Đau thần kinh tọa là một hội chứng đặc trưng bởi các cơn đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa gây teo cơ, suy giảm chức năng vận động. Hiểu rõ các nguyên nhân, nắm bắt đầy đủ triệu chứng và áp dụng cách chữa tại nhà kịp thời cũng có thể giúp bệnh nhân dứt điểm được căn bệnh quái ác này.
Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa hay dây thần kinh hông to là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, chạy dọc từ phần dưới thắt lưng đến phía sau mỗi chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là chi phối vận động, cảm giác vận động dinh dưỡng và nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.
Bệnh đau thần kinh tọa (Sciatica pain), là cơn đau thần kinh hông to chạy dọc theo đường đi của thần kinh tọa: Từ cột sống thắt lưng lan xuống hông, mông tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài rồi lan xuống các đầu ngón chân. Tùy vào vị trí tổn thương và mức độ nặng nhẹ mà hướng của các cơn đau có thể khác nhau.
Đau thần kinh tọa một bên rất điển hình ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi. Bệnh gặp ở cả hai giới nhưng rất thường gặp ở phụ nữ trong thời gian mang thai bởi các áp lực của thai nhi đặt lên dây thần kinh tọa.
Đau dây thần kinh tọa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ có thể dẫn đến đau nhức các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh, rối loạn cảm giác, hạn chế khả năng vận động. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị vẹo cột sống, dị dạng cột sống thắt lưng, teo cơ, thậm chí là tàn phế suốt đời.
Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?
Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép người bệnh luôn trong trạng thái đau nhức lưng, hông và chân. Lúc này, người bệnh sẽ không thể sinh hoạt như bình thường, nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới liệt hai chân.
Có thể chữa đau thần kinh tọa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Mức độ bệnh càng nặng, khả năng chữa khỏi sẽ càng thấp. Ngoài ra, cách thức chữa trị và cơ địa người bệnh là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị. Có 3 cấp độ là cấp tính, mãn tính và đau cần phải mổ.
- Đau cấp tính
Giai đoạn này là giai đoạn bệnh mới bắt đầu có các triệu chứng bệnh nhẹ. Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc tây, các loại thuốc đông y, châm cứu, bấm huyệt, luyện tập thể dục.
Tại giai đoạn này khả năng chữa trị dứt điểm bệnh lên tới 95%, thời gian điều trị bệnh rát ngắn chỉ từ 3 đến 6 tháng.
- Đau thần kinh tọa mãn tính
Trong giai đoạn này bệnh nhân đã bị tổn thương dây thần kinh nặng hơn, các triệu chứng đau nhức vô cùng khó chịu. Lúc này cần áp dụng rất nhiều phương pháp điều trị để có thể giảm thiểu cơn đau. Tuy nhiên, chỉ có thể tạm thời giảm các triệu chứng đau đớn, sau đó cần điều trị lâu dài để có thể cứu chữa khỏi bệnh.
Tỷ lệ chữa khỏi dứt điểm ở giai đoạn này vô cùng thấp, chỉ khoảng 8% -10%. Thêm vào đó người bệnh cần thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn kiêng hợp lý và không được mang vác vật nặng để tránh bệnh tái phát.
- Đau cần phải mổ
Trường hợp bệnh quá nặng, người bệnh bị viêm dây thần kinh mang đến các cơn đau không thể chịu nổi sẽ cần phải mổ. Thực hiện mổ phải được bác sĩ chuyên khoa khám và chỉ định để đảm bảo an toàn.
Khả năng lành bệnh sau khi mổ tương đối cao, hơn 70%. Tuy nhiên, việc chữa trị bằng phương pháp mổ mang lại nhiều rủi ro và biến chứng, làm cơ thể người bệnh yếu đi và dễ tái phát bệnh.
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Thầy thuốc ưu tú nhà thuốc Tâm Minh Đường), khi bị đau dây thần kinh tọa ngoài các cơn đau âm ỉ tại chỗ thông thường bệnh nhân còn xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Cơn đau từ phần thắt lưng lan tỏa xuống mông, kheo và cẳng chân
- Cảm giác đau nhẹ râm ran như kiến bò, kim châm nhưng cũng có thể nhói đau hoặc đau thần kinh tọa dữ dội như điện giật
- Cảm giác tê cứng, ngứa râm ran, yếu cơ, co cứng cột sống lưng vào buổi sáng
- Dáng đi tập tễnh, cúi, gập, ngửa người khó khăn
- Đau khi đi đại tiểu tiện, đau hạ bộ
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
- Thoát vị đĩa đệm: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn đau thần kinh tọa. Theo thời gian, các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống sẽ bị lão hóa, yếu dần và dễ bị tổn thương hơn. Khi bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách, sẽ khiến khối nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào ống sống và rễ thần kinh gây đau thần kinh tọa kéo dài âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn.
- Hẹp ống sống: Thường gặp ở người trên 60 tuổi. Đây là hội chứng sinh ra bởi sự mài mòn tự nhiên của các đốt sống theo thời gian, gây áp lực lên rễ thần kinh tọa.
- Các khối u trong cột sống: Đau thần kinh tọa có thể là hậu quả của một khối u phát triển bên trong hoặc phát triển dọc theo cột sống hoặc thần kinh tọa. Khi khối u phát triển sẽ gây chèn ép và gia tăng áp lực lên các dây thần kinh có nhánh chạy ra từ cột sống.
- Nguyên nhân do hội chứng cơ hình lê (cơ tháp): Cơ hình lê là một cơ có hình dẹt nằm xiên ở mông và cạnh bờ trên của khớp háng. Khi cơ tháp bị co cứng sẽ đặt áp lực lên thần kinh tọa và gây ra triệu chứng đau.
- Viêm khớp vùng chậu: Đặc trưng bởi tình trạng viêm của một hoặc cả hai bên khớp vùng chậu gây ra các cơn đau thần kinh tọa chạy dọc ở mông, lưng dưới và có thể lan xuống một hoặc cả hai bên chân. Nguyên nhân gây viêm khớp vùng chậu có thể do chấn thương, mang thai, nhiễm trùng…
- Một số nguyên nhân đau thần kinh tọa khác: Chấn thương, nhiễm trùng, viêm cơ, gãy xương, béo phì, bệnh tiểu đường, dị tật bẩm sinh, thói quen ngồi lâu hoặc ít vận động trong thời gian dài, tai nạn lao động… gây chèn ép thần kinh tọa.
Chẩn đoán và phân loại đau thần kinh tọa
- Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Chọc dò dịch não tủy: Với bệnh lý đau dây thần kinh tọa, protein dịch não tủy thường tăng nhẹ nếu rễ thần kinh bị tổn thương. Trong trường hợp có viêm hoặc chèn ép thì dịch não tủy sẽ biến đổi protein và tế bào.
- Chụp x-quang: Phương pháp chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa này chủ yếu để loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Ở phim thẳng, đĩa đệm sẽ hẹp về phía bên lành, còn phim nghiêng, đĩa đệm hở về phía sau.
- Chụp cắt lớp: Ý nghĩa là giúp xác định rõ tổn thương nhiều loại và định được vị trí thoát vị cũng như tình trạng đau thần kinh tọa ở bệnh nhân.
- Điện cơ đồ: Dùng để phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.
- Phân loại đau dây thần kinh tọa
- Đau dây thần kinh tọa cấp tính: Thường xảy ra do chấn thương, va chạm, vận động sai tư thế,.. .gây ra những cơn đau thần kinh tọa rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn. Sau đó có thể tự khỏi hoặc tiến triển thành mãn tính hay gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Đau dây thần kinh tọa mãn tính: Cơn đau kéo dài theo từng cơn, đau tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Một số tổn thương thực thể gây đau dây thần kinh tọa mãn tính như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, phồng phình đĩa đệm, hẹp cột sống,…
Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa
Để phòng tránh tình trạng đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra, chúng ta cần phải đề phòng từ các nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng này bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện và chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Chế độ dinh dưỡng: Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để nuôi dưỡng sụn khớp và tại tạo cấu trúc khớp như vitamin, omega 3, canxi,… thì bệnh nhân đau thần kinh tọa cũng cần hạn chế nhưng thực phẩm không tốt, có thể kể đến đồ ăn nhiều dầu mỡ, omega 6, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Chế độ nghỉ ngơi: Để hạn chế tối đa rủi ro gây ra các cơn đau dây thần kinh tọa, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hàng ngày như không thức khuya, căng thẳng, không nằm đệm hoặc giường quá cứng, tắm nước ấm, …
- Chế độ tập luyện: Những động tác, tư thế nhẹ nhàng tốt cho xương khớp luôn là giải phpas pháp phòng tránh đau thần kinh tọa rất hữu hiệu, chỉ cần một vài động tác thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng giúp đẩy lui nguy cơ mắc bệnh cho bạn. Lưu ý, không thực hiện các động tác đòi hỏi quá nhiều sức hoặc vận động quá mạnh.
Cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà hiệu quả
- Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng Tây Y
- Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm các cơn đau cấp tính hoặc tình trạng co cơ như: Paracetamol, Diclofenac, nhóm Corticoid,… cũng được áp dụng khá nhiều trong các trường hợp tình trạng bệnh còn nhẹ hoặc mới phát sinh.
- Phẫu thuật đau thần kinh tọa: Thông thường rất ít trường hợp bệnh nhân phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng sau khi chẩn đoán vẫn có thể được tiến hành phẫu thuật với các giải pháp nội soi hoặc vi phẫu.
- Tia laser hoặc sóng cao tần: Đây là các phương pháp hiện đại được áp dụng điều trị nhiều với các căn bệnh xương khớp, trong đó có đau thần kinh tọa. Theo các bác sĩ, đây là các phương pháp chi phí lớn, có thể tiềm ẩn rủi ro nên chỉ với những trường hợp thực sự cần thiết thì mới cân nhắc để áp dụng.
- Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam
- Sử dụng các cây thuốc Nam: Trong nền y học cổ truyền nước ta có nhều cây thuốc, vị thuốc có tác dụng chữa bệnh cột sống rất tốt, có thể kể đến như xương rồng, lá lốt, cây định hương,…
- Vật lý trị liệu: Thực hiện các biện pháp điều trị bằng vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, giác hơi,… cũng là lựa chọn rất tốt để đẩy lùi những cơn đau do bệnh gây ra. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp với massage hoặc chườm nóng, lạnh để hiệu quả được nâng cao.
- Cách điều trị đau thần kinh tọa dứt điểm hàng đầu hiện nay
Trong lộ trình chữa bệnh đau dây thần kinh tọa, người thầy thuốc nhất định phải lấy căn nguyên làm gốc thì điều trị mới bền vững. Đó cũng là lý do mà phác đồ An Cốt Nam của nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược lại được tin tưởng đến vậy.
Phác đồ là sự kết hợp của những liệu pháp bảo tồn chuyên biệt: cao dán, châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn, phục hồi tổn thương, bài tập chuyên biệt… và đỉnh cao là kỹ thuật đốt thuốc ống tre Nhật Bản.
Nhờ cơ chế “giảm đau – giải phóng – phục hồi”, phác đồ An Cốt Nam đã giúp cho 5000 bệnh nhân đau thần kinh tọa trên cả nước thoát khỏi nỗi đau bệnh tật và không tái phát.
Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” của VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn đánh giá cao phác đồ An Cốt Nam và chia sẻ 3 điểm khác biệt vượt trội mà chỉ lộ trình này mới có:
- Liệu pháp độc quyền như lồng xông ngải, kỹ thuật đốt thuốc… mang đến hiệu quả đáng giá.
- Thảo dược tươi đạt tiêu chuẩn CO-CQ được lấy từ Vườn Dược Liệu, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Các chuyên gia đầu ngành tư vấn và hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.
Với những ưu điểm này, phác đồ An Cốt Nam xứng đáng là phương pháp mà bệnh nhân nên tham khảo trước khi có ý định điều trị bằng phẫu thuật.
Dịch tễ học về đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm (chiếm 60 – 90% theo nhiều tác giả, 75% theo Castaigne. P).
Bệnh đau dây thần kinh tọa dễ xảy ra ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, từ người trẻ, người già đến bà bầu.
Theo thống kê WHO cho thấy, ở Mỹ có tới 80% người ở độ tuổi trên 55 bị đau thần kinh tọa, tỷ lệ này ở Pháp chiếm 28%. Cụ thể, người ở độ tuổi trên 35 chiếm 30%, trên 65 tuổi chiếm 60% và người trên 80 tuổi là 85%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giữ gấp 1,5 lần.
Tại Việt Nam, đây là bệnh lý phổ biến chỉ đứng sau viêm khớp dạng thấp, chiếm 10,41% các bệnh về xương khớp.
Đề tài nghiên cứu: Ứng dụng phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau thần kinh tọa.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, kết hợp với xoa bóp bấm nguyệt. Cuộc thực nghiệm này được thực hiện trên 60 bệnh nhân, chia làm 2 nhóm với phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng so sánh kết quả điều trị trước và sau.
Sau 30 ngày cho kết quả điều trị đau thần kinh tọa như sau: Các tiêu chí quan sát như độ giãn cột sống thắt lưng, góc độ Lasegue, chỉ số VAS, chức năng sinh hoạt hàng ngày có sự cải thiện (p<0,05). Khi kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với xoa bóp sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo về bệnh đau thần kinh tọa
Nguyễn Văn Đăng (2007). Đau thần kinh tọa, Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 308 – 330.
- Trần Ngọc Trường (2007). Xoa bóp bấm huyệt chữa các bệnh vùng cột sống. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Bộ Y Tế (2008). Quy trình số 89 – đau thần kinh tọa, 94 quy trình kỹ thuật y học cổ truyền. Bộ Y Tế, Hà Nội.
- Fairbank JC, Davis JB(1980). The Os- westry lowback pain disability question physio- therapy.
- Hồ Hữu Lương (2008). Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0903.876.437
Xem thêm: Tê chân, tê tay – Biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, đừng coi thường