Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị

Ghẻ lở còn được gọi là bệnh ghẻ Na Uy. Đây một dạng tổn thương da nghiêm trọng xảy ra do sự xâm nhập và phát triển của bọ ve Sarcoptic scabies. Bệnh lý này chủ yếu tác động và làm ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu do sử dụng thuốc steroid, hóa trị ung thư hoặc nhiễm HIV. Sau khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng, tổn thương da dạng phát ban, mề đay và xuất hiện các mụn nước nhỏ. Da có thể lở loét và viêm nhiễm khi những mụn nước này vỡ ra.

Thông tin cơ bản về bệnh ghẻ lở, cách nhận biết, phân biệt, biện pháp phòng ngừa và điều trị

Ghẻ lở là gì?

Ghẻ lở là một dạng tổn thương da thường gặp có mức độ nghiêm trọng cao. Bệnh xảy ra do sự xâm nhập và phát triển của bọ ve Sarcoptic scabies. Chính vì thế về mặt tính chất, bệnh lý này được xếp vào danh sách các dạng nhiễm trùng da do ký sinh trùng.

Bệnh ghẻ chủ yếu tác động và làm ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu do sử dụng thuốc steroid, hóa trị ung thư hoặc nhiễm HIV. Ngoài ra do cái ghẻ có khả năng di chuyển từ vùng da bệnh sang vùng da lành và lây lan người bệnh sang người khỏe mạnh nên bệnh ghẻ dễ dàng xuất hiện ở những người có tiếp xúc gần với mầm bệnh hoặc sử dụng đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ lở

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ lở là do sự xâm nhập và sinh sôi của ký sinh trùng ghẻ có tên Sarcoptes scabiei hominis, trong đó chủ yếu là do ghẻ cái. Bệnh không xảy ra do sự xâm nhập của ghẻ đực. Điều này xuất hiện là do ghẻ đực thường chết sau khi giao hợp.

Cái ghẻ có kích thước trung bình khoảng 0,3mm, có 4 đôi chân. Vì rất nhỏ nên thường rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường. Chu kỳ sống của cái ghẻ khoảng 30 ngày ở trên và ở trong thượng bì, chúng không thể bay hay nhảy, chỉ di chuyển và đào hang.

Lớp sừng của thượng bì là nơi ký sinh của cái ghẻ. Chúng đẻ trứng vào ban ngày và đào hang vào ban đêm. Thông thường có khoảng 1 – 5 trứng được đẻ ra mỗi ngày. Sau 72 đến 96 giờ trứng sẽ nở thành ấu trùng. Cuối cùng trở thành con ghẻ trưởng thành sau 20 đến 25 ngày (5 – 6 lần lột xác).

Khi có điều kiện thuận lợi, ghẻ phát triển rất nhanh, một dòng họ có thể lên đến 150 triệu con sau 3 tháng. Ghẻ cái bò ra khỏi hang để tìm ghẻ đực và đào hang vào ban đêm khiến người bệnh ngứa ngáy nghiêm trọng. Đây chính là thời điểm dễ lây truyền nhất. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị ngứa nhiều, gãi dẫn đến cái ghẻ vương vãi ra giường chiếu và quần áo.

Bệnh ghẻ lở xảy ra do sự xâm nhập và sinh sôi của ký sinh trùng ghẻ có tên Sarcoptes scabiei hominis

Bệnh ghẻ lở lây lan như thế nào?

Bệnh ghẻ lở cũng như ghẻ cái thường lây cho người khỏe mạnh do nằm chung giường, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là mặc chung quần áo. Ngoài ra bệnh có thể lây qua tiếp xúc da – da khi tiếp xúc gần hoặc quan hệ tình dục. Do đó bệnh lý này có thể trở thành ổ dịch ở những khu vực sinh hoạt tập thể như vùng dân cư đông đúc quân đội, nhà trẻ, trại giam, nhà ở chật hẹp…

Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ lở

Thông thường các triệu chứng của bệnh ghẻ lở sẽ xảy ra sau khi bị nhiễm ghẻ từ 4 đến 6 tuần. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện khó chịu sau:

Những vị trí bị ảnh hưởng

Những tổn thương da do bệnh ghẻ lở thường xuất hiện ở vùng mông, quanh rốn, hai chân, cùi tay, lòng bàn tay, kẽ ngón tay và ngấn cổ tay. Ngoài ra ở một số trường hợp khác, những tổn thương da còn xuất hiện ở quy đầu và thân dương vật đối với nam giới và ở núm vú đối với nữ giới, lòng bàn chân, cổ, tay và đầu ở trẻ em.

Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ lở

Nếu không sớm áp dụng các phương pháp điều trị ghẻ lở, một số biến chứng dưới đây có thể xuất hiện:

Bệnh ghẻ lở thường gây nhiễm trùng da, chốc lở khi có vết thương do gãy và bị vi khuẩn hay tụ cầu khuẩn xâm nhập

Phân biệt ghẻ lở và bệnh hắc lào

Cả bệnh ghẻ lở và bệnh hắc lào đều là những tổn thương da thường gặp. Bệnh ghẻ lở (bệnh ghẻ) được xác định là tổn thương da gây ra bởi sự xâm nhập của Sarcoptic scabies (ký sinh trùng ghẻ). Trong khi đó, bệnh hắc lào lại là một trong những dạng nhiễm trùng da xuất hiện do sự xâm nhập của vi nấm thuộc nhóm dermatophytes.

Xét về mặt tính chất, bệnh hắc lào là tình trạng nhiễm trùng da do vi nấm. Bệnh ghẻ là là tình trạng nhiễm trùng da do ký sinh trùng. Do có đặc điểm và tính chất khác nhau nên quá trình điều trị và các phương pháp khắc phục ghẻ lở và hắc lào cũng khác nhau. Tuy nhiên các triệu chứng và biểu hiện thực thể của hai bệnh lý này tương đối giống nhau nên khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn.

Dưới đây là một số cách giúp phân biệt bệnh ghẻ lở và bệnh hắc lào:

Biểu hiện thực thể

Bệnh ghẻ lở

Bệnh hắc lào

Triệu chứng cơ năng

Ngứa ngáy và khó chịu chính là triệu chứng cơ năng của cả bệnh ghẻ và bệnh hắc lào. Tuy nhiên có sự khác biệt rõ ràng về tính chất của triệu chứng này.

Mức độ ảnh hưởng

Bệnh ghẻ có tiến triển phức tạp, nếu không được kiểm soát bệnh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó bệnh hắc lào có mức độ nhẹ, tiến triển không phức tạp và hiếm khi gây biến chứng.

khác với ghẻ lở, bệnh hắc lào có mức độ nhẹ, tiến triển không phức tạp và hiếm khi gây biến chứng

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh ghẻ lở

Rất khó để có thể quan sát cái ghẻ bằng mắt thường. Tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa có thể dựa vào tổn thương thực thể và triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra bác sĩ có thể cạo và lấy một mẫu da ở khu vực bị tổn thương, sau đó soi dưới kính hiển vi để tìm kiếm sự tồn tại của ký sinh trùng ghẻ, trứng và phân.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ lở

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh ghẻ lở, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số biện pháp điều trị dựa vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng v
à nguyên tắc chung khi điều trị bệnh ghẻ.

1. Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ

2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh ghẻ lở

Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống là phương pháp chính trong điều trị bệnh ghẻ. Những loại thuốc điều trị bệnh ghẻ lở thường được sử dụng gồm:

Thuốc điều trị tại chỗ 

Sử dụng thuốc bôi ngoài da điều trị bệnh ghẻ lở, diệt cái ghẻ và kiểm soát triệu chứng

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin được sử dụng với mục đích kiểm soát cơn ngứa phát sinh do bệnh ghẻ lở. Những loại thuốc kháng histamin được sử dụng phổ biến gồm:

Buồn ngủ là tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng histamin. Vì thế người bệnh cần lưu ý về việc sử dụng thuốc khi đang lái xe hoặc làm những công việc đòi hỏi tính tập trung cao.

Thuốc kháng sinh

Nếu bệnh ghẻ lở tiến triển nghiêm trọng, xuất hiện đồng thời với tình trạng viêm và nhiễm trùng, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng kháng sinh dạng thuốc bôi hoặc thuốc mỡ để tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc khi đưa thuốc kháng sinh vào quá trình điều trị bệnh ghẻ.

Thuốc Ivermectin (Stromectol)

Thuốc Ivermectin (Stromectol) là thuốc điều trị bệnh ghẻ được bào chế dưới dạng viên uống. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ mang đến hiệu quả điều trị toàn thân nên chỉ dùng cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị ghẻ lở toàn thân và những người không có đáp ứng tốt với thuốc điều trị tại chỗ.

Tuy nhiên chống chỉ định dùng thuốc Ivermectin cho những trường hợp sau:

Dùng Ivermectin (Stromectol) cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị ghẻ lở toàn thân và người không có đáp ứng với thuốc bôi

Các loại thuốc khác

Tùy thuộc vào tình trạng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị sau:

Việc điều trị với một số loại thuốc có thể khiến cơn ngứa và tình trạng phát ban trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là thuốc không có tác dụng điều trị. Đây chỉ là một phản ứng bình thường và có thể tự khỏi sau 4 tuần. Ngoài ra để phòng ngừa tái phát do còn sót trứng ghẻ, bệnh nhân sẽ được yêu cần điều trị nhắc lại sau 7 đến 14 ngày.

3. Biện pháp giảm ngứa do bệnh ghẻ

Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn cải thiện cơn ngứa, làm lành tổn thương da và hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ.

L
ưu ý:

Biện pháp giảm ngứa do bệnh ghẻ và hỗ trợ điều trị bằng dầu đinh hương

Biện pháp phòng ngừa mắc bệnh và ngăn ghẻ lở lan rộng

Để phòng ngừa mắc bệnh và ngăn ghẻ lở lan rộng, bạn cần lưu ý thực hiện một số biện pháp sau:

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng và giảm khả năng mắc bệnh ghẻ lở

Bệnh ghẻ lở là một tình trạng nghiêm trọng cần được kiểm soát càng sớm càng tốt để khắc phục bệnh, tránh gây biến chứng và phòng ngừa lây lan. Vì thế ngay khi có nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên nhờ bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và hướng dẫn điều trị để ngăn ngừa phát sinh những vấn đề không mong muốn.

Xem thêm: 10 điều ít ai biết về chu kỳ kinh nguyệt

Rate this post
Exit mobile version