Định nghĩa
Hoại tử vô mạch là bệnh gì?
Hoại tử vô mạch là một căn bệnh về xương, xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu tới xương. Nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào xương sẽ bắt đầu chết đi khiến cho xương trở nên dễ gãy. Nếu hoại tử vô mạch ở gần khớp, bề mặt khớp thường bị phá hủy.
Hoại tử vô mạch thường ảnh hưởng nhiều nhất đến phía cuối các đoạn xương dài, chẳng hạn như xương đùi, xương cánh tay, xương đầu gối, xương vai, xương mắt cá chân và xương hông. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hay nhiều xương cùng lúc hoặc cũng có thể là nhiều xương ở những thời điểm khác nhau. Hoại tử vô mạch còn được gọi là hoại tử xương, hoại tử vô trùng và hoại tử xương thiếu máu cục bộ.
Những ai thường mắc phải chứng hoại tử vô mạch?
Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc bệnh hoại tử vô mạch, tuy nhiên bệnh thường được thấy nhiều hơn ở nam giới. Độ tuổi mắc bệnh thường là từ 30 đến 50 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Hoại tử vô mạch là bệnh gì?
Hoại tử vô mạch là một căn bệnh về xương, xảy ra do mất tạm thời hoặc vĩnh viễn nguồn cung cấp máu tới xương. Nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào xương sẽ bắt đầu chết đi khiến cho xương trở nên dễ gãy. Nếu hoại tử vô mạch ở gần khớp, bề mặt khớp thường bị phá hủy.
Hoại tử vô mạch thường ảnh hưởng nhiều nhất đến phía cuối các đoạn xương dài, chẳng hạn như xương đùi, xương cánh tay, xương đầu gối, xương vai, xương mắt cá chân và xương hông. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hay nhiều xương cùng lúc hoặc cũng có thể là nhiều xương ở những thời điểm khác nhau. Hoại tử vô mạch còn được gọi là hoại tử xương, hoại tử vô trùng và hoại tử xương thiếu máu cục bộ.
Những ai thường mắc phải chứng hoại tử vô mạch?
Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc bệnh hoại tử vô mạch, tuy nhiên bệnh thường được thấy nhiều hơn ở nam giới. Độ tuổi mắc bệnh thường là từ 30 đến 50 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của hoại tử vô mạch là gì?
Bệnh hoại tử vô mạch thường không xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Sau đó, khi bệnh tiến triển, hầu hết người bệnh sẽ bị đau khớp. Đầu tiên chỉ đau khi mang vác vật nặng và sau đó thì đau kể cả lúc nghỉ ngơi. Cơn đau thường có thể nhẹ hoặc nặng và gia tăng mức độ dần dần theo thời gian.
Những dấu hiệu và triệu chứng của hoại tử vô mạch là gì?
Bệnh hoại tử vô mạch thường không xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Sau đó, khi bệnh tiến triển, hầu hết người bệnh sẽ bị đau khớp. Đầu tiên chỉ đau khi mang vác vật nặng và sau đó thì đau kể cả lúc nghỉ ngơi. Cơn đau thường có thể nhẹ hoặc nặng và gia tăng mức độ dần dần theo thời gian.
Nếu bệnh hoại tử vô mạch tiến triển nặng hơn và xương cũng như bề mặt các khớp bị vỡ, cơn đau sẽ trở nên rất nghiêm trọng và có thể làm hạn chế khả năng hoạt động của khớp xương bị ảnh hưởng.
Ở một số trường hợp, đặc biệt là hoại tử vô mạch ở hông, người bệnh có thể bị mất chức năng khớp xương, và có thể dẫn đến tàn tật.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Liên hệ cho bác sĩ ngay nếu bạn bắt gặp các triệu chứng như đau xương và khớp xương kể cả lúc nghỉ ngơi, hoặc hả năng hoạt động của khớp xương bị hạn chế. Bạn cũng nên gặp bác sĩ ngay nếu bị chảy mủ, đỏ, sưng, đau sau khi phẫu thuật chữa trị hoại tử vô mạch.
Nếu bệnh hoại tử vô mạch tiến triển nặng hơn và xương cũng như bề mặt các khớp bị vỡ, cơn đau sẽ trở nên rất nghiêm trọng và có thể làm hạn chế khả năng hoạt động của khớp xương bị ảnh hưởng.
Ở một số trường hợp, đặc biệt là hoại tử vô mạch ở hông, người bệnh có thể bị mất chức năng khớp xương, và có thể dẫn đến tàn tật.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Liên hệ cho bác sĩ ngay nếu bạn bắt gặp các triệu chứng như đau xương và khớp xương kể cả lúc nghỉ ngơi, hoặc hả năng hoạt động của khớp xương bị hạn chế. Bạn cũng nên gặp bác sĩ ngay nếu bị chảy mủ, đỏ, sưng, đau sau khi phẫu thuật chữa trị hoại tử vô mạch.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hoại tử vô mạch là gì?
Bệnh hoại tử vô mạch xảy ra do sự suy giảm nguồn cung cấp máu đế
n xương, tuy nhiên nguyên nhân gây ra sự sủy giảm đó không phải lúc nào cũng rõ ràng. Sự suy giảm nguồn cung cấp máu đến xương có thể gây ra bởi các căn bệnh khác, hoặc sau một chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như bị gãy xương hoặc trật khớp. Hoại tử xương cũng có thể xảy ra một cách tự phát, nghĩa là bệnh xảy ra mà không có bất kỳ chấn thương hoặc bệnh tật nào.
Nguyên nhân gây ra hoại tử vô mạch là gì?
Bệnh hoại tử vô mạch xảy ra do sự suy giảm nguồn cung cấp máu đế
n xương, tuy nhiên nguyên nhân gây ra sự sủy giảm đó không phải lúc nào cũng rõ ràng. Sự suy giảm nguồn cung cấp máu đến xương có thể gây ra bởi các căn bệnh khác, hoặc sau một chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như bị gãy xương hoặc trật khớp. Hoại tử xương cũng có thể xảy ra một cách tự phát, nghĩa là bệnh xảy ra mà không có bất kỳ chấn thương hoặc bệnh tật nào.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hoại tử vô mạch?
Các yếu tố nguy cơ làm bạn dễ bị hoại tử vô mạch bao gồm:
- Chấn thương: những chấn thương như trật hay gãy khớp háng, có thể làm tổn thương mạch máu lân cận và giảm nguồn máu nuôi tới xương.
- Sử dụng steroid: nguyên nhân chính xác chưa được biết, nhưng có giả thiết cho rằng corticosteroid làm tăng lipid máu, giảm lượng máu nuôi xương gây hoại tử vô mạch.
- Sử dụng rượu quá nhiều: uống rượu nhiều mỗi ngày trong vòng nhiều năm làm tích tụ mỡ trong máu của bạn.
- Sử dụng biphosphonate: dùng thuốc làm tăng mật độ xương kéo dài có thể gây hoại tử xương hàm.
- Hậu quả của điều trị: xạ trị ung thư có thể làm yếu xương. Ghép tạng, đặc biệt là ghép thận có thể làm tăng nguy cơ mắc hoại tử vô mạch.
- Một số bệnh lý liên quan đến hoại tử vô mạch: viêm tụy cấp, đái tháo đường, bệnh Gaucher, HIV/AIDS, Luput ban đỏ toàn thân, thiếu máu hồng cầu liềm.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hoại tử vô mạch?
Các yếu tố nguy cơ làm bạn dễ bị hoại tử vô mạch bao gồm:
- Chấn thương: những chấn thương như trật hay gãy khớp háng, có thể làm tổn thương mạch máu lân cận và giảm nguồn máu nuôi tới xương.
- Sử dụng steroid: nguyên nhân chính xác chưa được biết, nhưng có giả thiết cho rằng corticosteroid làm tăng lipid máu, giảm lượng máu nuôi xương gây hoại tử vô mạch.
- Sử dụng rượu quá nhiều: uống rượu nhiều mỗi ngày trong vòng nhiều năm làm tích tụ mỡ trong máu của bạn.
- Sử dụng biphosphonate: dùng thuốc làm tăng mật độ xương kéo dài có thể gây hoại tử xương hàm.
- Hậu quả của điều trị: xạ trị ung thư có thể làm yếu xương. Ghép tạng, đặc biệt là ghép thận có thể làm tăng nguy cơ mắc hoại tử vô mạch.
- Một số bệnh lý liên quan đến hoại tử vô mạch: viêm tụy cấp, đái tháo đường, bệnh Gaucher, HIV/AIDS, Luput ban đỏ toàn thân, thiếu máu hồng cầu liềm.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hoại tử vô mạch?
Ở giai đoạn đầu của bệnh hoại tử vô mạch, bác sĩ thường đưa ra các phương pháp điều trị phi phẫu thuật. Các phương pháp điều trị phi phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân giảm các cơn đau trong khoản thời gian ngắn, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh hoại tử vô mạch. Các phương pháp đó bao gồm:
- Sử dụng dược phẩm: bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) để giảm đau và sưng. Đối với những trường hợp bị hoại tử vô mạch do khối máu đông làm tắc nghẽn đường lưu thông của máu, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc làm loãng máu.
- Hạn chế hoạt động các khớp: bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng nạng và hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến các khớp xương để làm chậm các tổn thương từ đó giúp cho xương có thời gian hồi phục. Kết hợp với việc sử dụng thuốc, phương pháp điều trị này có thể giúp bạn hồi phục và tránh việc phải phẩu thuật.
- Tập các bài tập vận động nâng cao tầm hoạt động của khớp xương.
- Kích thích điện: các nghiên cứu đã cho thấy phương pháp này có thể giúp thúc đẩy khả năng phát triển của xương.
Trong đa số các trường hợp mắc bệnh hoại tử vô mạch, bệnh nhân thường cần phải phẫu thuật để có thể chữa trị hoàn toàn. Hiện nay có bốn loại phẫu thuật phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh hoại tử vô mạch, bao gồm:
- Phẫu thuật giải tỏa chèn ép lõi: giúp giảm áp lực bên trong xương để máu lưu thông hiệu quả hơn.
- Phẫu thuật mở xương: thay đổi hình dạng của xương để giảm áp lực lên xương bị tổn thương.
- Phẫu thuật ghép xương: dùng xương khỏe mạnh từ một bộ phận khác trên cơ thể để thay thể cho xương bị tổn thương.
- Phẫu thuật thay thế xương hoàn toàn: thay thế xương bị hoại tử bằng xương nhân tạo.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hoại tử vô mạch?
Thông thường, để chẩn đoán bệnh hoại tử vô mạch, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và hỏi về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ ấn xung quanh khớp của bạn để tìm những chỗ căng đau và xoay khớp xương của bạn về nhiều hướng để kiểm tra sự hoạt động của khớp xương.
Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra sau để giúp xác định được bao nhiêu xương bị ảnh hưởng và bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào:
- X-quang: có thể phát hiện những thay đổi của xương ở giai đoạn muộn của bệnh. Ở giai đoạn sớm, X-quang thường cho kết quả bình thường.
- Chụp MRI và CT: có thể cho hình ảnh chi tiết về những thay đổi của xương ở giai đoạn sớm hơn phương pháp chụp X-quang.
- Xạ hình xương: đây là phương pháp đưa tiêm lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch của bạn. Khi tiêm vào mô xương bị tổn thương hoặc đang lành, chất phóng xạ này sẽ hiển thị thành đốm sáng trên phim xạ hình.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hoại tử vô mạch?
Ở giai đoạn đầu của bệnh hoại tử vô mạch, bác sĩ thường đưa ra các phương pháp điều trị phi phẫu thuật. Các phương pháp điều trị phi phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân giảm các cơn đau trong khoản thời gian ngắn, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh hoại tử vô mạch. Các phương pháp đó bao gồm:
- Sử dụng dược phẩm: bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) để giảm đau và sưng. Đối với những trường hợp bị hoại tử vô mạch do khối máu đông làm tắc nghẽn đường lưu thông của máu, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc làm loãng máu.
- Hạn chế hoạt động các khớp: bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng nạng và hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến các khớp xương để làm chậm các tổn thương từ đó giúp cho xương có thời gian hồi phục. Kết hợp với việc sử dụng thuốc, phương pháp điều trị này có thể giúp bạn hồi phục và tránh việc phải phẩu thuật.
- Tập các bài tập vận động nâng cao tầm hoạt động của khớp xương.
- Kích thích điện: các nghiên cứu đã cho thấy phương pháp này có thể giúp thúc đẩy khả năng phát triển của xương.
Trong đa số các trường hợp mắc bệnh hoại tử vô mạch, bệnh nhân thường cần phải phẫu thuật để có thể chữa trị hoàn toàn. Hiện nay có bốn loại phẫu thuật phổ biến được sử dụng để điều trị bệnh hoại tử vô mạch, bao gồm:
- Phẫu thuật giải tỏa chèn ép lõi: giúp giảm áp lực bên trong xương để máu lưu thông hiệu quả hơn.
- Phẫu thuật mở xương: thay đổi hình dạng của xương để giảm áp lực lên xương bị tổn thương.
- Phẫu thuật ghép xương: dùng xương khỏe mạnh từ một bộ phận khác trên cơ thể để thay thể cho xương bị tổn thương.
- Phẫu thuật thay thế xương hoàn toàn: thay thế xương bị hoại tử bằng xương nhân tạo.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hoại tử vô mạch?
Thông thường, để chẩn đoán bệnh hoại tử vô mạch, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và hỏi về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ ấn xung quanh khớp của bạn để tìm những chỗ căng đau và xoay khớp xương của bạn về nhiều hướng để kiểm tra sự hoạt động của khớp xương.
Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra sau để giúp xác định được bao nhiêu xương bị ảnh hưởng và bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào:
- X-quang: có thể phát hiện những thay đổi của xương ở giai đoạn muộn của bệnh. Ở giai đoạn sớm, X-quang thường cho kết quả bình thường.
- Chụp MRI và CT: có thể cho hình ảnh chi tiết về những thay đổi của xương ở giai đoạn sớm hơn phương pháp chụp X-quang.
- Xạ hình xương: đây là phương pháp đưa tiêm lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch của bạn. Khi tiêm vào mô xương bị tổn thương hoặc đang lành, chất phóng xạ này sẽ hiển thị thành đốm sáng trên phim xạ hình.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hoại tử vô mạch?
Để ngăn ngừa bệnh và cải thiện sức khỏe, bạn cần:
- Giảm uống rượu bia.
- Giữ mức cholesterol máu thấp: những phân tử cholesterol nhỏ li ti là chất thường gây tắc mạch máu.
- Quản lý việc sử dụng steroid: báo cho bác sĩ nếu bạn đã hoặc đang sử dụng steroid liều cao.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hoại tử vô mạch?
Để ngăn ngừa bệnh và cải thiện sức khỏe, bạn cần:
- Giảm uống rượu bia.
- Giữ mức cholesterol máu thấp: những phân tử cholesterol nhỏ li ti là chất thường gây tắc mạch máu.
- Quản lý việc sử dụng steroid: báo cho bác sĩ nếu bạn đã hoặc đang sử dụng steroid liều cao.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Viêm teo niêm mạc dạ dày