Viêm dạ dày Hp k29 là một vấn đề dạ dày thường gặp do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Bệnh lý này sẽ không gây nguy hiểm nếu tình trạng nhiễm khuẩn được ngăn chặn kịp thời.
Ký hiệu bệnh k29 là gì?
Ký hiệu K29 là mã số chuyên môn của bệnh viêm dạ dày. Viêm dạ dày Hp K29 dùng để chỉ bệnh viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylor gây nên.
Viêm dạ dày Hp k29 có 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ: đau dạ dày, ăn uống khó tiêu
- Mức độ vừa: viêm, loét và xuất huyết
- Mức độ nghiêm trọng: xuất hiện các khối u ở dạ dày và biến chứng thành ung thư
Nguyên nhân viêm dạ dày Hp k29
Nguyên nhân gây viêm dạ dày Hp k29 là do người bệnh nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. H. pylori vốn là một loại vi khuẩn phổ biến, nó thường sống trong đường tiêu hóa và có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày.
Có hơn 60% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn này, thông thường bị lây nhiễm nó vào thời thơ ấu. Mặc dù vẫn chưa biết chính xác H. pylori lây lan như thế nào. Nhưng hầu hết các bệnh nhiễm trùng thường là do lây lan từ miệng hoặc phân của người bệnh. Hoặc có thể lây nhiễm thông qua nước, thực phẩm ô nhiễm.
Sau khi nhiễm H. pylori, các loại vi khuẩn này sẽ thay đổi môi trường dạ dày bằng cách làm giảm axit để có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt. Hình dạng xoắn ốc cũng giúp chúng dễ xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, ở đây chúng sẽ được bảo vệ bởi chất nhầy và không bị tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công. Thậm chí nó có thể can thiệp vào phản ứng miễn dịch của cơ thể và đảm bảo chúng không bị phá hủy. Chính những lý do này có thể khiến dạ dày bị viêm.
Cùng với vi khuẩn H. pylori, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, chẳng hạn như:
- Sử dụng các thuốc aspirin, ibuprofen hoặc naproxen quá thường xuyên
- Uống nhiều rượu
- Hút thuốc lá thường xuyên
- Chấn thương hoặc tổn thương dạ dày, ruột non
- Một số phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị
- Trào ngược mật
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Mắc bệnh Crohn
THAM KHẢO: Cách điều trị vi khuẩn Hp – Bệnh nhân chia sẻ bí quyết xua tan nỗi lo chỉ nhờ 1 liệu trình Đông y
Ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. pylori
So với người lớn, trẻ em có nhiều nguy cơ bị nhiễm H. pylori hơn. Nguy cơ nhiễm trùng còn phụ thuộc vào môi trường và điều kiện sống, bạn sẽ dễ bị nhiễm H. pylori hơn nếu:
- Sống ở một nước đang phát triển
- Ở chung nhà với những người nhiễm H. pylori
- Là người da đen gốc Tây Ban Nha hoặc người Mỹ gốc Mexico
- Sống ở nơi đông đúc
- Nơi có nguồn nước bị ô nhiễm
Triệu chứng viêm dạ dày Hp k29
Hầu hết những người nhiễm vi khuẩn H. pylori không có bất cứ triệu chứng nào. Chỉ đến khi nhiễm trùng dẫn đến loét, viêm thì người bệnh mới nhận thấy các triệu chứng như đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày trống rỗng (khi đói bụng hoặc vào ban đêm). Ăn hoặc uống thuốc giảm axit sẽ giúp giảm bớt cơn đau.
Một số triệu chứng viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. pylori bao gồm:
- Ợ nóng
- Buồn nôn
- Sốt
- Chán ăn hoặc không có cảm giác thèm ăn
- Giảm cân không giải thích được
- Khó tiêu
- Cảm giác đau rát dạ dày
Ở một số người, cơn đau có thể lan xuống lưng hoặc bụng dưới.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra, chẳng hạn như chảy máu trong, điều này khiến phân của bạn dính máu hoặc có màu nâu, đen như bã cà phê.
Chẩn đoán viêm dạ dày Hp k29
Để chắc chắn bạn bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. pylori, đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra dạ dày bằng cách ấn bụng hoặc nghe để tìm kiếm các triệu chứng lâm sàng như đầy hơi hoặc đau.
Xét nghiệm máu, kiểm tra phân và kiểm tra hơi thở là điều cần thiết để xác định bạn bị nhiễm vi khuẩn H. pylori. Trong đó, kiểm tra phân và kiểm tra hơi thở được đánh giá là cho kết quả chính xác nhất. Nếu bạn có vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, nồng độ carbon dioxide trong hơi thở sẽ cao hơn bình thường.
Nội soi cũng được chỉ định để giúp bác sĩ quan sát tình trạng viêm, chảy máu hoặc sự bất thường của các mô ở dạ dày. Nếu cần thiết, các mẫu mô cũng được lấy trong quá trình nội soi để sinh thiết.
Điều trị viêm dạ dày Hp k29
Để điều trị viêm dạ dày Hp k29, các bác sĩ có thể chỉ định hai loại thuốc kháng sinh khác nhau cùng với một loại thuốc làm giảm axit dạ dày. Làm giảm axit dạ dày sẽ giúp kháng sinh hoạt động tốt hơn. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bao gồm:
- Clarithromycin
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như lansoprazole (Prevacid), esomeprazole (Nexium), pantoprazole (Protonix) hoặc rabeprazole (AcipHex)
- Metronidazole (trong 7-14 ngày)
- Amoxicillin (trong 7-14 ngày)
Sau khi điều trị, bạn sẽ được xét nghiệm để theo dõi tình trạng nhiễm trùng H. pylori. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng sẽ được loại bỏ chỉ với đợt điều trị kháng sinh đầu tiên.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây có thể gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn, nên có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn các bài thuốc Đông y làm từ thảo dược, an toàn và lành tính.
Một trong số bài thuốc luôn được giới chuyên gia đánh giá cao, người bệnh tin tưởng chính là chính là Sơ can Bình vị tán của Thuốc dân tộc. Bài thuốc từng được VTV2 Vì sức khỏe người Việt ghi nhận là giải pháp toàn diện nhất dành cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày thông qua một phóng sự.
Video VTV2 giới thiệu bài thuốc trong chủ đề “Điều trị bệnh dạ dày bằng Đông y”
Theo thông tin đã được chia sẻ trên VTV2 bài thuốc bào chế từ 100% từ thảo dược thiên nhiên sạch, đạt chuẩn GACP – WHO, rất an toàn và lành tính kể cả với người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh (6 tháng).
Bài thuốc bao gồm tổng thể 3 chế phẩm, có công dụng đặc trị riêng. Với bệnh nhân viêm dạ dày HP K29 sẽ được chỉ định từ 2 – 3 chế phẩm tùy vào chứng trạng và nguyên nhân cụ thể,
- Phác đồ 1: Sơ can Bình vị – Viêm loét HP + Cao Bình vị: Chỉ định với bệnh nhân bị viêm dạ dày HP K29
- Phác đồ 2: Sơ can Bình vị – Viêm loét HP + Sơ can Bình vị – Trào ngược + Cao Bình vị: Chỉ định bệnh nhân viêm dạ dày HP K29 có kèm triệu chứng trào ngược.
Với sự kết hợp hoàn hảo, khi vào cơ thể công dụng của các chế phẩm sẽ phát huy ở mức tối đa, bổ trợ cho nhau để xử lý bệnh một cách triệt để nhất bằng cách tạo thành cơ chế điều trị 3 MŨI NHỌN:
- Kiểm soát và giảm lượng axit tiết ra, cân bằng nồng độ axit trong dạ dày để cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị…
- Làm lành các thương tổn, cải thiện chức năng niêm mạc dạ dày và kiểm soát/ tiêu diệt vi khuẩn Hp
- Ổn định thể trạng, loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng, căn nguyên và tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Vậy nên bệnh nhân sẽ có cơ hội loại bỏ hoàn toàn các vấn đề do viêm dạ dày HP K29 gây ra chỉ trong một liệu trình khoảng 2-3 tháng.
Giải pháp đã được ứng dụng hơn 10 năm, giúp hàng ngàn bệnh nhân bị viêm dạ dày HP thoát khỏi nỗi ám ảnh sống chung với bệnh tật của bệnh tật. Đồng thời bài thuốc cũng trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh, kể cả nghệ sĩ nổi tiếng như NS Trần Nhượng, NS Chiến Thắng và NS Thu Hà…
XEM CHI TIẾT: Diệt HP bằng thảo dược tự nhiên – Bước đột phá trong loại bỏ viêm loét HP dạ dày
Tuy nhiên, với mong muốn rút ngắn thời gian điều trị của bài thuốc và luôn mang đến những giải pháp chất lượng nhất cho người bệnh, Thuốc dân tộc đã phối hợp với Viện y dược dân tộc nghiên cứu, phát triển Sơ can Bình vị tán thế hệ 2, do THS.BS Tuyết Lan chủ nhiệm đề tài.
Sau một thời gian dài, bài thuốc đã được nghiên cứu, bào chế THÀNH CÔNG với khả năng đặc trị mọi thể bệnh dạ dày (kể cả bệnh nhân nặng) chỉ trong 45 ngày. Đây là kết quả của cuộc thử nghiệm trên diện rộng của hơn 400 bệnh nhân (bao gồm cả bệnh nhân viêm dạ dày HP) tại Bệnh viện Đa khoa Favina.
Bên cạnh đó, GIẢI PHÁP MỚI này còn đáp ứng đầy đủ điều kiện để trở thành bài thuốc Đông y thế hệ 2 được nêu rõ tại Hội nghị Quốc tế về thuốc thảo dược 2013 tại Seoul, Hàn Quốc. Bên cạnh đó bài thuốc còn có nhiều ưu điểm không phải sản phẩm nào đang được cung cấp trên thị trường cũng có.
Hiệu quả điều trị phát huy cao nhất khi sử dụng song song hai bài thuốc (thế hệ 1 + 2) – Liên hệ ngay chuyên gia Thuốc dân tộc để được tư vấn liệu trình phù hợp nhất!
Bệnh viêm dạ dày Hp k29 thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị, nhưng nên điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến loét hoặc ung thư. Người bệnh nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng nào, hãy thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ.
Xem thêm: Triệu chứng và các biến chứng thường gặp của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa