Ba kích được biết là một trong những loại dược liệu quý, có tác dụng tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt người già và nam giới yếu sinh lý. Vì vậy loại thảo dược này có mặt trong nhiều bài thuốc nam, tuy nhiên do nhu cầu sử dụng ba kích ngày càng cao mà lượng ba kích trong tự nhiên ngày một khan hiếm, nên việc nhân giống và tự trồng là phương pháp tối ưu hiện nay. Nhưng mua giống cây ba kích ở đâu chất lượng, uy tín? Kỹ thuật gieo trồng cây ba kích như thế nào và có những lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu nhiều thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây:
Dạo quanh thị trường giống cây ba kích
Nhu cầu sử dụng tăng cao đã tác động mạnh mẽ tới thị trường gieo trồng và nhân giống cây ba kích. Đặc biệt, sự có mặt của nhiều nhà vườn tự phát, hay một số đơn vị nhập cây giống từ Trung Quốc đã góp phần tạo nên thị trường giống cây ba kích vô cùng sôi động.
Trên thị trường hiện nay, các giống cây ba kích được bán tràn lan trên nhiều trang mạng và thương mại điện tử mà không được kiểm duyệt chặt chẽ về chất lượng giống. Bên cạnh đó, giá thành 1 cây giống cũng khiến nhiều người không khỏi hoang mang khi giao động từ 2.000 vnđ / 1 cây giống tới – 25.000 vnđ/ 1 cây.
Giống ba kích tím và trắng có mặt tại Việt Nam được nhân theo hai phương pháp chính là:
- Phương pháp nhân giống bằng hom: Hom được chọn làm giống là những đoạn thân sau khi loại bỏ phần gốc già và đoạn ngọn non. Khi chọn giống hom, các vườn ươm thường sử dụng hom của những cây ba kích từ 3 năm tuổi trở lên để đảm bảo chất lượng.
- Phương pháp gieo giống bằng hạt: Nhằm đảm bảo giống cây ba kích đạt tiêu chuẩn và chất lượng, hạt giống được sử dụng là những hạt từ cây 5 năm tuổi trở lên và chọn quả chín đỏ.
Nhận dạng giống cây ba kích tốt như thế nào?
Cây ba kích là loại cây thảo, thân leo bằng tua quấn, có chiều dài hàng mét. Thân cây ba kích non màu tím, có nhiều lông, về già nhẵn; lá mọc đối xứng, cứng nhọn, hình mác. Khi lá non có màu tím nhạt, về già có màu trắng mốc, lá có độ dài từ 6-14cm và rộng 2,5-6cm. Mặc dù cây ba kích ít gặp trường hợp sâu bệnh, nhưng khi mua giống cây ba kích ở đâu cũng cần lưu ý một số điểm sau để chọn được loại giống tốt, cho năng suất cao:
- Thân cây có độ vươn lên mạnh mẽ
- Các lá mọc đối xứng và kích thước đều nhau
- Lá không có dấu hiệu bị sâu bệnh hoặc vàng lá
- Ngọn dây leo tươi, không có dấu hiệu bị sâu hay héo
- Gốc cây giống không có biểu hiện bị lở cổ rễ
Mua giống cây ba kích ở đâu đảm bảo chất lượng
Trên thị trường hiện nay ba kích được bán tràn lan trên nhiều kênh và với nhiều mức giá khác nhau, gây nhiễu loạn người dùng. Vậy mua giống cây ba kích tím ở đâu chất lượng, cho năng suất tốt? và cần lưu ý những gì khi mua giống cây này?
Điều cần lưu ý khi mua giống cây ba kích
- Tìm hiểu rõ địa chỉ bán giống cây ba kích có uy tín hay không
- Xác định
rõ nguồn gốc xuất xứ của giống - Lựa chọn bầu giống khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh
Giống cây ba kích bán ở đâu đảm bảo
Mua cây ba kích ở đâu uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý luôn là vấn đề băn khoăn của nhiều người dân khi muốn trồng sản lượng lớn loại dược liệu quý này. Giữa một thị trường nhiễu loạn, Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Vietfarm được đánh giá là 1 trong 3 đơn vị phân phối giống cây ba kích chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý nhất. Cùng với Vietfarm đó là Trung tâm cây giống Nông Nghiệp Việt và Trung tâm giống cây trồng F1.
Thực tế việc nuôi trồng cây ba kích không hề đơn giản, đòi hỏi nhiều kỹ thuật từ gieo trồng, chăm sóc định kỳ tới thu hái. Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây, nếu không biết cách chăm sóc cây có thể bị chết hoặc bị bệnh và cho ra sản lượng thấp.
Tại Vietfarm cây ba kích được nuôi trồng, thu hái khép kín theo chuẩn GMP và được giám sát bởi đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn. Vì vậy dược liệu được thu hái luôn đảm bảo 100% sạch và chứa nhiều dược chất tốt. Bên cạnh đó, nhờ áp dụng quy trình khử trùng đạt chuẩn nên củ ba kích tím khô giữ lại được nhiều dưỡng chất và an toàn khi sử dụng.
Hướng dẫn quy trình gieo trồng cây ba kích
Để ba kích cho năng suất cao, khi gieo trồng chúng ta cần tuân thủ quy trình gieo trồng dưới đây:
Tạo nguồn giống
Nguồn giống chất lượng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới việc phát triển và sinh trưởng của cây. Bạn có thể tìm mua giống cây ba kích tại các nhà vườn uy tín; hoặc tự nhân giống cây trồng từ những cây ba kích có sẵn trong vườn. Có hai phương pháp nhân cây giống được sử dụng phổ biến đó là sản xuất từ hom thân dây hoặc sản xuất cây giống từ hạt.
Nhân giống từ hom cần lưu ý chọn những cành bánh tẻ ở cây ba kích sống khỏe. Sau đó chặt thành từng đoạn 20-30cm, mỗi đoạn để 2 -4 mắt rồi đem trồng. Tuy nhiên bạn có thể giâm trước vào vườn ươm cho tới khi nảy mầm, ra rễ rồi mới đi đem trồng. Trong quá trình này bạn có thể loại những cây yếu, có sự sinh trưởng kém.
Khi nhân giống từ hạt cần lựa chọn những quả chín đỏ ở những cây ba kích từ 3 năm tuổi. Lưu ý chọn quả chín đỏ nhưng không nên hái xô bồ sẽ ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ nảy mầm và chất lượng cây con sau này.
Lựa chọn đất trồng
Đất đồi Feralit đỏ vàng hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp có tầng canh tác dày là hai loại đất được đánh giá cao khi trồng ba kích.
Lựa chọn đất trồng nên chọn đất ẩm mát, chân đất cao, tốt nhất là đất đồi feralit, có giàu mùn hoặc đất thịt nhẹ pha cát tơi xốp, có tầng canh tác dày. Nếu đất trồng có tầng mùn dày thì cần bổ xung bằng phân chuồng hoai mục, không sử dụng phân tươi vì có thể làm thối rễ cây ba kích.
Làm đất, bón phân trước khi trồng cây ba kích
Trước khi gieo trồng giống cây ba kích cần xử lý và làm sạch đất ít nhất từ 20 – 30 ngày. Trong quá trình làm đất cần dọn sạch thực bì, phát sạch thảm thực vật, cây dại, dây leo,…Sau đó băm nhỏ rải đều trên mặt đất hoặc gom thành một chỗ.
Trường hợp trồng ba kích ở rừng tự nhiên
- Khi làm đất cần giữ lại các cây gỗ và cây gỗ tái sinh có giá trị, vừa để phát triển rừng vừa để tạo bóng, tàn che cho cây ba kích phát triển tốt nhất.
- Tạo hố: hố được thiết kế thành các hàng song song và có kích thước 50x50x50cm. Đất cuốc lên phải đập nhỏ, nên để riêng đất đáy và đất mặt trên miệng hố, sau đó phơi khô ải từ 1 – 2 tháng rồi bón lót và lấp hố lại.
- Bón lót: Trước khi lấp hố có thể bón lót từ 5 – 10kg phân chuồng hoai mục 200gam Supe lân hoặc 300gam phân NPK cho mỗi hố.
- Lấp hố: Sau khi đất được phơi ải đủ lâu và loại bỏ cỏ dại, rễ cây thì trộn đều với phân rồi lấp xuống. Lưu ý vun đất thành hình mai rùa rộng khoảng 0,6-0,8m và cao hơn miệng hố 15cm.
Trường hợp trồng ba kích ở đất trồng (đất vườn)
Đất vườn sau khi được loại bỏ hết gốc lau chít, cỏ dại và phân hàng song song có thể trồng hàng cây phụ trợ giữa 2 hàng cây ba kích. Phương pháp này vừa có tác dụng cải tạo đất vườn, vừa ngăn ngừa mưa lớn rửa trôi, xói mòn; đặc biệt tạo bóng che nắng và làm giá đỡ cho ba
kích leo bám.
Lưu ý khi trồng ở vườn đồi không cần vun luống, còn đối với đất vườn bằng phẳng nên vun thành luống. Độ cao của luống phụ thuộc vào địa hình đất thấp hay cao; cự ly 2 cây cách nhau 1m và hàng cách hàng khoảng 2m. Kỹ thuật cuốc hố, bón lót và lấp hố làm tương tự như trồng ba kích ở đất rừng.
Trồng cây ba kích
Hố trồng đã được làm sẵn, khi giống cây ba kích được mua về hoặc tới ngày cho ra đất, chúng ta dùng cuốc xới đất ở hố lên, trộn đất trong hố với phân bón lót. Tiếp theo dùng dao loại bỏ bầu vỏ nilon, đặt cây giống vào giữa hố và lấp đất lại. Khi lấp hố lưu ý không làm vỡ bầu, nén chặt đất theo chiều thẳng đứng và vun đất bột vừa kín bầu.
Kỹ thuật chăm sóc cây ba kích sau khi gieo trồng
Bên cạnh kỹ thuật chọn giống cây ba kích, trồng cây thì kỹ thuật chăm sóc sau khi gieo trồng được rất nhiều người quan tâm. Bởi quá trình sinh trưởng 1-2 năm đầu của cây ba kích vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn tới chất lượng, sản lượng củ ba kích khi thu hoạch. Cùng tìm hiểu những kỹ thuật chăm sóc cây ba kích dưới đây để có thể chăm sóc vườn ba kích tốt nhất.
Kỹ thuật định kỳ
Tưới nước: Nước là khoáng chất cần cung cấp đầy đủ cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng. Đặc biệt vào mùa khô, khi trái đang lớn và thời điểm quả sắp chín thì lượng nước cần được bổ sung thường xuyên hơn.
Loại bỏ cỏ dại: Cỏ dại cần được dọn sách 2 – 3 lần/ 1 năm và nên làm cỏ vào vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9. Khi dọn sạch cỏ dại chúng ta có thể tận dụng cỏ dại, rác cây phân xanh phủ vào gốc để hạn chế cỏ dại mọc lại. Ngoài ra, sau mỗi trận mưa lớn phải xới phá váng để tránh tụ đọng nước làm thối rễ.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Trồng xong phải thường xuyên tưới ẩm đất, diệt cỏ dại và loại bỏ những cây kém phát triển, mang mầm bệnh. Bên cạnh đó, cắt tỉa những cành có dấu hiệu sâu bệnh, vàng lá cũng cần được thực hiện thường xuyên. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chúng ta có thể thực hiện cắt tỉa, chăm sóc 2-3 lần, từ năm thứ 3 mỗi năm chỉ cần làm 1-2 lần. Chú ý điều chỉnh độ che tán, bóng mát cho cây từ 0,3-0,5
Kỹ thuật bón phân cho cây
Sau 2 năm gieo giống ba kích chúng ta bón bổ sung phân cho cây để cây có thêm dưỡng chất và phát triển mạnh mẽ hơn. Chúng ta có thể bón khoảng 3kg phân chuồng ủ mục hoặc 300gam phân NPK quanh mỗi gốc.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho dược liệu
Cây ba kích thích ứng rộng, phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau và cây thảo dược này cũng ít khi bị bệnh. Tuy nhiên trong điều kiện thâm canh cao hoặc giao mùa cây có thể xuất hiện một số dấu hiệu của bệnh vàng lá, lở cổ rễ. Khi gặp vấn đề này chúng ta dùng thuốc Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp Benlat nồng độ 0,1% để phun quanh gốc và lá để phòng hoặc trị bệnh. Ngoài ra, bạn có thể rắc vôi bột xung quanh luống trồng để đuổi kiến, dế và một số loại côn trùng khác.
Mọi thông tin từ địa chỉ mua giống cây ba kích tới kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây đã được trung tâm dược liệu Vietfarm trình bày cụ thể trong bài viết trên. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc gieo trồng và chăm sóc dòng dược liệu quý. Nếu bạn đang có nhu cầu mua củ ba kích tím khô chất lượng, giá cả hợp lý hãy liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Bị phì đại tuyến tiền liệt kiêng ăn và nên ăn gì tốt?