử dụng cam lúc này có thể giúp cơ thể loại bỏ các chất thải và cải thiện quá trình chuyển động của ruột.
- Uống nước cam hoặc ăn một quả cam mỗi ngày để giảm 14% nguy cơ mắc bệnh béo phì.
- Kết hợp cam với thịt, đậu lăng và thịt giăm bông sẽ giúp cơ thể đồng hóa chất sắt tốt hơn.
- Bệnh nhân thiếu máu nên uống nước cam mỗi ngày để tích hợp sắt và hạn chế nguy cơ thiếu máu.
- Mặc dù cam ít calo nhưng ăn nhiều cam trong một ngày có thể dẫn đến tăng cân.
- Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị ợ nóng nên tránh sử dụng quá nhiều cam. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
- Cam chứa hàm lượng Kali cao. Do đó, tiêu thụ quá nhiều cam có thể khiến chức năng thận hoạt động không tốt. Không thể lọc hết Kali khỏi máu có thể dẫn tới tử vong.
Nói chung, trong tình trạng sức khỏe bình thường, người dùng có thể sử dụng một quả cam mỗi ngày (không quá 2.000 mg). Đối với người có các bệnh lý tiềm ẩn nên cân nhắc khi sử dụng cam hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có liều lượng sử dụng phù hợp.
Cam là một loại trái cây phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc bổ sung cam cần hợp lý để tránh các rủi ro không mong muốn. Những đối tượng đặc biệt, đang sử dụng thuốc hoặc các liệu pháp điều trị khác nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng cam.
Xem thêm: Đau dạ dày ở trẻ em là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả