Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn cơ – xương phổ biến, điển hình với triệu chứng đau nhức, tê bì, ê mỏi và nóng rát vùng cổ, vai và gáy. Hội chứng này thường là hệ quả do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học nhưng cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh xương khớp mãn tính.

Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy là gì?

Đau mỏi vai gáy là rối loạn cơ – xương phổ biến nhất, đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, ê mỏi và tê bì cổ, vai, gáy. Hội chứng này thường là hệ quả do thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học hoặc cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý cơ xương khớp. Đau vai gáy xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người trong độ tuổi trung niên.

Nếu kịp thời xử lý và khắc phục, các triệu chứng ở vùng vai gáy có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, đau vai gáy có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, giảm mức độ tập trung, tư duy kém và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân trực tiếp là rối loạn cơ – xương ở vùng cổ – vai – gáy dẫn đến tình trạng đau nhức, co cứng cơ và tê bì. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng đau mỏi vai gáy:

1. Nguyên nhân thông thường

Đa phần các trường hợp bị đau mỏi vai gáy đều bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học và tư thế xấu như:

Cúi cổ lâu có thể là nguyên nhân gây rối loạn cơ – xương ở vùng cổ, vai và gáy

Đau mỏi vai gáy xảy ra do các nguyên nhân thông thường có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi loại trừ yếu tố thuận lợi, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó nếu khởi phát do thói quen và tư thế xấu, hội chứng này chỉ làm phát sinh các triệu chứng có mức độ nhẹ và hiếm khi gây ra biến chứng nặng nề.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân thông thường, hội chứng đau vai gáy còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý như:

Đau vai gáy cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm, trượt cột sống, loãng xương

Đau mỏi vai gáy do nguyên nhân bệnh lý có tiến triển dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát. Nếu không can thiệp xử lý, các triệu chứng của hội chứng này có thể nghiêm trọng dần theo thời gian và gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề.

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp, nguy cơ bị đau mỏi vai gáy cũng có thể tăng lên đáng kể khi có những yếu tố thuận lợi như lao động nặng, làm công việc văn phòng, sinh sống hoặc làm việc trong môi trường lạnh, có nhiều độ ẩm, có thói quen tắm đêm, thừa cân – béo phì, mắc bệnh tiểu đường,…

3. Đau mỏi vai gáy tự phát

Trên thực tế, một số trường hợp có thể bị đau mỏi vai gáy tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp này đều không đáng lo ngại vì đa phần triệu chứng có xu hướng thuyên giảm sau một thời gian nhất định.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng đau mỏi vai gáy

Hội chứng đau mỏi vai gáy có biểu hiện lâm sàng và mức độ tương đối đa dạng. Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân và khả năng chống chịu cơn đau của từng cá thể. Tương tự như các bệnh cơ xương khớp khác, đau vai gáy có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian và mức độ đau tăng lên khi có tác động cơ học.

Đau vai gáy đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức ở vùng cổ, bả vai và sau gáy kèm theo tê bì, cứng cổ

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng đau mỏi vai gáy:

Đau mỏi vai gáy có nguy hiểm không?

Đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn cơ – xương phổ biến nhất. Tuy nhiên, hội chứng này thường không quá nghiêm trọng và có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu chăm sóc – điều trị kịp thời. Thống kê cho thấy, các triệu chứng khó chịu ở vùng cổ – vai – gáy có thể biến mất hoàn toàn chỉ sau 6 – 12 tuần nếu kịp thời điều chỉnh thói quen, sửa tư thế xấu và sử dụng thuốc.

Tuy nhiên ở một số ít trường hợp (chủ yếu khởi phát do nguyên nhân bệnh lý), đau mỏi vai gáy có thể tiến triển dai dẳng, mãn tính và tái phát nhiều lần. Ở những trường hợp này, cơn đau và các triệu chứng đi kèm thường có xu hướng nặng dần hơn theo thời gian.

Hơn nữa, đau vai gáy kéo dài còn có thể gây ra các biến chứng như:

Ngoài ra, các triệu chứng do đau mỏi vai gáy còn ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, khả năng tập trung, trí nhớ và gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để kiểm soát triệu chứng, dự phòng các rủi ro và biến chứng.

Chẩn đoán hội chứng đau mỏi vai gáy

Hội chứng đau mỏi vai gáy có thể được chẩn đoán thông qua biểu hiện lâm sàng. Hiện nay, các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng chỉ được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây ra hội chứng này.

Chẩn đoán đau vai gáy bao gồm thăm khám lâm sàng, đo điện cơ, chụp X-Quang, MRI và CT

Một số kỹ thuật được áp dụng để chẩn đoán đau mỏi vai gáy:

Các kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá mức độ tổn thương ở cột sống. Từ đó đưa ra định hướng điều trị và chỉ định phương pháp phù hợp.

Các phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy

Mục tiêu của điều trị đau mỏi vai gáy là kiểm soát triệu chứng, giảm rối loạn cơ – xương và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với những trường hợp xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật nhằm loại trừ yếu tố chèn ép và gây rối loạn vùng cổ – vai – gáy.

1. Sử dụng thuốc trị đau vai gáy

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy phổ biến. Hiện tại, phương pháp này được chỉ định nhằm giảm cơn đau, cải thiện tê bì, nóng rát, ê mỏi, cứng cổ và một số triệu chứng đi kèm.

Sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau nhức và kiểm soát các triệu chứng do đau vai gáy gây ra

Các loại thuốc điều trị đau mỏi vai gáy phổ biến:

Hầu hết các loại thuốc được dùng để điều trị đau mỏi vai gáy đều có tác dụng chính là giảm đau và kiểm soát các triệu chứng đi kèm. Thực tế, dùng thuốc đơn độc không thể điều trị dứt điểm hội chứng này. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và cần hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng hoặc phụ thuộc quá mức.

2. Vật lý trị liệu

Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân nên kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng cứng cổ, tê bì, nóng rát, dị cảm,…. Đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ và cải thiện chức năng vận động.

Nên kết hợp sử dụng thuốc với các phương pháp vật lý trị liệu để đạt hiệu quả tối ưu

Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị đau mỏi vai gáy, bao gồm:

Lưu ý: Không xoa bóp bấm huyệt và vận động mạnh trong giai đoạn cấp tính. Thực hiện các biện pháp này ở giai đoạn cấp có thể khiến cổ sưng viêm, đỏ rát và đau nhức dữ dội.

3. Phẫu thuật khi cần thiết

Đa phần các trường hợp bị đau mỏi vai gáy đều thuyên giảm khi điều trị bằng thuốc và tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên nếu xảy ra do các bệnh lý mãn tính, hội chứng này có thể tiến triển dai dẳng và tái phát nhiều lần. Trong trường hợp đau vai gáy có mức độ nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa.

Phẫu thuật đau mỏi vai gáy được thực hiện nhằm loại trừ các yếu tố gây chèn ép lên cơ bắp, mạch máu, cột sống và rễ thần kinh ở vùng cổ như đĩa đệm thoát vị, gai xương, đốt sống bị trượt, hẹp ống sống,…

Chăm sóc và cải thiện đau vai gáy tại nhà

Trong trường hợp đau mỏi vai gáy xảy ra do một số thói quen xấu như tắm nước lạnh, kê gối quá cao, ngồi làm việc trong thời gian dài,… bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà như:

Chườm ấm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ, giảm tê bì và đau nhức đáng kể

Phòng ngừa đau mỏi vai gáy bằng cách nào?

Đau mỏi vai gáy là một dạng rối cơ – xương phổ biến và dễ tái phát. Vì vậy sau điều trị, nên chủ động thực hiện một số cách phòng ngừa sau:

Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa đau mỏi vai gáy và các vấn đề xương khớp thường gặp

Đau mỏi vai gáy là hội chứng cơ – xương phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu hội chứng này không thuyên giảm sau 3 – 5 ngày tự chăm sóc và điều trị tại nhà, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và can thiệp các biện pháp y tế kịp thời.

Nguồn: https://ihs.org.vn/dau-moi-vai-gay-28264.html

Xem thêm: Du lịch khi bị tiểu đường: làm sao để tận hưởng niềm vui?

Rate this post
Exit mobile version