Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!
Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!
Song song với việc người nhiễm coronavirus chủng mới vẫn tăng lên từng ngày, những sự thật về COVID-19 cũng là vấn đề nóng gây nhiều tranh cãi, nhiễu loạn thông tin. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức thay đổi phân loại tình hình từ sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC) thành đại dịch vào ngày 11-3-2020. Chính 2 từ “đại dịch” này đã khiến nhiều người hoảng sợ, xuất hiện nhiều thông tin sai lệch cũng như tin đồn.
Trong bài viết sau, Hello Bacsi tổng hợp 21 sự thật về COVID-19 đang bị hiểu nhầm để giúp bạn đọc có cái nhìn chuẩn xác hơn về căn bệnh hiện hoành hành trên mọi lục địa của Trái đất, chỉ trừ Nam Cực.
1. Dùng clo hoặc cồn xịt lên da có thể tiêu diệt virus trong cơ thể
Sự thật về COVID-19: Cồn và clo là những hóa chất được sử dụng để khử trùng bề mặt vật dụng và không nên dùng lên da. Chúng không thể tiêu diệt virus trong cơ thể, ngược lại còn có khả năng gây hại nếu rơi vào mắt hoặc miệng.
2. Chỉ người già và người trẻ tuổi mới có nguy cơ lây nhiễm
Sự thật: SARS-CoV-2 cũng như các virus khác thuộc họ corona có thể lây nhiễm cho tất cả mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người cao tuổi hoặc những cá nhân có bệnh nền (đang mắc phải 1 bệnh lý khác) như bệnh tiểu đường hoặc bệnh hen suyễn thì có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng hơn người khỏe mạnh.
3. Trẻ em không thể mắc COVID-19
Sự thật về COVID-19: Như đã đề cập, COVID-19 không phân biệt nhóm tuổi. Hầu hết các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 ghi nhận cho đến nay là ở người lớn nhưng vẫn có những ca nhiễm là trẻ em. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các triệu chứng Covid-19 ở trẻ có xu hướng ít nghiêm trọng hơn.
4. COVID-19 giống như bệnh cúm nên có thể ngừa bằng vắc-xin cúm
Sự thật: Những triệu chứng mà virus SARS-CoV-2 gây ra cho người bệnh thoạt nhìn giống như cúm, trong đó điển hình là đau nhức, sốt và ho khan. Tương tự, cả COVID-19 và cúm đều có những thể nhẹ, nặng hoặc trong trường hợp hiếm gặp hơn là gây tử vong. Cả hai bệnh cũng có thể dẫn đến viêm phổi.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của COVID-19 nghiêm trọng hơn với ước tính tỷ lệ tử vong khoảng 5%. Các nhà khoa học đang tìm con số chính xác nhưng có 1 sự thật mà chúng ta phải đón nhận đó là tỷ lệ tử vong do COVID-19 có khả năng cao hơn gấp nhiều lần so với cúm mùa.
Do đó, COVID-19 không thể ngăn ngừa bằng vắc-xin cúm hay vắc-xin chống viêm phổi là vắc-xin phế cầu khuẩn và vắc-xin Haemophilus cúm loại B (Hib). Coronavirus rất mới và khác biệt đến nỗi chúng ta cần 1 loại vắc-xin riêng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển vắc-xin chống SARS-CoV-2 dưới sự hỗ trợ của WHO.
5. Mắc COVID-19 đồng nghĩa với tử vong
Sự thật: Như đã được đề cập bên trên, COVID-19 chỉ gây tử vong ở một số ít người bệnh. Trong một báo cáo mới đây, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã kết luận rằng 80,9% trường hợp mắc COVID-19 là nhẹ. WHO cũng báo cáo rằng khoảng 80% ca nhiễm sẽ thuộc thể bệnh tương đối nhẹ, không cần điều trị chuyên khoa tại bệnh viện. Các triệu chứng nhẹ này bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi và tức ngực khó thở.
6. Chó mèo là nguồn lây COVID-19
Sự thật về COVID-19: Hiện tại, có rất ít bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm cho chó và mèo. Tuy nhiên, tại Hồng Kông, một chú chó giống Pomeranian có chủ dương tính với virus corona chủng mới cũng bị nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Các nhà khoa học đang tranh luận về trường hợp này cũng như ảnh hưởng nếu có đối với dịch bệnh.
Theo Giáo sư Jonathan Ball – chuyên gia về Virus học phân tử (Đại học Nottingham, Anh), cần phân biệt giữa phản ứng nhiễm trùng thực sự và việc chỉ phát hiện sự hiện diện của virus ở vật chủ. Trường hợp của chú chó trên vẫn cần tìm hiểu thêm, nhưng khả năng virus có thể lây sang một con chó hoặc cơ thể con người khác không cao vì mật độ virus thấp. Ông cho rằng khả năng lây truyền giữa người với người mới là điều cần chú ý đặc biệt hơn trong thời điểm này.
7. Khẩu trang có thể bảo vệ chống lại virus
Sự thật: Nhân viên y tế sử dụng khẩu trang chuyên dụng, vừa khít quanh mặt để bảo vệ khỏi lây nhiễm. Tuy nhiên, các loại khẩu trang dùng một lần hiện nay thì không có khả năng đó. Chúng không hoàn toàn vừa với khuôn mặt người đeo. Do đó, dịch tiết cơ thể người bệnh (ho, hắt hơi…) vẫn có thể xâm nhập vào miệng và mũi người đeo khẩu trang.
Ngoài ra, các hạt virus nhỏ còn có khả năng xâm nhập trực tiếp qua vật liệu của khẩu trang. Dù vậy, nếu đang có bệnh về đường hô hấp, người bệnh đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ người khác khỏi bị nhiễm bệnh.
Song song với việc người nhiễm coronavirus chủng mới vẫn tăng lên từng ngày, những sự thật về COVID-19 cũng là vấn đề nóng gây nhiều tranh cãi, nhiễu loạn thông tin. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức thay đổi phân loại tình hình từ sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC) thành đại dịch vào ngày 11-3-2020. Chính 2 từ “đại dịch” này đã khiến nhiều người hoảng sợ, xuất hiện nhiều thông tin sai lệch cũng như tin đồn.
Trong bài viết sau, Hello Bacsi tổng hợp 21 sự thật về COVID-19 đang bị hiểu nhầm để giúp bạn đọc có cái nhìn chuẩn xác hơn về căn bệnh hiện hoành hành trên mọi lục địa của Trái đất, chỉ trừ Nam Cực.
1. Dùng clo hoặc cồn xịt lên da có thể tiêu diệt virus trong cơ thể
Sự thật về COVID-19: Cồn và clo là những hóa chất được sử dụng để khử trùng bề mặt vật dụng và không nên dùng lên da. Chúng không thể tiêu diệt virus trong cơ thể, ngược lại còn có khả năng gây hại nếu rơi vào mắt hoặc miệng.
2. Chỉ người già và người trẻ tuổi mới có nguy cơ lây nhiễm
Sự thật: SARS-CoV-2 cũng như các virus khác thuộc họ corona có thể lây nhiễm cho tất cả mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, người cao tuổi hoặc những cá nhân có bệnh nền (đang mắc phải 1 bệnh lý khác) như bệnh tiểu đường hoặc bệnh hen suyễn thì có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng hơn người khỏe mạnh.
3. Trẻ em không thể mắc COVID-19
Sự thật về COVID-19: Như đã đề cập, COVID-19 không phân biệt nhóm tuổi. Hầu hết các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 ghi nhận cho đến nay là ở người lớn nhưng vẫn có những ca nhiễm là trẻ em. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các triệu chứng Covid-19 ở trẻ có xu hướng ít nghiêm trọng hơn.
4. COVID-19 giống như bệnh cúm nên có thể ngừa bằng vắc-xin cúm
Sự thật: Những triệu chứng mà virus SARS-CoV-2 gây ra cho người bệnh thoạt nhìn giống như cúm, trong đó điển hình là đau nhức, sốt và ho khan. Tương tự, cả COVID-19 và cúm đều có những thể nhẹ, nặng hoặc trong trường hợp hiếm gặp hơn là gây tử vong. Cả hai bệnh cũng có thể dẫn đến viêm phổi.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của COVID-19 nghiêm trọng hơn với ước tính tỷ lệ tử vong khoảng 5%. Các nhà khoa học đang tìm con số chính xác nhưng có 1 sự thật mà chúng ta phải đón nhận đó là tỷ lệ tử vong do COVID-19 có khả năng cao hơn gấp nhiều lần so với cúm mùa.
Do đó, COVID-19 không thể ngăn ngừa bằng vắc-xin cúm hay vắc-xin chống viêm phổi là vắc-xin phế cầu khuẩn và vắc-xin Haemophilus cúm loại B (Hib). Coronavirus rất mới và khác biệt đến nỗi chúng ta cần 1 loại vắc-xin riêng. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển vắc-xin chống SARS-CoV-2 dưới sự hỗ trợ của WHO.
5. Mắc COVID-19 đồng nghĩa với tử vong
Sự thật: Như đã được đề cập bên trên, COVID-19 chỉ gây tử vong ở một số ít người bệnh. Trong một báo cáo mới đây, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã kết luận rằng 80,9% trường hợp mắc COVID-19 là nhẹ. WHO cũng báo cáo rằng khoảng 80% ca nhiễm sẽ thuộc thể bệnh tương đối nhẹ, không cần điều trị chuyên khoa tại bệnh viện. Các triệu chứng nhẹ này bao gồm sốt, ho, đau họng, mệt mỏi và tức ngực khó thở.
6. Chó mèo là nguồn lây COVID-19
Sự thật về COVID-19: Hiện tại, có rất ít bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm cho chó và mèo. Tuy nhiên, tại Hồng Kông, một chú chó giống Pomeranian có chủ dương tính với virus corona chủng mới cũng bị nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Các nhà khoa học đang tranh luận về trường hợp này cũng như ảnh hưởng nếu có đối với dịch bệnh.
Theo Giáo sư Jonathan Ball – chuyên gia về Virus học phân tử (Đại học Nottingham, Anh), cần phân biệt giữa phản ứng nhiễm trùng thực sự và việc chỉ phát hiện sự hiện diện của virus ở vật chủ. Trường hợp của chú chó trên vẫn cần tìm hiểu thêm, nhưng khả năng virus có thể lây sang một con chó hoặc cơ thể con người khác không cao vì mật độ virus thấp. Ông cho rằng khả năng lây truyền giữa người với người mới là điều cần chú ý đặc biệt hơn trong thời điểm này.
7. Khẩu trang có thể bảo vệ chống lại virus
Sự thật: Nhân viên y tế sử dụng khẩu trang chuyên dụng, vừa khít quanh mặt để bảo vệ khỏi lây nhiễm. Tuy nhiên, các loại khẩu trang dùng một lần hiện nay thì không có khả năng đó. Chúng không hoàn toàn vừa với khuôn mặt người đeo. Do đó, dịch tiết cơ thể người bệnh (ho, hắt hơi…) vẫn có thể xâm nhập vào miệng và mũi người đeo khẩu trang.
Ngoài ra, các hạt virus nhỏ còn có khả năng xâm nhập trực tiếp qua vật liệu của khẩu trang. Dù vậy, nếu đang có bệnh về đường hô hấp, người bệnh đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ người khác khỏi bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, đeo khẩu trang có thể mang lại cảm giác yên tâm quá mức, dễ khiến người đeo lơ là hay bỏ qua những biện pháp phòng ngừa khác chẳng hạn như vệ sinh tay. WHO khuyến cáo những người đang chăm sóc người nghi nhiễm COVID-19 nên đeo khẩu trang.
Trong những trường hợp này, khẩu trang chỉ có hiệu quả nếu cá nhân đó thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dùng cồn để sát khuẩn. Ngoài ra, sử dụng khẩu trang và thải bỏ đúng cách cũng là vấn đề quan trọng cần lưu tâm.
8. Máy sấy tay có thể diệt virus corona chủng mới
Sự thật: Nhiệt độ từ máy sấy tay tự động thường thấy trong các nhà vệ sinh công cộng không diệt được virus corona gây bệnh COVID-19. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi virus là rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dùng nước rửa tay có gốc cồn.
9. SARS-CoV-2 chỉ là một dạng đột biến của cảm lạnh thông thường
Sự thật về COVID-19: Corona là một họ virus lớn, tất cả đều có protein giống hình gai trên bề mặt. Một số loại virus corona gây bệnh viêm phổi có thể xâm nhập vào cơ thể con người để biến con người thành vật chủ chính và gây cảm lạnh thông thường.
Trong khi đó, các chủng khác như SARS-CoV-2 chủ yếu lây nhiễm cho động vật. Cả hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đều khởi nguồn từ động vật và truyền sang người. Do đó SARS-CoV-2 và virus gây cảm lạnh không giống nhau và không liên quan đến nhau.
10. Cần ít nhất 10 phút tiếp xúc gần người bệnh mới bị nhiễm virus
Sự thật: Càng ở lâu với một người nhiễm COVID-19 thì nguy cơ nhiễm virus càng cao. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm vẫn tồn tại trong vòng chưa đầy 10 phút tiếp xúc gần. Hãy bảo vệ bản thân và người xung quanh bằng cách hạn chế tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi cần giao tiếp trực tiếp và thường xuyên rửa tay đúng cách.
11. Rửa mũi bằng nước muối giúp chống lại virus corona mới
Sự thật: Không có bằng chứng cho thấy nước muối dạng xịt mũi có thể bảo vệ và chống nhiễm trùng đường hô hấp. Một số nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, nhưng các nhà khoa học chưa công nhận việc sử dụng nước muối như một cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
12. Súc miệng bằng nước muối cũng là cách tiêu diệt virus
Sự thật về COVID-19: Bác sĩ Trần Văn Ngọc, nguyên Trưởng khoa Nội phổi Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM, Chủ tịch Hội Hô hấp TP. HCM cho rằng nước muối khi súc sẽ tạo ra môi trường ưu trương, các vi sinh vật sẽ không có cơ hội tăng trưởng và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, bác sĩ Ngọc khẳng định: “Súc nước muối chỉ là cách để hỗ trợ một phần nào đó chứ không phải là điều trị dứt điểm dịch bệnh”.
Theo bác sĩ Ngọc, nước muối chỉ sát khuẩn được trong lớp niêm mạc còn trong tế bào thì không bị ảnh hưởng nhiều. Trong khi đó, virus gây COVID-19 thì tăng sinh trong tế bào của cơ thể.
13. Dùng kháng sinh trị bách bệnh
Sự thật: Kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn chứ không diệt virus. Việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường, do đó người bệnh không được tự ý uống kháng sinh mà không thông qua chỉ định từ bác sĩ.
14. Máy quét thân nhiệt có thể chẩn đoán COVID-19
Sự thật: Máy quét thân nhiệt có thể phát hiện triệu chứng sốt. Tuy nhiên, cần lưu ý một số tình trạng bệnh lý khác như cúm cũng gây sốt.
Ngoài ra, các triệu chứng của COVID-19 có thể chưa xuất hiện ngay mà cần 2-10 ngày sau nhiễm bệnh. Tức là người đang mang virus SARS-CoV-2 hoàn toàn có thân nhiệt bình thường trong vài ngày trước khi bắt đầu sốt.
Bên cạnh đó, đeo khẩu trang có thể mang lại cảm giác yên tâm quá mức, dễ khiến người đeo lơ là hay bỏ qua những biện pháp phòng ngừa khác chẳng hạn như vệ sinh tay. WHO khuyến cáo những người đang chăm sóc người nghi nhiễm COVID-19 nên đeo khẩu trang.
Trong những trường hợp này, khẩu trang chỉ có hiệu quả nếu cá nhân đó thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dùng cồn để sát khuẩn. Ngoài ra, sử dụng khẩu trang và thải bỏ đúng cách cũng là vấn đề quan trọng cần lưu tâm.
8. Máy sấy tay có thể diệt virus corona chủng mới
Sự thật: Nhiệt độ từ máy sấy tay tự động thường thấy trong các nhà vệ sinh công cộng không diệt được virus corona gây bệnh COVID-19. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi virus là rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dùng nước rửa tay có gốc cồn.
9. SARS-CoV-2 chỉ là một dạng đột biến của cảm lạnh thông thường
Sự thật về COVID-19: Corona là một họ virus lớn, tất cả đều có protein giống hình gai trên bề mặt. Một số loại virus corona gây bệnh viêm phổi có thể xâm nhập vào cơ thể con người để biến con người thành vật chủ chính và gây cảm lạnh thông thường.
Trong khi đó, các chủng khác như SARS-CoV-2 chủ yếu lây nhiễm cho động vật. Cả hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đều khởi nguồn từ động vật và truyền sang người. Do đó SARS-CoV-2 và virus gây cảm lạnh không giống nhau và không liên quan đến nhau.
10. Cần ít nhất 10 phút tiếp xúc gần người bệnh mới bị nhiễm virus
Sự thật: Càng ở lâu với một người nhiễm COVID-19 thì nguy cơ nhiễm virus càng cao. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm vẫn tồn tại trong vòng chưa đầy 10 phút tiếp xúc gần. Hãy bảo vệ bản thân và người xung quanh bằng cách hạn chế tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi cần giao tiếp trực tiếp và thường xuyên rửa tay đúng cách.
11. Rửa mũi bằng nước muối giúp chống lại virus corona mới
Sự thật: Không có bằng chứng cho thấy nước muối dạng xịt mũi có thể bảo vệ và chống nhiễm trùng đường hô hấp. Một số nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, nhưng các nhà khoa học chưa công nhận việc sử dụng nước muối như một cách phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
12. Súc miệng bằng nước muối cũng là cách tiêu diệt virus
Sự thật về COVID-19: Bác sĩ Trần Văn Ngọc, nguyên Trưởng khoa Nội phổi Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM, Chủ tịch Hội Hô hấp TP. HCM cho rằng nước muối khi súc sẽ tạo ra môi trường ưu trương, các vi sinh vật sẽ không có cơ hội tăng trưởng và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, bác sĩ Ngọc khẳng định: “Súc nước muối chỉ là cách để hỗ trợ một phần nào đó chứ không phải là điều trị dứt điểm dịch bệnh”.
Theo bác sĩ Ngọc, nước muối chỉ sát khuẩn được trong lớp niêm mạc còn trong tế bào thì không bị ảnh hưởng nhiều. Trong khi đó, virus gây COVID-19 thì tăng sinh trong tế bào của cơ thể.
13. Dùng kháng sinh trị bách bệnh
Sự thật: Kháng sinh chỉ tiêu diệt vi khuẩn chứ không diệt virus. Việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường, do đó người bệnh không được tự ý uống kháng sinh mà không thông qua chỉ định từ bác sĩ.
14. Máy quét thân nhiệt có thể chẩn đoán COVID-19
Sự thật: Máy quét thân nhiệt có thể phát hiện triệu chứng sốt. Tuy nhiên, cần lưu ý một số tình trạng bệnh lý khác như cúm cũng gây sốt.
Ngoài ra, các triệu chứng của COVID-19 có thể chưa xuất hiện ngay mà cần 2-10 ngày sau nhiễm bệnh. Tức là người đang mang virus SARS-CoV-2 hoàn toàn có thân nhiệt bình thường trong vài ngày trước khi bắt đầu sốt.
15. Hãy ăn tỏi thật nhiều
Sự thật về COVID-19: Thực tế có nghiên cứu cho thấy ăn tỏi làm chậm sự phát triển của một số loài vi khuẩn. Tuy nhiên, COVID-19 là do virus gây ra và không có bằng chứng nào cho thấy tỏi có thể bảo vệ con người chống lại COVID-19.
16. Hàng hóa gửi từ Trung Quốc có thể lây lan virus
Sự thật: Từ nghiên cứu trước đây về các virus thuộc họ corona tương tự, bao gồm cả những loại gây ra SARS và MERS, các nhà khoa học tin rằng chủng virus này không thể tồn tại trên các bức thư hoặc bưu kiện trong thời gian dài.
Tuy nhiên, theo báo cáo gần nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, virus corona mới có thể tồn tại trên bề mặt vật thể trong 17 ngày nhưng chưa có bằng chứng cho thấy con người có thể nhiễm bệnh từ các vật thể này. Phát hiện trên càng nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc vệ sinh tay và cơ thể hằng ngày, đặc biệt là những vị trí tiếp xúc với các bề mặt vật thể bên ngoài môi trường.
17. Người bị COVID-19 có thể tự điều trị tại nhà
Sự thật: Không có biện pháp nào có thể chữa COVID-19 tại nhà, kể cả bổ sung vitamin C, sử dụng tinh dầu, keo bạc (silver colloid), dầu mè, tỏi, chất tẩy rửa hay uống nước sau mỗi 15 phút để giữ ẩm cuống họng. Phương pháp phòng ngừa đơn giản hơn và tốt hơn vẫn là rửa tay đúng cách, tránh đến nơi đông người.
Nếu nghi ngờ có trường hợp nhiễm bệnh, người bệnh có thể liên hệ đường dây nóng Bộ Y tế 1900 9095 và 1900 3228 cùng 21 bệnh viện sẵn sàng nhận thông tin dịch bệnh COVID-19 để tư vấn và hỗ trợ.
18. Virus corona có thể lây truyền qua nước tiểu và phân
Sự thật: Theo giáo sư John Edmunds (Trường Vệ sinh & Y học nhiệt đới Luân Đôn tại Hoa Kỳ), mỗi khi chúng ta nuốt, dịch tiết như nước bọt từ đường hô hấp trên cũng sẽ theo xuống ruột, trong đó có virus và vi khuẩn. Tại đây, chúng bị biến tính dưới điều kiện axit từ dịch vị dạ dày. Với các cơ chế phát hiện hiện đại và tinh nhạy, ta có thể phát hiện các virus này trong phân người.
Thông thường, virus trong phân không lây nhiễm cho người khác vì chúng đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là một số nghiên cứu lại có kết luận rằng virus SARS-CoV-2 có thể vẫn tồn tại được trong phân.
19. Virus sẽ chết khi nhiệt độ tăng hơn
Sự thật: Một số virus như virus gây cảm lạnh và cúm lây lan dễ dàng hơn trong những tháng lạnh, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn bất hoạt khi nhiệt độ nóng lên.
Tương tự, không nên sử dụng đèn UV để khử trùng tay hoặc các vùng da khác vì bức xạ UV có thể gây kích ứng da. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa biết sự thay đổi nhiệt độ trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của SARS-CoV-2 như thế nào.
20. Virus corona là loại virus nguy hiểm nhất đối với con người
Sự thật: Mặc dù SARS-CoV-2 đang thể hiện mức độ nghiêm trọng hơn virus cúm nhưng đây không phải là loại virus nguy hiểm nhất mà con người từng đối mặt. Vào năm 2014-2016, châu Phi đã phải trải qua dịch Ebola với tỷ lệ tử vong cao, trung bình khoảng 50%.
21. Virus corona mới có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc
Sự thật: Mặc dù có rất nhiều tin đồn trên mạng về thông tin này nhưng không có bằng chứng xác thực cụ thể. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng virus này là sản phẩm tự nhiên của quá trình tiến hóa. Một số nhà nghiên cứu tin rằng SARS-CoV-2 có thể đã lây truyền từ tê tê sang người. Những người khác cho rằng virus này có thể có nguồn gốc từ loài dơi – vốn là trường hợp trước đây của SARS.
Bệnh do coronavirus gây ra lây lan chủ yếu qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh khi ho hoặc hắt hơi hay khi một người chạm vào bề mặt hoặc vật có virus trên đó, sau đó dùng tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ. Tính đến ngày 27-3-2020, số người lây nhiễm COVID-19 đã tăng lên hơn 500.000 ca, trì hoãn nhiều hoạt động và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới. Việc cần thiết hiện tại của mỗi cá nhân chính là hạn chế đi khỏi vùng lãnh thổ, tránh tập trung đông người, sử dụng khẩu trang và thực hành vệ sinh tay thường xuyên, chấp hành chủ trương của Chính phủ về khai báo y tế toàn dân.
15. Hãy ăn tỏi thật nhiều
Sự thật về COVID-19: Thực tế có nghiên cứu cho thấy ăn tỏi làm chậm sự phát triển của một số loài vi khuẩn. Tuy nhiên, COVID-19 là do virus gây ra và không có bằng chứng nào cho thấy tỏi có thể bảo vệ con người chống lại COVID-19.
16. Hàng hóa gửi từ Trung Quốc có thể lây lan virus
Sự thật: Từ nghiên cứu trước đây về các virus thuộc họ corona tương tự, bao gồm cả những loại gây ra SARS và MERS, các nhà khoa học tin rằng chủng virus này không thể tồn tại trên các bức thư hoặc bưu kiện trong thời gian dài.
Tuy nhiên, theo báo cáo gần nhất của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, virus corona mới có thể tồn tại trên bề mặt vật thể trong 17 ngày nhưng chưa có bằng chứng cho thấy con người có thể nhiễm bệnh từ các vật thể này. Phát hiện trên càng nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc vệ sinh tay và cơ thể hằng ngày, đặc biệt là những vị trí tiếp xúc với các bề mặt vật thể bên ngoài môi trường.
17. Người bị COVID-19 có thể tự điều trị tại nhà
Sự thật: Không có biện pháp nào có thể chữa COVID-19 tại nhà, kể cả bổ sung vitamin C, sử dụng tinh dầu, keo bạc (silver colloid), dầu mè, tỏi, chất tẩy rửa hay uống nước sau mỗi 15 phút để giữ ẩm cuống họng. Phương pháp phòng ngừa đơn giản hơn và tốt hơn vẫn là rửa tay đúng cách, tránh đến nơi đông người.
Nếu nghi ngờ có trường hợp nhiễm bệnh, người bệnh có thể liên hệ đường dây nóng Bộ Y tế 1900 9095 và 1900 3228 cùng 21 bệnh viện sẵn sàng nhận thông tin dịch bệnh COVID-19 để tư vấn và hỗ trợ.
18. Virus corona có thể lây truyền qua nước tiểu và phân
Sự thật: Theo giáo sư John Edmunds (Trường Vệ sinh & Y học nhiệt đới Luân Đôn tại Hoa Kỳ), mỗi khi chúng ta nuốt, dịch tiết như nước bọt từ đường hô hấp trên cũng sẽ theo xuống ruột, trong đó có virus và vi khuẩn. Tại đây, chúng bị biến tính dưới điều kiện axit từ dịch vị dạ dày. Với các cơ chế phát hiện hiện đại và tinh nhạy, ta có thể phát hiện các virus này trong phân người.
Thông thường, virus trong phân không lây nhiễm cho người khác vì chúng đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là một số nghiên cứu lại có kết luận rằng virus SARS-CoV-2 có thể vẫn tồn tại được trong phân.
19. Virus sẽ chết khi nhiệt độ tăng hơn
Sự thật: Một số virus như virus gây cảm lạnh và cúm lây lan dễ dàng hơn trong những tháng lạnh, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn bất hoạt khi nhiệt độ nóng lên.
Tương tự, không nên sử dụng đèn UV để khử trùng tay hoặc các vùng da khác vì bức xạ UV có thể gây kích ứng da. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa biết sự thay đổi nhiệt độ trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của SARS-CoV-2 như thế nào.
20. Virus corona là loại virus nguy hiểm nhất đối với con người
Sự thật: Mặc dù SARS-CoV-2 đang thể hiện mức độ nghiêm trọng hơn virus cúm nhưng đây không phải là loại virus nguy hiểm nhất mà con người từng đối mặt. Vào năm 2014-2016, châu Phi đã phải trải qua dịch Ebola với tỷ lệ tử vong cao, trung bình khoảng 50%.
21. Virus corona mới có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc
Sự thật: Mặc dù có rất nhiều tin đồn trên mạng về thông tin này nhưng không có bằng chứng xác thực cụ thể. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng virus này là sản phẩm tự nhiên của quá trình tiến hóa. Một số nhà nghiên cứu tin rằng SARS-CoV-2 có thể đã lây truyền từ tê tê sang người. Những người khác cho rằng virus này có thể có nguồn gốc từ loài dơi – vốn là trường hợp trước đây của SARS.
Bệnh do coronavirus gây ra lây lan chủ yếu qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh khi ho hoặc hắt hơi hay khi một người chạm vào bề mặt hoặc vật có virus trên đó, sau đó dùng tay chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ. Tính đến ngày 27-3-2020, số người lây nhiễm COVID-19 đã tăng lên hơn 500.000 ca, trì hoãn nhiều hoạt động và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới. Việc cần thiết hiện tại của mỗi cá nhân chính là hạn chế đi khỏi vùng lãnh thổ, tránh tập trung đông người, sử dụng khẩu trang và thực hành vệ sinh tay thường xuyên, chấp hành chủ trương của Chính phủ về khai báo y tế toàn dân.
Xem thêm: 5 điều bạn cần biết về liệu pháp gen khi điều trị bệnh hiểm nghèo