Ung thư da là sự phát triển bất thường của các tế bào da. Bệnh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
I. Ung thư da là gì?
Ung thư da là sự tăng trưởng một cách bất thường của các tế bào da. Khi các tế bào da phát triển đột biến không kiểm soát, chúng sẽ tạo thành các khối u. Chính những khối u này gây tổn thương da. Và ung thư xảy ra khi khối u có cấu tạo từ các tế bào ác tính.
Theo các chuyên gia da liễu, có ba loại ung thư da chính đó là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) và các khối ác tính. Phần lớn các bệnh ung thư da là do SCC và BCC. Hầu hết những khối u ác tính thường không có khả năng lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời chúng có thể gây biến dạng cục bộ.
Ngoài những loại ung thư này, còn có một loại ung thư da khác gọi là u hắc tố ác tính (Melanoma). Là một trong những trường hợp ung thư da nguy hiểm nhưng ít gặp nhất, có xu hướng lây lan đến các bộ phận khác. Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm.
Ung thư da phát triển ở đâu?
Ung thư da thường phát triển chủ yếu ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như
- Da đầu
- Da mặt
- Môi
- Tai
- Cổ
- Ngực
- Cánh tay, bàn tay và chân
Ngoài ra, tế bào ung thư cũng có thể hình thành trên các khu vực da ít tiếp xúc với tia cực tím như lòng bàn tay, bên dưới móng tay hoặc móng chân, ngay cả khu vực sinh dục.
II. Dấu hiệu nhận biết ung thư da
Việc phát hiện sớm ung thư da sẽ mang đến cho bạn cơ hội lớn để điều trị thành công. Tùy thuộc vào mỗi loại ung thư da mà có biểu hiện khác nhau, cụ thể:
1. Triệu chứng ung thư biểu mô tế bào đáy
Ung thư biểu mô tế bào đáy xảy ra ở những khu vực thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nổi bật là mặt và cổ. Nếu bị ung thư biểu mô tế bào đáy, người bệnh có thể thấy trên da xuất hiện một cục u bướu nhỏ, có thể biểu hiện giáp hoặc lồi lên.
Đôi khi bệnh nhân có thể thấy da chảy máu và hình thành vảy cứng. Vùng da này có dấu hiệu như đang lành nhưng thực chất không bao giờ lành hẳn và thường gây ngứa. Thay vào đó, chúng sẽ để lại những vết sẹo phẳng, màu đỏ thịt hoặc nâu.
2. Dấu hiệu ung thư biểu mô tế bào vảy
Thông thường, những người có làn da sẫm màu thường có nhiều khả năng phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy trên những khu vực không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Triệu chứng nhận biết ung thư biểu mô tế bào vảy thường là da xuất hiện vảy, rất cứng. Đôi khi có những lớp vảy sừng nhưng chạm vào thường thấy mềm. Những vùng da thường xuất hiện những triệu chứng này là da cánh tay, mu bàn chân và tay, tóc.
Ngoài các biểu hiện nêu trên, nếu bạn thấy một vài dấu hiệu khác xảy ra trên da nhưng không biến mất đi trong vòng 1 tháng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Vì rất có thể đó là những dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư da.
3. Triệu chứng khối u ác tính
Khối u ác tính có thể phát triển bất cứ nơi nào trên cơ thể bạn, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Chúng thường xuất hiện trên thân hoặc m
ặt của đàn ông và ở chân dưới của phụ nữ. Ngoài ra, u ác tính có thể xảy ra ngay cả những vùng da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Dấu hiệu nhận biết khối u ác tính có thể là:
- Một đốm lớn màu nâu hoặc sẫm.
- Nốt ruồi thường xuyên thay đổi màu sắc và kích thước. Đôi khi có cảm giác giống như chảy máu.
4. Dấu hiệu của các bệnh ung thư da ít gặp
Một số loại ung thư da như:
+ Sarcoma Kaposi
Là một dạng ung thư da hiếm gặp. Bệnh này thường phát triển trong các mạch máu của da và gây ra các mảng đỏ hoặc tím trên da.
Kaposi sarcoma chủ yếu xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như người bị HIV/AIDS hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch tự nhiên như người đã trải qua cấy ghép nội tạng.
Ung thư Sacorma Kaposi thường gặp ở những người đàn ông trẻ sống ở Châu Phi hoặc những người Do Thái, Địa Trung Hải.
+ Ung thư biểu mô tế bào Merkel
Ung thư tế bào Merkel hay còn gọi là ung thư biểu mô thần kinh nội tiết của da. Đây là một loại ung thư da rất hiếm gặp, gây ra các nốt sần chắc chắn, sáng bóng trên hoặc ngay dưới da và trong nang lông.
Ung thư tế bào Merkel thường được tìm thấy trên đầu, cổ và thân. Loại ung thư này thường có xu hướng phát triển và di căn nhanh chóng ở giai đoạn sớm, Do đó, ngay khi thấy triệu chứng bệnh, người bệnh nên tiến hành điều trị sớm.
+ Ung thư biểu mô tuyến bã nhờn
Ung thư biểu mô tuyến bã nhờn thường xuất hiện dưới dạng các nốt cứng, không đau. Chúng có thể phát triển ở bất cứ đâu nhưng hầu hết xảy ra trên mí mắt và thường bị nhầm lẫn với các vấn đề về mí mắt khác. Chính vì vậy, bệnh chỉ được phát hiện khi đã tiến triển nặng, gây khó khăn trong việc điều trị.
III. Nguyên nhân gây ung thư da
Ung thư da xảy ra khi đột biến xảy ra trong DNA của các tế bào da dẫn đến tình trạng các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát, hình thành một khối tế bào ung thư. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể là do:
1. Tia tử ngoại
Tia tử ngoại (UV) có trong ánh nắng mặt trời là mộ trong những “thủ phạm” hàng đầu gây ung thư da. Theo thống kê, có hơn 90% trường hợp ung thư da là do tia cực tím gây ra.
Khi da tiếp xúc với tia UV, các tế bào sẽ tạo sắc tố và giải phóng melanine từ nâu đến đậm để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím sẽ khiến sắc tố da vượt ngưỡng gây đột biến và phát triển thành khối u.
2. Do tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo
Không chỉ riêng gì ánh nắng mặt trời, tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo như đèn ngủ, đèn sân khấu, ánh sáng xanh của máy tính, điện thoại,… cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
3. Da bị tổn thương
Một số vùng da bị tổn thương do tai nạn, bỏng hoặc viêm nhiễm da lâu ngày,… khả năng bị ung thư biểu bì tế bào có vảy thường cao hơn những vùng da khác. Nguyên nhân có thể là do quá trình tái tạo lớp biểu bì của da bị ảnh hưởng, chức năng bảo vệ vì thế mà mất dần, tăng nguy cơ ung thư.
4. Yếu tố di truyền
Ung thư da xảy ra một phần là do yếu tố di truyền. Do đó, nếu gia đình có người thân bị ung thư da khả năng bạn mắc phải bệnh là khá cao.
Ngoài các yếu tố nêu trên, ung thư da có thể do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như than, thuốc nhuộm tóc, thạch tín, dẫn suất xăng dầu,…
Những ai dễ mắc bệnh ung thư da?
Một số đối tượng dưới đây khả năng mắc phải ung thư da là rất cao:
- Da trắng: Ung thư da có thể xuất hiện ở hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, những người có làn da đen và nâu thường ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn những người có làn da trắng. Bởi các hắc sắc tố màu có trong da những người này đã giúp bảo vệ da một cách tự nhiên.
- Cháy nắng: Có một hoặc nhiều vết cháy nắng khi còn nhỏ hoặc thời thiếu niên thường làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da khi bạn bước sang tuổi trưởng thành. Ngoài ra, cháy nắng ở tuổi trưởng thành cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư da.
- Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng: Nếu biết cách tận dụng ánh nắng từ mặt trời, chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bạn. Ngược lại, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng có thể khiến làn da bạn bị sạm màu và tăng nguy cơ ung thư.
- Ngoài ra, những người sống ở vùng núi có khí hậu ấm áp nguy cơ bị ung thư da thường cao hơn người sống ở vùng khí hậu lạnh.
- Mặt khác, người có làn da mịn và xuất hiện nhiều tàn nhang khi đi nắng, khả năng bị ung thư da khá cao.
- Những người có nhiều nốt ruồi hoặc nốt ruồi xuất hiện bất thường trên da, lớn hoặc không đều màu, khả năng chúng trở thành khối ung thư là rất cao.
- Người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc ung thư da khá cao, bao gồm cả những người nhiễm HIV/AIDS, người dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi cấy ghép nội tạng.
IV. Chẩn đoán ung thư da
Bác sĩ sẽ dựa vào sự thay đổi trên da của bạn để chẩn đoán ung thư da. Ngoài ra, để chắc chắn họ sẽ làm sinh thiết da bằng cách loại bỏ mẫu da nghi ngờ ung thư gửi đến phòng thí nghiệm.
Sau khi có kết quả chẩn đoán ung thư da, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một vài xét nghiệm để xác định giai đoạn ung thư. Việc làm này giúp họ lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
V. Điều trị ung thư da như thế nào?
Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương da, kích thước, độ sâu, vị trí, loại ung thư mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Đối với ung thư da ở giai đoạn sớm có thể không cần điều trị, nếu trong quá trình sinh thiết da ban đầu bác sĩ đã loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư.
Ngoài ra, bác sĩ có thể l
ựa chọn một số phương pháp điều trị sau:
- Đóng băng (phẫu thuật lạnh): Bác sĩ có thể tiêu diệt một số tế bào ung thư da nhỏ bằng cách làm lạnh chúng bằng khí nitơ lỏng. Các mô chết sẽ bong ra khi băng tan chảy.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Loại điều trị này thường phù hợp với bất kỳ loại ung thư da. Bác sĩ có thể cắt bỏ khối mô ung thư và rìa xung quanh của làn da khỏe mạnh.
- Phẫu thuật Mohs: Phương pháp này thường áp dụng trị liệu trong những trường hợp tế bào ung thư da lớn, thường xuyên tái phát và gây khó khăn trong điều trị. Phẫu thuật Mohs cũng dùng trong điều trị ung thư biểu mô đáy và ung thư biểu mô vảy. Phương pháp này thường dùng điều trị ung thư da ở những khu vực cần bảo tồn da nhiều như mũi. Nghĩa là trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các lớp tế bào đột biến bất thường mà không cần lấy quá nhiều da khỏe mạnh xung quanh.
Một số phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư tế bào vảy như:
- Xạ trị: Là phương pháp sử dụng các chùm năng lượng mạnh như tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thông thường, xạ trị được lựa chọn khi phẫu thuật không giúp loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.
- Hóa trị: Là phương pháp điều trị ung thư sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kháng ung thư. Người bệnh có thể sử dụng hóa trị liệu tại chỗ để điều trị ung thư da giới hạn ở lớp trên cùng của da. Còn hóa trị liệu toàn thân thường được sử dụng khi các tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
- Liệu pháp quang động (PDT): Là một thủ thuật điều trị ung thư bằng cách kết hợp giữa một loại thuốc với một loại ánh sáng cụ thể. Phương pháp điều trị này giúp phá hủy và tiêu diệt các tế bào ung thư da.
- Liệu pháp sinh học: Liệu pháp này sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để ngăn chặn tế bào ung thư phát triển đồng thời tiêu diệt chúng.
VI. Biện pháp phòng ngừa ung thư da
Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Do đó, để ngăn ngừa bệnh, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bằng cách che chắn kín mỗi khi ra ngoài. Đặc biệt, không nên ra ngoài vào những khung giờ từ 9 đến 15 giờ trong ngày. Bởi đây là khoảng thời gian tia tử ngoại và tia hồng ngoại hoạt động với cường độ mạnh nhất.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da. Mặc dù chúng không giúp lọc được tất cả các bức xạ cực tím nhưng chúng có thể làm giảm tình trạng cháy nắng hoặc nắng nóng gây tổn thương da. Bạn nên sử dụng kem chống nắng quanh năm, ngay cả những ngày mùa đông. Tốt nhất nên lựa chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF 15 giúp kéo dài thời gian chống nắng cho da.
Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, bạn cũng nên mặc những bộ quần áo dài tay để che chắn, bảo vệ cánh tay, chân khỏi tiếp xúc với ánh nắng. Những bộ quần áo sáng màu thường được ưu tiên lựa chọn trong những ngày nắng nóng hơn những chiếc áo, quần tối màu. Lý do là chúng giúp bảo vệ da bằng cách ngăn chặn các tia bức xạ nhiệt tiếp xúc với cơ thể.
Mặt khác, vùng da quanh mắt và đầu có nguy cơ ung thư rất cao vì đây là vùng da nhạy cảm. Do đó, bạn cũng nên bảo vệ vùng da này bằng cách đeo kính râm và đội mũ khi ra ngoài.
Ung thư da có thể phát triển ở bất kỳ vùng da nào và ở mọi đối tượng. Do đó, khi thấy da có những biểu hiện bất thường bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp bệnh chuyển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Siêu âm tuyến giáp để làm gì?