Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Hướng dẫn chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, bệnh nhân cũng có thể chữa đau nhức xương khớp bằng ngải cứu ngay tại nhà. Các bài thuốc từ thảo dược này có tác dụng làm ấm kinh lạc, đuổi hàn hấp, giải phóng khí huyết ứ trệ và giảm đau nhức rõ rệt.

Chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian

Lá ngải cứu và công dụng chữa đau xương khớp

Ngải cứu (ngải diệp) là vị thuốc quý trong Đông y. Thảo dược này có vị cay đắng, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tác dụng tán hàn thấp, làm ấm kinh, lý khí huyết và cầm máu. Với công năng đa dạng, ngải cứu thường được sử dụng để trị đau bụng do lạnh, chảy máu cam, động thai, kinh nguyệt không đều và các bệnh đau nhức xương khớp do nhiễm phong, hàn.

Đau nhức xương khớp (chứng tý) là tình trạng thường gặp ở người trưởng thành. Tình trạng này có thể xảy ra do chấn thương, thói quen ít vận động, lao động quá sức, ảnh hưởng của tuổi tác, thời tiết thay đổi và một số bệnh mãn tính như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, tiểu đường, bệnh gout,…

Ngoài việc sử dụng thuốc tây, nhân dân thường tận dụng ngải cứu cùng với một số thảo dược tự nhiên khác để giảm đau nhức xương khớp và cải thiện một số triệu chứng đi kèm. Mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng qua một số thực nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học nhận thấy tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Do đó, các bài thuốc từ thảo dược này có thể giảm viêm ở ổ khớp, từ đó giúp giảm nhẹ cơn đau, cải thiện hiện tượng cứng khớp và tê bì.

Hướng dẫn 5 cách chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu

Ngải cứu không chỉ là vị thuốc mà còn là loại rau ăn khá thông dụng. Chính vì vậy, các bài thuốc từ thảo dược này tương đối an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng.

1. Bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu và muối biển

Bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu và muối biển có thể giảm đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, loãng xương, xương khớp suy yếu do ảnh hưởng của tuổi tác, thời tiết thay đổi,… Bài thuốc này có tác dụng làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, tăng lưu thông khí huyết và cải thiện chức năng vận động của ổ khớp.

Để tăng hiệu quả giảm đau, nhân dân thường phối hợp ngải cứu cùng với muối biển. Muối không đơn thuần là một loại gia vị mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Theo y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn, không độc, tác dụng giải độc, lương huyết và dẫn thuốc vào kinh lạc. Kết hợp muối biển với ngải cứu giúp tinh chất từ dược liệu đi sâu vào kinh lạc, đuổi hàn thấp và cải thiện cơn đau rõ rệt.

Bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu và muối biển có tác dụng giảm đau xương khớp

Hướng dẫn thực hiện:

Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc chườm đắp từ ngải cứu và muối biển nếu đau nhức xương khớp xảy ra do viêm nhiễm hoặc vùng khớp tổn thương bị sưng đỏ, nóng rát. Thực hiện chườm nóng trong trường hợp này có thể làm nghiêm trọng hiện tượng sưng viêm và khiến cơn đau trở nên nặng nề hơn.

2. Kết hợp ngải cứu và gừng tươi

Ngoài bài thuốc từ ngải cứu và muối biển, nhân dân còn sử dụng ngải cứu với gừng tươi (sinh khương). Gừng vị có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, không có độc, tác dụng tán phong hàn, chống buồn nôn và giải biểu. Do đó, bài thuốc kết hợp giữa gừng và ngải cứu thường được áp dụng cho trường hợp bị đau nhức xương khớp do thời tiết chuyển lạnh và độ ẩm không khí cao.

Kiên trì thực hiện bài thuốc này đều đặn 2 lần/ ngày có thể giảm cơn đau rõ rệt. Đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm tình trạng cứng khớp và cải thiện chức năng vận động rõ rệt.

Cách thực hiện:

3. Bài thuốc ngâm từ ngải cứu chữa đau nhức

Bên cạnh bài thuốc chườm đắp, bệnh nhân cũng có thể sử dụng bài thuốc ngâm từ ngải cứu để giảm đau nhức chi dưới do lao động nặng, đứng quá lâu, ít vận động hoặc do thời tiết chuyển lạnh. Bài thuốc này có tính ấm giúp thông kinh mạch, tán phong hàn, khứ ứ và giảm đau rõ rệt.

Bên cạnh đó, bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu còn thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, nhân dân thường áp dụng bài thuốc này cho người cao tuổi bị mất ngủ, cơ thể mệt mỏi và thường xuyên bị đau nhức đầu gối khi thời tiết thay đổi.

Ngâm chân với lá ngải cứu giúp thông kinh mạch, giảm đau và tê bì chi dưới

Hướng dẫn cách thực hiện:

4. Chữa đau xương khớp bằng bài thuốc sắc từ ngải cứu

Bài thuốc sắc từ ngải cứu có thể cải thiện đau nhức xương khớp do phong, hàn xâm nhập. Bài thuốc này có tính ấm, tác dụng thông kinh hoạt lạc, tán huyết ứ và chỉ thống (giảm đau). Không chỉ được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, bài thuốc uống từ ngải cứu cũng đã được khoa học công nhận về một số tác dụng như giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng tuần hoàn máu và chống viêm.

Tuy nhiên, không sử dụng bài thuốc từ ngải cứu cho những đối tượng huyết nhiệt, âm hư, mắc các bệnh về da và viêm ruột cấp. Hơn nữa trong thời gian sử dụng bài thuốc này, không tự ý kết hợp với các loại thuốc giảm đau xương khớp – đặc biệt là nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Hướng dẫn thực hiện:

Để tiết kiệm thời gian, bệnh nhân có thể sử dụng ngải cứu sấy khô hoặc trà ngải cứu túi lọc hãm với nước nóng.

5. Bổ sung các món ăn từ ngải cứu

Ngải cứu là loại rau ăn khá quen thuộc. Do đó thảo dược này không chỉ được dùng trong các bài thuốc uống và bài thuốc dùng ngoài mà còn sử dụng để chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp.

Các món ăn từ ngải cứu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giảm suy nhược và cải thiện cơn đau ở ổ khớp

Một số món ăn từ ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức xương khớp:

Một số lưu ý khi chữa đau nhức xương khớp bằng ngải cứu

Sử dụng ngải cứu chữa đau nhức xương khớp là mẹo đơn giản có tác dụng kiểm soát cơn đau, giảm nhẹ các triệu chứng đi kèm và cải thiện chức năng vận động của khớp. Tuy nhiên trước khi áp dụng mẹo chữa này, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

Ngải cứu là vị thuốc quý có tác dụng giảm đau nhức xương khớp và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, các bài thuốc từ thảo dược này cho hiệu quả khá hạn chế. Do đó trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp y tế và thay đối lối sống để kiểm soát cơn đau triệt để.

Nguồn: https://ihs.org.vn/chua-dau-xuong-khop-bang-ngai-cuu-40773.html

Xem thêm: Nên ăn gì để diệt vi khuẩn Hp dạ dày hiệu quả?

Rate this post
Exit mobile version