Hoại tử mô mỡ do tiểu đường là bệnh thoái hóa các mô liên kết ở da. Nó thường xảy ra ở phần dưới của chân. Tổn thương có thể nhỏ hoặc lan rộng thành một vùng lớn nổi gồ lên mặt da, có màu vàng giống sáp và thường có đường viền màu tím.
Hoại tử mô mỡ do tiểu đường là bệnh thoái hóa các mô liên kết ở da. Nó thường xảy ra ở phần dưới của chân. Tổn thương có thể nhỏ hoặc lan rộng thành một vùng lớn nổi gồ lên mặt da, có màu vàng giống sáp và thường có đường viền màu tím.
Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về chi tiết về biến chứng bệnh tiểu đường ở da này và cách kiểm soát bệnh lý qua bài viết sau đây.
Hoại tử mô mỡ là gì?
Hoại tử mô mỡ là một rối loạn viêm da đặc trưng bởi hình dạng không đều, tổn thương bị chai cứng, có màu nâu đỏ và teo ở trung tâm. Tình trạng này bắt nguồn từ việc collagen thoái hóa kết hợp với phản ứng u hạt, mạch máu dày lên và tích tụ mỡ.
Hoại tử mô mỡ trong tiểu đường là một tình trạng hiếm gặp. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ trưởng thành. Nếu vùng bị tổn thương không bị nứt hoặc loét ra thì bạn không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn có vết thương hở, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ai có thể bị hoại tử mô mỡ ở da?
Mặc dù những người bị hoại tử này có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao (1/3 các trường hợp có bệnh đái tháo đường, và 2/3 có bất thường về dung nạp glucose), nhưng tỷ lệ bị hoại tử mỡ ở bệnh nhân tiểu đường chỉ là 1–2%.
Bệnh thường xuất hiện ở tuổi 30 nhưng có thể khởi phát ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh. Nó có xu hướng xuất hiện sớm ở những người bị tiểu đường so với những người khác. Trong một nghiên cứu, khoảng 2% dân số trẻ mắc bệnh tiểu đường (trong độ tuổi đến 22 tuổi) đã có hoại tử mô mỡ so với những người không bị.
Bệnh phổ biến ở nữ giới gấp ba lần so với nam giới. Trường hợp hoại tử mô mỡ nhưng không tiểu đường cũng có xảy ra nhưng rất hiếm.
Triệu chứng của hoại tử mô mỡ ở da là gì?
Hoại tử mô mỡ do tiểu đường gây ra các tổn thương trên da tương tự như bệnh da do tiểu đường, nhưng chúng có kích thước lớn và sâu hơn.
Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về chi tiết về biến chứng bệnh tiểu đường ở da này và cách kiểm soát bệnh lý qua bài viết sau đây.
Hoại tử mô mỡ là gì?
Hoại tử mô mỡ là một rối loạn viêm da đặc trưng bởi hình dạng không đều, tổn thương bị chai cứng, có màu nâu đỏ và teo ở trung tâm. Tình trạng này bắt nguồn từ việc collagen thoái hóa kết hợp với phản ứng u hạt, mạch máu dày lên và tích tụ mỡ.
Hoại tử mô mỡ trong tiểu đường là một tình trạng hiếm gặp. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ trưởng thành. Nếu vùng bị tổn thương không bị nứt hoặc loét ra thì bạn không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn có vết thương hở, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ai có thể bị hoại tử mô mỡ ở da?
Mặc dù những người bị hoại tử này có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao (1/3 các trường hợp có bệnh đái tháo đường, và 2/3 có bất thường về dung nạp glucose), nhưng tỷ lệ bị hoại tử mỡ ở bệnh nhân tiểu đường chỉ là 1–2%.
Bệnh thường xuất hiện ở tuổi 30 nhưng có thể khởi phát ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh. Nó có xu hướng xuất hiện sớm ở những người bị tiểu đường so với những người khác. Trong một nghiên cứu, khoảng 2% dân số trẻ mắc bệnh tiểu đường (trong độ tuổi đến 22 tuổi) đã có hoại tử mô mỡ so với những người không bị.
Bệnh phổ biến ở nữ giới gấp ba lần so với nam giới. Trường hợp hoại tử mô mỡ nhưng không tiểu đường cũng có xảy ra nhưng rất hiếm.
Triệu chứng của hoại tử mô mỡ ở da là gì?
Hoại tử mô mỡ do tiểu đường gây ra các tổn thương trên da tương tự như bệnh da do tiểu đường, nhưng chúng có kích thước lớn và sâu hơn.
Triệu chứng ban đầu là da mờ đục dần, chuyển sang màu đỏ và nổi lên bề mặt da. Sau một thời gian, nó trông giống như vết sẹo sáng bóng với đường viền màu tím. Các mạch máu dưới da có thể dễ dàng nhìn thấy. Đôi lúc bạn có thể cảm thấy ngứa và đau. Đôi khi các tổn thương bị nứt ra hoặc loét ra.
Tổn thương thường gặp nhất ở cẳng chân, ngoài ra chúng cũng có thể gặp ở những nơi khác như trên mặt, da đầu, thân mình và cánh tay. Thường những tổn thương xuất hiện ở các vị trí này dễ khiến cho bác sĩ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Tổn thương thường không đau (do không liên quan đến bệnh thần kinh), nhưng đôi khi cũng có thể rất đau đớn.
- Chấn thương làm loét
Đôi khi xuất hiện hiện tượng Koebner, có nghĩa là xuất hiện tổn thương ở những vùng da thường xuyên bị va chạm, chấn thương (hiện tượng này thường gặp trong bệnh vẩy nến và bệnh liken phẳng hơn).
Những bệnh nhân tiểu đường có hút thuốc lá dễ bị hoại tử mô mỡ hơn là những người không bị bệnh. Do đó, thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ dẫn đến biến chứng bệnh tiểu đường (bệnh võng mạc và bệnh thận).
Làm thế nào để kiểm soát bệnh này?
Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị nào hoàn toàn hiệu quả. Bạn nên tránh việc gặp phải các chấn thương, đồng thời chăm sóc vết thương nhằm tránh cho da bị lở loét thêm.
Điều trị hoại tử mô mỡ do tiểu đường hàng đầu thường là dùng steroid tác dụng mạnh thoa ngoài da. Thuốc có thể làm giảm viêm nhưng không có lợi khi điều trị các tổn thương bị bỏng và có thể khiến teo da nghiêm trọng, nên theo dõi cẩn thận khi điều trị. Tiêm steroid trực tiếp vào tổn thương đôi khi cũng hữu ích, nhưng làm tăng nguy cơ loét.
Triệu chứng ban đầu là da mờ đục dần, chuyển sang màu đỏ và nổi lên bề mặt da. Sau một thời gian, nó trông giống như vết sẹo sáng bóng với đường viền màu tím. Các mạch máu dưới da có thể dễ dàng nhìn thấy. Đôi lúc bạn có thể cảm thấy ngứa và đau. Đôi khi các tổn thương bị nứt ra hoặc loét ra.
Tổn thương thường gặp nhất ở cẳng chân, ngoài ra chúng cũng có thể gặp ở những nơi khác như trên mặt, da đầu, thân mình và cánh tay. Thường những tổn thương xuất hiện ở các vị trí này dễ khiến cho bác sĩ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
Tổn thương thường không đau (do không liên quan đến bệnh thần kinh), nhưng đôi khi cũng có thể rất đau đớn.
- Chấn thương làm loét
Đôi khi xuất hiện hiện tượng Koebner, có nghĩa là xuất hiện tổn thương ở những vùng da thường xuyên bị va chạm, chấn thương (hiện tượng này thường gặp trong bệnh vẩy nến và bệnh liken phẳng hơn).
Những bệnh nhân tiểu đường có hút thuốc lá dễ bị hoại tử mô mỡ hơn là những người không bị bệnh. Do đó, thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ dẫn đến biến chứng bệnh tiểu đường (bệnh võng mạc và bệnh thận).
Làm thế nào để kiểm soát bệnh này?
Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị nào hoàn toàn hiệu quả. Bạn nên tránh việc gặp phải các chấn thương, đồng thời chăm sóc vết thương nhằm tránh cho da bị lở loét thêm.
Điều trị hoại tử mô mỡ do tiểu đường hàng đầu thường là dùng steroid tác dụng mạnh thoa ngoài da. Thuốc có thể làm giảm viêm nhưng không có lợi khi điều trị các tổn thương bị bỏng và có thể khiến teo da nghiêm trọng, nên theo dõi cẩn thận khi điều trị. Tiêm steroid trực tiếp vào tổn thương đôi khi cũng hữu ích, nhưng làm tăng nguy cơ loét.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc thay đổi hệ miễn dịch để điều trị hoại tử mô mỡ, mức độ thành công của phương pháp này hiện chưa rõ:
- Cyclosporin
- Tacrolimus thoa ngoài da
- Phương pháp dùng kháng yếu tố hoại tử khối u alpha (anti-TNF-α).
Các nghiên cứu chứng minh rằng bệnh có thể tự chữa khỏi sau khi được ghép tụy hoặc ghép thận. Và các bác sĩ cho rằng việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (theo sau những phẫu thuật trên) đóng vai trò quan trọng trong sự lành bệnh.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dùng aspirin và dipyridamole. Pentoxifylline giảm độ đặc của máu, tăng hủy fibrin và hồng cầu biến dạng, nó cũng có thể hữu ích.
Cắt và ghép da đôi khi được sử dụng nhưng tỷ lệ lành bệnh kém và tái phát thường xuyên.
Ngoài ra có thể điều trị bằng liệu pháp quang động, bao gồm retinoid thoa ngoài, psoralen thoa ngoài kết hợp với tia cực tím A (quang hóa trị liệu PUVA).
Điều trị laser đã được sử dụng để làm giảm những triệu chứng cấp tính của tổn thương, giảm ban đỏ và giãn mao mạch.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc thay đổi hệ miễn dịch để điều trị hoại tử mô mỡ, mức độ thành công của phương pháp này hiện chưa rõ:
- Cyclosporin
- Tacrolimus thoa ngoài da
- Phương pháp dùng kháng yếu tố hoại tử khối u alpha (anti-TNF-α).
Các nghiên cứu chứng minh rằng bệnh có thể tự chữa khỏi sau khi được ghép tụy hoặc ghép thận. Và các bác sĩ cho rằng việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (theo sau những phẫu thuật trên) đóng vai trò quan trọng trong sự lành bệnh.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dùng aspirin và dipyridamole. Pentoxifylline giảm độ đặc của máu, tăng hủy fibrin và hồng cầu biến dạng, nó cũng có thể hữu ích.
Cắt và ghép da đôi khi được sử dụng nhưng tỷ lệ lành bệnh kém và tái phát thường xuyên.
Ngoài ra có thể điều trị bằng liệu pháp quang động, bao gồm retinoid thoa ngoài, psoralen thoa ngoài kết hợp với tia cực tím A (quang hóa trị liệu PUVA).
Điều trị laser đã được sử dụng để làm giảm những triệu chứng cấp tính của tổn thương, giảm ban đỏ và giãn mao mạch.
Xem thêm: Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị