Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Siêu âm tuyến giáp để làm gì?

Ở tuyến giáp thường có các bệnh lý mà đôi khi triệu chứng không rõ ràng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát các bệnh về tuyến giáp là vô cùng cần thiết. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến là siêu âm tuyến giáp. Vậy phương pháp này có những lợi ích và rủi ro gì, khi nào thì bạn cần đi siêu âm?

Ở tuyến giáp thường có các bệnh lý mà đôi khi triệu chứng không rõ ràng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát các bệnh về tuyến giáp là vô cùng cần thiết. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến là siêu âm tuyến giáp. Vậy phương pháp này có những lợi ích và rủi ro gì, khi nào thì bạn cần đi siêu âm?

Trước hết chúng ta cần biết, tuyến giáp là một trong chín tuyến nội tiết nằm trên cơ thể, có chức năng sản xuất và giải phóng hormone vào máu để điều hòa các quá trình chuyển hóa. Hai hormone chính của tuyến giáp là thyroxine (hormone T4) và tri-iodo-thyronine (hormone T3).

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng như con bướm, gồm 2 thùy trái và phải được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Thùy phải thường lớn hơn thùy trái.

Siêu âm tuyến giáp là gì?

Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật siêu âm không xâm lấn, thường dùng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm thanh có tần số cao thông qua đầu dò để tạo ra hình ảnh chi tiết về đặc điểm, tính chất của tuyến giáp và các cấu trúc lân cận ở vùng cổ. Bởi vì hình ảnh được ghi lại trong thời gian thực, nên ngoài việc thấy cấu trúc và chuyển động của cơ quan thì chúng còn cho thấy máu chảy qua các mạch. Dựa vào đó, có thể phát hiện ra các bất thường hoặc các bệnh lý ở tuyến giáp.

Tất cả các bệnh nhân khi siêu âm tuyến giáp đều được yêu cầu nằm ngửa hoặc đầu nghiêng về hai bên (có thể là trái hoặc phải). Sau đó, bác sĩ bôi một loại gel chuyên biệt lên vùng cổ cần siêu âm. Chức năng của gel là giúp cho đầu dò tiếp xúc một cách an toàn với cơ thể đồng thời loại bỏ tác nhân chặn sóng âm thanh như các túi khí li ti ở giữa đầu dò và da. Đầu dò được đặt lên vùng da ở cổ thông qua lớp gel và bắt đầu di chuyển qua lại trong khu vực cần kiểm tra, nhằm thu được những hình ảnh vùng tuyến giáp.

Khi nào bạn cần làm siêu âm tuyến giáp?

Chức năng của tuyến giáp ít bị ảnh hưởng khi có các tổn thương khu trú gây bệnh, vậy nên các bệnh lý về tuyến giáp thường không thấy triệu chứng rõ ràng. Chính vì điều đó nên đôi khi bệnh lý được phát hiện muộn dẫn tới điều trị khó khăn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Để phát hiện sớm những tổn thương và điều trị kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng thì bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc chủ động siêu âm tuyến giáp khi cơ thể có các biểu hiện sau:

Trước hết chúng ta cần biết, tuyến giáp là một trong chín tuyến nội tiết nằm trên cơ thể, có chức năng sản xuất và giải phóng hormone vào máu để điều hòa các quá trình chuyển hóa. Hai hormone chính của tuyến giáp là thyroxine (hormone T4) và tri-iodo-thyronine (hormone T3).

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng như con bướm, gồm 2 thùy trái và phải được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Thùy phải thường lớn hơn thùy trái.

Siêu âm tuyến giáp là gì?

Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật siêu âm không xâm lấn, thường dùng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm thanh có tần số cao thông qua đầu dò để tạo ra hình ảnh chi tiết về đặc điểm, tính chất của tuyến giáp và các cấu trúc lân cận ở vùng cổ. Bởi vì hình ảnh được ghi lại trong thời gian thực, nên ngoài việc thấy cấu trúc và chuyển động của cơ quan thì chúng còn cho thấy máu chảy qua các mạch. Dựa vào đó, có thể phát hiện ra các bất thường hoặc các bệnh lý ở tuyến giáp.

Tất cả các bệnh nhân khi siêu âm tuyến giáp đều được yêu cầu nằm ngửa hoặc đầu nghiêng về hai bên (có thể là trái hoặc phải). Sau đó, bác sĩ bôi một loại gel chuyên biệt lên vùng cổ cần siêu âm. Chức năng của gel là giúp cho đầu dò tiếp xúc một cách an toàn với cơ thể đồng thời loại bỏ tác nhân chặn sóng âm thanh như các túi khí li ti ở giữa đầu dò và da. Đầu dò được đặt lên vùng da ở cổ thông qua lớp gel và bắt đầu di chuyển qua lại trong khu vực cần kiểm tra, nhằm thu được những hình ảnh vùng tuyến giáp.

Khi nào bạn cần làm siêu âm tuyến giáp?

Chức năng của tuyến giáp ít bị ảnh hưởng khi có các tổn thương khu trú gây bệnh, vậy nên các bệnh lý về tuyến giáp thường không thấy triệu chứng rõ ràng. Chính vì điều đó nên đôi khi bệnh lý được phát hiện muộn dẫn tới điều trị khó khăn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Để phát hiện sớm những tổn thương và điều trị kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng thì bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc chủ động siêu âm tuyến giáp khi cơ thể có các biểu hiện sau:

Bên cạnh đó, các đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cần phải làm siêu âm tuyến giáp để tầm soát định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Ngoài ra, siêu âm tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như sau:

Lợi ích và rủi ro khi làm siêu âm tuyến giáp là gì?

Siêu âm tuyến giáp là một phương pháp tương đối nhạy, cho thấy các dấu hiệu bất thường mà thông qua khám lâm sàng không thể phát hiện ra được. Ngoài ra siêu âm tuyến giáp còn có một số lợi ích như: kỹ thuật không sử dụng kim tiêm, không gây đau đớn, phổ biến, dễ áp dụng và ít tốn kém hơn so với phương pháp khác. Siêu âm cho ra hình ảnh an toàn, không có bức xạ ion hóa. So với phương pháp chụp X-quang thì hình ảnh siêu âm có thể quan sát rõ ràng về mô mềm. Cung cấp hình ảnh trong thời gian thực, nên đây là một công cụ tốt để hướng dẫn cho các kỹ thuật xâm lấn như sinh thiết và chọc hút dịch.

Bên cạnh đó, các đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cần phải làm siêu âm tuyến giáp để tầm soát định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Ngoài ra, siêu âm tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như sau:

Lợi ích và rủi ro khi làm siêu âm tuyến giáp là gì?

Siêu âm tuyến giáp là một phương pháp tương đối nhạy, cho thấy các dấu hiệu bất thường mà thông qua khám lâm sàng không thể phát hiện ra được. Ngoài ra siêu âm tuyến giáp còn có một số lợi ích như: kỹ thuật không sử dụng kim tiêm, không gây đau đớn, phổ biến, dễ áp dụng và ít tốn kém hơn so với phương pháp khác. Siêu âm cho ra hình ảnh an toàn, không có bức xạ ion hóa. So với phương pháp chụp X-quang thì hình ảnh siêu âm có thể quan sát rõ ràng về mô mềm. Cung cấp hình ảnh trong thời gian thực, nên đây là một công cụ tốt để hướng dẫn cho các kỹ thuật xâm lấn như sinh thiết và chọc hút dịch.

Cho đến nay chưa có bất kỳ báo cáo về biến chứng hoặc rủi ro nào được ghi nhận từ việc siêu âm tuyến giáp. Như vậy phương pháp này tương đối dễ thực hiện và an toàn cho bệnh nhân.

Tuyến giáp là một cơ quan có chức năng quan trọng, nếu tuyến giáp có bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là nữ giới. Vì thế, siêu âm tuyến giáp là một việc làm cần thiết, mỗi người nên chủ động thực hiện định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.

Cho đến nay chưa có bất kỳ báo cáo về biến chứng hoặc rủi ro nào được ghi nhận từ việc siêu âm tuyến giáp. Như vậy phương pháp này tương đối dễ thực hiện và an toàn cho bệnh nhân.

Tuyến giáp là một cơ quan có chức năng quan trọng, nếu tuyến giáp có bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là nữ giới. Vì thế, siêu âm tuyến giáp là một việc làm cần thiết, mỗi người nên chủ động thực hiện định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.

28

7

Xem thêm: Cách sử dụng đông trùng hạ thảo tươi hiệu quả và tốt nhất nên biết

Rate this post
Exit mobile version