Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Hôi miệng là một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy bối rối, mất tự tin trong khi giao tiếp. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này có thể do vấn đề nha khoa hoặc do các bệnh lý sức khỏe gây ra. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.

Hôi miệng là gì? Các biểu hiện của bệnh

Hôi miệng là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày của người bệnh. Người bị hôi miệng sẽ phát ra mùi rất khó chịu khi thở hoặc khi nói bằng miệng.

Một vài triệu chứng cho thấy bạn đang gặp hôi miệng như:

Người bị hôi miệng sẽ phát ra mùi hôi rất khó chịu khi thở hoặc khi nói bằng miệng

Hôi miệng sẽ khiến bạn cảm thấy bối rối, rơi vào tình huống khó xử. Vì thế, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra răng miệng định kỳ để xác định xem bạn có bị hôi miệng hay không. Nếu có, các nha sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Hôi miệng xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân, có thể do các vấn đề răng miệng hoặc một bệnh lý sức khỏe nào đó. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng do chế độ ăn uống không lành mạnh

Một số loại thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể tạo ra mùi hôi trong miệng và hơi thở. Tuy nhiên, dạng hôi miệng này chỉ là tạm thời. Bệnh sẽ dễ dàng được chữa khỏi bằng cách ngưng sử dụng các loại thức ăn đó. Các loại thực phẩm gây mùi khó chịu cho miệng bao gồm:

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn tới hôi miệng

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc sai cách cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hôi miệng. Giữ vệ sinh răng miệng kém làm vụn thực ăn bán vào các kẽ răng. Theo thời gian, các vụn thức ăn này sẽ hình thành mảng bám cao răng. Chúng tích tụ đầy những vị khuẩn có hại gây ra mùi hôi trong miệng.

Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi trong miệng

Sự phát triển của các vi khuẩn có hại còn khiến cho bạn gặp phải bệnh nha chu. Bệnh lý này sẽ làm phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến cho răng bị lỏng hoặc thậm chí mất răng. Để ngăn ngừa tình trạng này, tốt nhất bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Đồng thời thường xuyên vệ sinh các thiết bị nha khoa như răng giả hoặc dụng cụ duy trì chỉnh nha.

Bị hôi miệng do các vấn đề trong khoang miệng

Đa phần các trường hợp bị hôi miệng chủ yếu xuất phát từ các vấn đề trong khoang miệng. Cụ thể như:

Mắc các bệnh lý y khoa gây ra hôi miệng

Hôi miệng kéo dài cũng có thể là do những bệnh lý y khoa gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường ít gặp hơn và chúng thường biểu hiện bằng các triệu chứng khác ngoài mùi hôi, khó chịu ở miệng.

Những bệnh lý y khoa gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng bao gồm:

Trào ngược dạ dày sẽ khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi kèm theo mùi khó chịu

Ngoài những nguyên nhân trên, bạn cũng có thể bị hôi miệng do các bệnh như lao phổi, AIDS, sử dụng các loại thuốc như amphetamine, chloral hydrate, phenothiazin, disulfiram…

Cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Làm sao để điều trị hôi miệng dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay có nhiều phương pháp để ngăn ngừa tình trạng này. Độc giả có thể tham khảo những cách trị bệnh hiệu quả được nhiều người áp dụng dưới đây.

Thăm khám để xác định đúng nguyên nhân gây hôi miệng

Khi bị hôi miệng kéo dài, bạn cần đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó nha sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp nhất cho bạn.

Nếu do các vấn đề trong khoang miệng như sâu răng, có mảng bám, cao răng hoặc bị viêm thì bạn sẽ được can thiệp nha khoa. Cụ thể như tiến hành lấy cao răng, mảng bám, người sâu răng nặng có thể phải nhổ răng.

Trường hợp có mùi khó chịu trong miệng nhưng bắt nguồn từ các bệnh lý y khoa thì bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế. Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh do đâu. Bệnh phải do tiêu hóa, tiết niệu hay tai mũi họng… gây ra. Sau khi đã xác định được nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp.

Mẹo dân gian áp dụng tại nhà

Mẹo dân gian cũng là cách được nhiều người lựa chọn để trị hôi miệng tại nhà. Phương pháp này chỉ sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong căn bếp của bạn nên rất dễ thực hiện. Một số mẹo dân gian trị chứng hôi miệng hiệu quả mà bạn nên áp dụng như:

Dùng chanh điều trị hôi miệng

Chanh có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, giúp bạn loại bỏ mùi khó chịu trong miệng.

Chanh và muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ các mảng bám trên răng gây mùi

Cách dùng: Bạn pha sẵn một cốc nước muối, vắt thêm nước cốt chanh vào, khuấy đều rồi dùng để súc miệng. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp nước cốt chanh với muối không để chải răng và lưỡi. Mỗi ngày vệ sinh răng miệng bằng chanh 2 lần sẽ loại bỏ được các mảng bám gây mùi, cải thiện hơi thở.

Chữa bệnh bằng gừng

Các thành phần trong gừng giúp ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả, hạn chế tình trạng sâu răng. Đồng thời nó cũng giúp cho hơi thở của bạn luôn thơm tho. Bạn cũng có thể sử dụng gừng để giảm đau bụng kinh hay làm ấm cơ thể vào mùa đông.

Cách thực hiện: Cạo vỏ gừng rồi rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Hãm với 150ml nước sôi trong khoảng 10 phút rồi sử dụng. Người bệnh duy trì uống trà gừng từ 2-3 lần/ngày sẽ thấy hơi thở cải thiện đáng kể.

Sử dụng lá ổi để cải thiện mùi hôi trong miệng

Lá ổi giúp làm sạch các mảng bám trong miệng và giảm thiểu mùi hôi miệng. Không chỉ vậy, chúng còn có công dụng làm trắng răng hữu hiệu.

Cách làm: Chuẩn bị từ 3-4 lá ổi non đem rửa sạch. Sau đó nhai lá trong miệng khoảng 5 phút để loại bỏ mảng bám ở kẽ và chân răng. Cuối cùng tiến hành súc miệng lại thật sạch bằng nước muối pha loãng.

Các bài thuốc Đông y trị bệnh hôi miệng

Ngoài mẹo dân gian, các bài thuốc Đông y cũng giúp chữa trị hôi miệng rất hiệu quả. Những bài thuốc này không chỉ cải thiện hơi thở mà còn nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Các bài thuốc Đông y trị bệnh phổ biến như:

Bài thuốc số 1:

Bài thuốc số 2:

Các bài thuốc Đông y cũng giúp cải thiện chứng hôi miệng cho người bệnh

Bài thuốc số 3:

Xem thêm

Chảy máu cam có nguy hiểm không? Đây là dấu hiệu của bệnh gì?

Một số biện pháp phòng ngừa hôi miệng

Bên cạnh việc quan tâm quá trình điều trị, bạn cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và chăm sóc răng miệng hằng ngày. Những điều này không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng mà còn nâng cao sức khỏe cho bạn.

Thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày

Để giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn, giúp cho miệng luôn thơm tho, bạn nên áp dụng những thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày sau:

Nước súc miệng có khả năng diệt trừ hiệu quả vi khuẩn gây mùi hôi miệng

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh hôi miệng. Tình trạng này xảy ra khi bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng hoặc mắc một bệnh lý sức khỏe nào đó. Vì thế, để ngăn ngừa hôi miệng bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thăm khám định kỳ để nhanh chóng phát hiện, điều trị bệnh.

Xem thêm: Buồng trứng đa nang là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Rate this post
Exit mobile version