Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm họng là gì? Hình ảnh, phân loại, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa

Thời tiết chuyển mùa là lúc các bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là viêm họng có xu hướng gia tăng. Vậy viêm họng là gì? Hình ảnh, phân loại, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh này như thế nào? hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Viêm họng là gì?

Mặc dù số lượng người mắc viêm họng không phải nhỏ, nhưng không phải ai cũng biết thực chất bệnh này là gì. Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đau hơn khi nuốt, dẫn đến tình trạng chán ăn, gây suy nhược cơ thể. Trong thể nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng. Nhưng cũng có những trường hợp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển nặng, thậm chí phát triển lên viêm amidan.

Hình ảnh viêm họng

Bệnh viêm họng gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau, không kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, trẻ trong độ tuổi từ 5 – 15 tuổi sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm họng nhiều hơn bởi sức đề kháng của trẻ còn kém. 

Bệnh viêm họng cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: 

Các loại viêm họng

Viêm họng cấp tính: Có biểu hiện khá giống với bệnh cảm cúm thông thường. Bệnh rất thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, nhất là vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Có 2 dạng viêm họng cấp: viêm họng cấp đỏ, viêm họng trắng thể thông thường.

Nguyên nhân viêm họng

Nguyên nhân do nhiễm trùng

Nguyên nhân chính là do virus (chiếm 80%), các loại virus có khả năng cao gây bệnh viêm họng gồm có: Rhinovirus, coronavirus và parainfluenza virus, Virus cúm A và cúm B, Virus adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV) thường gây ra lở loét lạnh… Ngoài ra còn do các loại khác nhau của vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu trong đó có liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A gây nhiều biến chứng nguy hiểm, lậu cầu trùng, nấm ký sinh…

Nguyên nhân viêm họng do nhiễm trùng

Nguyên nhân không do nhiễm trùng

Bên cạnh nguyên nhân do vi khuẩn, virus, bệnh viêm họng cũng xuất hiện khi gặp các chất kích thích và chất gây dị ứng: Chất gây kích ứng giải phóng vào không khí như: Các dung môi hòa tan, xăng công nghiệp, thuốc xịt chứa hóa chất, khí lò than có chứa khí lưu huỳnh, khói bụi và uống rượu mạnh nồng độ cao. Ngoài ra, nhiễm lạnh cũng khiến cho họng trở nên tồi tệ.

Với mỗi tác nhân gây bệnh, sẽ có những phương pháp điều trị riêng biệt. 

Triệu chứng viêm họng

Bên cạnh triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường, bệnh viêm họng còn đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

Khi gặp phải một trong những triệu chứng trên, bạn không được chủ quan, mà phải đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất, từ đó đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. 

Cách chữa viêm họng tại nhà

Như đã nói ở những phần trước, việc xác định được triệu chứng và nguyên nhân cũng như tình trạng của người bệnh, sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bạn cũng có thế chữa bệnh viêm họng ngay tại nhà trong trường hợp bệnh nhẹ: 

Súc họng bằng nước muối ấm

Muối có tác dụng sát khuẩn, làm giảm cảm giác đau rát đồng thời có tác dụng làm sạch khoang miệng rất tốt. Vì vậy, bạn có thể tự pha nước muối ấm ngay tại nhà để súc miệng. 

Cách chữa viêm họng bằng nước muối tại nhà

Chuẩn bị nguyên liệu: muối tinh, nước ấm

Cách thực hiện: 

Chữa viêm họng tại nhà bằng trà gừng

Gừng có tính cay, ấm,  có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra gừng còn có khả năng làm sạch dịch đờm giúp thông thoáng mũi họng.

Chuẩn bị nguyên liệu: Vài lát gừng tươi, 1 cốc nước ấm, mật ong

Cách thực hiện:

Viêm họng là gì? Hình ảnh, phân loại, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa như thế nào đã được chúng tôi gợi ý và giải đáp trong bài viết vừa rồi. Viêm họng là một căn bệnh thường gặp, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm cũng sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.  Do đó, bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc khám sức khỏe định kỳ và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Nguồn: https://tamminhduong.com/benh-ho-hap/viem-hong.html

Xem thêm: Đau khớp gối có nên đạp xe đạp? [Giải đáp cụ thể]

Rate this post
Exit mobile version