Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần: Cách thực hiện và lưu ý

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là biện pháp điều trị ít gây biến chứng, ít xâm lấn. Đây là cũng phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Tìm hiểu cụ thể hơn thông tin về phương pháp trong bài viết sau đây.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp khá phổ biến ở người trung tuổi và người cao tuổi. Đĩa đệm bị thoái hóa và lồi dẫn tới hiện tượng phình, nứt làm nhân nhầy thoát ra ngoài. Khi nhân nhầy thoát vị sẽ khiến cấu trúc cột sống mất cân bằng, đè lên dây thần kinh và dây chằng gây ra hiện tượng đau nhức khó chịu.

Để điều trị hiện tượng thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể dùng thuốc, phẫu thuật, sử dụng laser hoặc áp dụng vật lý trị liệu. Trong đó, biện pháp điều trị bằng sóng cao tần (sóng radio) là liệu pháp được sử dụng nhiều nhất. Biện pháp sử dụng sóng radio với tần số 200 – 1200 MHz kết hợp với nguồn nhiệt từ 40-70 độ C. Liệu pháp này sẽ làm giảm áp lực bên trong đĩa đệm đồng thời đưa nhân nhầy trở về vị trí ban đầu. Từ đó giảm chèn ép tới các dây thần kinh và giảm đau hiệu quả.

THAM KHẢO:

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Theo đánh giá, đây là phương pháp ít xâm lấn, thường không gây đau, đồng thời quá trình hồi phục nhanh. Phương pháp cũng được đánh giá là ít gây biến chứng cho cơ thể.

Thực tế, chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần đã được ứng dụng và đưa vào điều trị từ năm 1995. Cho đến nay, phương pháp này cũng được đánh giá là có hiệu quả từ 80 – 90% khi hỗ trợ điều trị căn bệnh, giảm đau nhức đĩa đệm.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thực hiện với các trường hợp nào?

Mặc dù chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần được đánh giá là phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Dưới đây là một số trường hợp được chỉ định sử dụng phương pháp:

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không kèm bệnh lý cột sống sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp

Các trường hợp bệnh nhân không được chỉ định điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần bao gồm:

Thực tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân bao gồm mức độ, giai đoạn bệnh. Từ đó chỉ định có nên hay không nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần. Vì thế, người bệnh cần tới bệnh viện để được thăm khám chi tiết trước khi thực hiện biện pháp. Trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm để chữa trị dứt điểm.

Quy trình thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần chỉ có hiệu quả thực sự đối với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Ngoài ra không được chỉ định phương pháp này cho người có các bệnh lý khác về cột sống. Trong trường hợp bệnh nặng phương pháp sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, việc thăm khám sàng lọc trong giai đoạn chuẩn bị là vô cùng cần thiết.

Các bước chuẩn bị trước khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng, khai thác tiền sử của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh. Phương pháp phổ biến hàng đầu là chụp X-quang. Các xét nghiệm sau đó có thể là chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp CT cắt lớp. Một phương pháp khác cũng có thể được sử dụng đó là thực hiện đo điện cơ đánh giá mức độ chèn ép lên các dây thần kinh.

Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá chi tiết về tình trạng của bệnh nhân để quyết định phương pháp điều trị. Đồng thời quyết định bệnh nhân có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần hay không.

Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết trước khi thực hiện điều trị

Thực tế cho thấy bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh tiến triển dai đẳng. Người bệnh hầu như chỉ phát hiện khi bệnh đã đến giai đoạn nặng. Do đó các phương pháp điều trị nội khoa, dùng thuốc hay sử dụng sóng cao tần thường không đáp ứng với bệnh. Các biện pháp phẫu thuật thường sẽ phổ biến hơn khi điều trị căn bệnh này.

Thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Phương pháp sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Với bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ, phương pháp có hiệu quả tới 90%. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất, bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân ngưng dùng thuốc chống đông máu, ngưng sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích trước khi tiến hành phẫu thuật.

Chăm sóc sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần thường được thực hiện khá nhanh, thông thường chỉ khoảng 20 phút. Bệnh nhân sau khi thực hiện thường được khuyên ở lại viện trong vài giờ để hồi phục hoàn toàn. Thời gian này bác sĩ sẽ theo dõi những tác động của phương pháp tới cột sống. Đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời với những tình huống phát sinh. Sau đó bệnh nhân có thể trở về nhà và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Bệnh nhân sau thực hiện điều trị nên đi lại nhẹ nhàng và nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp sóng cao tần

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là biện pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm. Hầu như chỉ có các bệnh viện tuyến trên mới thực hiện được. Bệnh nhân cần cân nhắc các ưu nhược điểm của phương pháp trước khi thực hiện.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Bài viết đã cung cấp những thông tin về vấn đề điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần. Bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám và đánh giá chi tiết trước khi thực hiện biện pháp điều trị này. Đồng thời, chủ động điều chỉnh lối sống và nghỉ ngơi sau phẫu thuật để bệnh dứt điểm hoàn toàn.

Xem thêm: Bạn ăn chua nhiều có tốt không: 8 tác hại làm bạn giật mình

Rate this post
Exit mobile version