Mật ong, tên khác là bách hoa tinh, bách hoa cao, phong đường. Tên khoa học. Mật ong là một sản phẩm tươi sống, không được phép chế biến hoặc thêm chất gì (chỉ được phép loại bớt nước để đảm bảo độ ẩm an toàn của mật ong: 15 – 18,5).
Ngày nay, người ta sử dụng cả mật ong rừng và mật ong nuôi. Các nhà khoa học đã biết đến 85 loại mật ong. Nêpan là nơi quy tụ nhiều giống ong mật nhất thế giới.
Thành phần hóa học: mật ong có thành phần hóa học rất phức tạp tùy theo loại hoa mà ong lấy mật. Vì vậy, mật ong có hàng trăm chất khác nhau, có chất tạo nên hương vị đặc trưng cho từng loại mật ong (hương nhãn, hương bạc hà…).
+ Note: Nghiên Cứu Mới Nhất Về Công Dụng Sức Khỏe Của Dầu Dừa
Các thành phần chủ yếu:
- Carbohydrat: fructose 38,5, glucose 31, maltose 7,1, sucrose 5.
- Các acid hữu cơ 0,45 gồm có: acetic, butyric, citric, formic, lactic, malic, oxalic, tartric.
- Protid 0,3 (đáng chú ý là protid defensin-1 có tác dụng chữa bỏng và nhiễm trùng ngoài da). Mật ong giàu protid đặc sánh hơn bình thường.
- Các vitamin: B1, B2, B3, B5, B6; beta caroten, E, K.
- Các chất khoáng và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể 0,2: kali, magie, natri, canxi, Fe, Cu Al, Ag, Au, Ba, Bi, Bo, Cr, Co, Ir, Li, Mn. Mo, Si, Sn, Ti, Cl, I, P, S…
- Các enzyme: amylase, galactase, invertase, lipase.
- Các chất chống oxy hóa: chrysin, pinobanksin, pino cembrin, vitamin C, catalase…
Mật ong được dùng làm phụ gia chế biến thức ăn, làm thuốc , làm chất ngọt thay đường cho người bệnh ung thư, làm mỹ phẩm.
Làm phụ gia chế biến món ăn:
- Chân gà tẩm mật ong nướng. Vịt tẩm mật ong quay…
Làm thuốc:
- Trị ho: chanh quả khía múi khế sâu, ngâm trong 1 thìa mật ong 2 giờ sau tách miếng chanh ngậm nuốt nước, liên tục đến khi hết chanh.
- Trị tưa lưỡi trẻ em do nấm Candida abicans: nhỏ 1 giọt mật ong lên lưỡi trẻ, chúng sẽ đưa lưỡi liên tục làm sạch nấm.
- Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng: pha 10ml mật ong với 100ml nước hơi ấm rồi uống từ từ vào buổi sáng liên tục đến khi khỏi, hoặc trộn 12g bột nghệ vàng với 6ml mật ong, ăn liên tục trong 8 – 10 tuần.
- Chữa mất ngủ: uống sữa pha với 20ml mật ong trước khi ngủ tối.
- Ngừa tăng huyết áp: mật ong 20ml pha với 5ml nước ép gừng tươi, ngày uống 2 lần sáng và tối.
- Điều trị loét cho bệnh nhân đái tháo đường: theo tiến sĩ Peter Molan thuộc Đại học Waikato New Zealand, vi khuẩn gây loét kháng thuốc rất mạnh, mọi loại kháng sinh đều không có tác dụng; dùng mật ong bôi vào vết loét rồi băng bó lại, sau hơn 1 tháng vết loét biến mất mà không có sẹo, ít gây đau cho người bệnh, chi phí cực rẻ.
- Tăng cân cho người gầy yếu: sau mỗi bữa ăn, uống 20ml mật ong pha với nước ấm.
- Giảm cân cho người dư cân: sáng sớm ngủ dậy, uống 50ml mật ong pha với nước ấm. Bữa tối nhịn ăn, thay bằng uống 100ml mật ong pha với nước ấm. Mật ong sẽ làm giảm tiết dịch dạ dày, làm tan mỡ dự trữ một cách âm thầm và có cảm giác no lâu (thực hiện trong 3 ngày liên tục).
- Chống hạ đường huyết ở những người dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc vận động viên tập luyện quá mức: uống 20ml mật ong pha với 100ml nước ấm.
- Chữa bỏng và vết thương: bôi mật ong rồi băng kín lại.
- Trị bệnh đái tháo đường: nhiều tài liệu ghi: cấm dùng mật ong cho người bệnh đái tháo đường. Nhưng các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu chọn lọc trong số 50 vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều chỉnh đường huyết thấy 35 vị thuốc hạ chỉ số đường huyết ở mức 10 so với trị số ban đầu, trong đó 11 vị có tác dụng rõ rệt: mật ong, tang bạch bì, tang thầm, tang diệp, đương quy, ngũ bội tử… Mật ong có tác dụng hồi phục và nâng cao năng lực hoạt động của tế bào beta tuyến tụy làm tăng tiết insulin và cải thiện tính mẫn cảm của tế bào các tổ chức với insulin.
Các bài thuốc có vị mật ong để trị bệnh đái tháo đường:
- Bổ trung ích khí, cường thận ích vị (người gầy yếu): hoàng tinh 30g, đậu đen 30g. Rửa sạch hoàng tinh và đậu đen, ngâm 30 phút trong 1.500ml nước rồi đun sôi, để nhỏ lửa trong 2 giờ cho nhừ nát. Khi nguội cho 10g mật ong, trộn đều. Chia làm 2 lần ăn trong ngày.
- Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khát (người gầy yếu, cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính, táo bón, hay sốt về chiều): lê tươi đã gọt vỏ 750g, mật ong 100g. Lê bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong để uống (không dùng bài này cho người rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mãn tính).
- Tỏi ngâm mật ong: tỏi bóc sạch vỏ 15g đập dập để 15 phút sau đó ngâm vào 100ml mật ong, sau 3 tuần là dùng được. Chữa các bệnh đau dạ dày (viêm loét dạ dày hành tá tràng do HP) ho, cúm. Ngày uống 3 lần mỗi lần 20ml dịch mật ong – tỏi đến khi khỏi bệnh.
Làm mỹ phẩm:
- Xóa nếp nhăn, chống khô da, vết nám trên da: lòng trắng trứng gà 1 cái trộn đều với 10ml mật ong. Thoa 1 lớp mỏng lên da, 15 phút sau rửa sạch. Mỗi ngày làm 1 lần.
- Làm đẹp da mặt: nước chanh mới vắt lọc sạch 10ml, trộn đều với 20ml mật ong, thoa 1 lớp mỏng lên mặt, 15 phút sau rửa sạch. Mỗi ngày làm 1 lần
Hạn dùng:
Trước đây người ta cho rằng mật ong không bao giờ hỏng, để càng lâu càng tốt, vì thấy mật ong trong Kim tự tháp Ai cập đã hơn 3.000 năm mà vẫn thơm ngon. Nay nghiên cứu thấy: mật ong mới thu hoạch (bằng cách ly tâm lấy mật, không đun nóng quá 60oC để giảm lượng nước) hàm lượng HMF rất nhỏ (1 – 5mg/kg). Sau 100 – 300 ngày bảo quản ở nhiệt độ 30 – 35oC đã tăng lên 40mg/kg. Sau vài năm bảo quản trong nhiệt độ như trên, HMF đã tăng lên đến 200 – 300mg/kg (HMF là chất độc gây chết ong khi hàm lượng trên 200mg/kg). Vì vậy, người ta khuyên không nên dùng mật ong để quá 2 năm.
Phân biệt thật giả: có nhiều cách thử như:
- Cho mật ong vào ngăn làm đá của tủ lạnh trong 24 giờ, khi đưa ra ngoài mật vẫn như ban đầu (không bị đông).
- Nhỏ 1 giọt mật ong trên giấy thấm (giấy lau tay, giấy vệ sinh) giấy không bị thấm ướt, giọt mật vẫn tròn như ban đầu.
- Dùng cốc nước trong: nhỏ 1 giọt mật ong váo cốc nước, mật vẫn giữ hình tròn khi rơi xuống đáy cốc.
Mật ong hỏng: Khi thấy mật ong có bọt là đã bị nấm men phát triển, không nên dùng.
DS. TRẦN XUÂN THUYẾT
Lời khuyên của thầy thuốc:
Những trường hợp không được dùng mật ong:
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi, do cơ thể trẻ chưa có đủ các loại vi khuẩn tốt để tiêu diệt bào tử clostridiumbotulium có thể có trong mật ong (khoảng 5 mật ong có nhiễm bào tử này).
- Người có hệ tiêu hóa suy yếu (sôi bụng, ỉa chảy, đầy bụng).
- Sức đề kháng kém.
- Người bị dãn tĩnh mạch dưới da.
- Xơ gan.
- Người mang thai.
- Tránh ăn mật ong cùng với: đậu phụ, tỏi, hành, hẹ, thì là, cá chép, cơm (có tài liệu ghi hấp mật ong với hẹ để chữa ho).
- Khi uống mật ong: nên pha loãng với nước lạnh hoặc nước hơi ấm. Không dùng nước nóng quá 50oC. Không ngậm mật ong nguyên chất trong miệng, nếu uống mật ong nguyên chất nên nuốt ngay khi cho mật ong vào miệng có trường hợp ngậm mật ong nguyên chất trong miệng 5 phút, sau đó vòm khẩu cái bị phồng lên, chữa trị liền 3 tháng mới đỡ được 70.
LINH CHI NÔNG LÂM
ƯƠM TẠO TẠI TRUNG TÂM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
Số 14, Đường N1, Kp. 6, P. Linh Trung , Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
(Bên trong Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)
ĐT: 028. 7107 6668 – 0938 877 743
Xem thêm các bài viết hay khác của Linh Chi Nông Lâm tại Blog Sống Khỏe Mạnh.
Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo được FDA Mỹ chấp thuận để sản xuất thuốc điều trị Covid
Bài viết liên quan
Xem thêm: Bạn có biết thịt gà không nên ăn với gì?