Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và chức năng của cơ quan tiêu hóa. Nếu ăn uống khoa học và điều độ, bạn có thể cải thiện được một số vấn đề ở cơ quan này. Vậy nên ăn gì để diệt vi khuẩn Hp? Khi nhiễm vi khuẩn này cần ăn uống theo nguyên tắc nào?
Lợi ích của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp
Hp (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan tiêu hóa (chủ yếu là dạ dày). Helicobacter Pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm, có khả năng thích nghi với môi trường acid trong dạ dày người.
Với hình dạng xoắn ốc, vi khuẩn này có thể thâm nhập vào lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày và sinh trưởng tại cơ quan này. Sự xuất hiện của vi khuẩn Hp trong dạ dày khiến cơ quan này tăng tiết axit và gây ra các tình trạng như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, một số trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Nguyên nhân được xác định là do số lượng lợi khuẩn bên trong dạ dày ở những trường hợp này cao và có khả năng cân bằng hại khuẩn.
Ngoài ra các chuyên gia cũng cho biết, một trong những yếu tố giúp vi khuẩn Helicobacter Pylori phát triển mạnh, gây ăn mòn và tổn thương niêm mạc dạ dày là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, giàu chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống chứa cồn,… khiến dạ dày tăng tiết dịch vị. Từ đó vi khuẩn Hp có môi trường để phát triển, sinh sôi và làm phát sinh những vấn đề sức khỏe ở cơ quan tiêu hóa.
Chính vì vậy với những trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, việc xây dựng lại chế độ dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết. Một chế độ ăn lành mạnh có thể ức chế vi khuẩn gây hại, tăng số lượng lợi khuẩn và cải thiện chức năng của dạ dày.
Ăn gì để diệt vi khuẩn Hp và cải thiện chức năng tiêu hóa?
Để hạn chế các ảnh hưởng của vi khuẩn Hp, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau đây:
1. Tỏi – Thuốc kháng sinh tự nhiên
Từ lâu, tỏi đã được dân gian sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. Hoạt chất allicine trong tỏi có khả năng sát trùng, kháng
khuẩn và chống oxy hóa.
Nhiều chuyên gia còn ví tỏi như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế hoạt động và ảnh hưởng của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Ngoài ra, hợp chất lưu huỳnh trong tỏi còn thúc đẩy chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi và khó tiêu.
2. Gừng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại
Tương tự như tỏi, gừng cũng là dược liệu được sử dụng phổ biến. Hợp chất Gingerol trong gừng có khả năng chống viêm và oxy hóa mạnh. Ngoài ra, hợp chất này còn ức chế nhiều loại vi khuẩn khác như ở Helicobacter Pylori, vi khuẩn gây viêm nướu và nha chu.
Với những người bị viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori, việc bổ sung gừng có thể cải thiện tình trạng sung huyết, đau rát và ngăn ngừa chảy máu. Ngoài ra, thành phần trong gừng còn có tác dụng thúc đẩy tốc độ tiêu hóa ở dạ dày, giúp cải thiện tình trạng khó tiêu mãn tính.
3. Nghệ đem lại nhiều lợi ích cho dạ dày
Nghệ được đánh giá là một trong những loại gia vị có đặc tính dược liệu mạnh. Hoạt chất Curcumin trong loại gia vị này có khả năng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Vì vậy các bác sĩ dạ dày luôn khuyến khích bệnh nhân bổ sung nghệ vào chế độ ăn để hạn chế viêm nhiễm ở cơ quan tiêu hóa.
Bên cạnh đó, thành phần trong củ nghệ còn ức chế sự phát triển bất thường của các tế bào loạn sản. Với những người có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao, sử dụng nghệ thường xuyên còn thể ngăn chặn được bệnh lý nguy hiểm này.
4. Trái cây giàu vitamin C
Vitamin C và hợp chất thực vật trong nhóm trái cây này đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Carotenoids, flavonoid, vitamin B, magie, kali,… có khả năng chống oxy hóa, hạn chế hình thành gốc tự do và giảm hiện tượng viêm.
Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ dồi dào, nhóm trái cây này còn hỗ trợ nhu động ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày. Tuy nhiên một số loại trái cây giàu vitamin C có tính axit cao như chanh, tắc, quýt,… có thể gây đau dạ dày và khó tiêu.
Vì vậy bạn chỉ nên bổ sung các loại trái cây có vị ngọt và chua dịu nhẹ như dâu tây, lựu, cam, bưởi, việt quất, đào, thanh long,…
5. Rau xanh giúp kiềm hóa dịch vị dạ dày
Hoạt động tăng tiết axit trong dạ dày là môi trường thích hợp để số lượng hại khuẩn tăng lên nhanh chóng. Để điều hòa và kiềm hóa dịch vị dạ dày, bạn nên bổ sung rau xanh mỗi ngày.
Rau xanh có độ pH kiềm, có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, làm giảm nguy cơ trào ngược và viêm loét cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra với hàm lượng nước và chất xơ cao, bổ sung rau xanh còn hạn chế tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…
6. Các loại nấm (nấm rơm, nấm đông cô, nấm đùi gà,…)
Nấm là nguồn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, bao gồm protein, chất xơ, vitamin, nguyên tố vi lượng,… Ngoài ra các chất chống oxy hóa ở nấm còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ, chữa lành các tổn thương ở bên trong cơ thể và duy trì vóc dáng c
ân đối.
Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và vitamin trong nấm có khả năng cân bằng vi khuẩn gây hại và men vi sinh trong dạ dày, đường ruột.
7. Sữa chua và thực phẩm có chứa probiotic
Probiotic là các men vi sinh (lợi khuẩn) cần thiết cho hệ tiêu hóa. Số lượng men vi sinh giảm gây mất cân bằng và tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter Pylori sinh sôi nhanh chóng.
Khi bị nhiễm vi khuẩn này, bạn nên bổ sung sữa chua và các thực phẩm có chứa probiotic (kim chi, phô mai, dưa cải muối,…) để tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài khả năng ức chế hại khuẩn, probiotic còn hỗ trợ chức năng tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện các tình trạng như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,…
Nguyên tắc ăn uống cho người bị nhiễm vi khuẩn Hp
Để thành phần trong những loại thực phẩm trên đem lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, ức chế vi khuẩn gây hại và tăng số lượng lợi khuẩn, bạn cần ăn uống theo nguyên tắc sau:
- Cân bằng thành phần dinh dưỡng: Mặc dù các thực phẩm nêu trên đem lại nhiều tác dụng tối đối với cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cần bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác để duy trì sức khỏe ổn định và đảm bảo chức năng của những cơ quan khác.
- Chia nhỏ bữa ăn: Sự xuất hiện của vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể khiến dạ dày và đường ruột giảm hoạt động. Vì vậy bạn nên chia nhỏ bữa ăn để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa, từ đó hạn chế tình trạng đau thượng vị, đầy hơi, táo bón,…
- Không hoạt động sau khi ăn: Hoạt động ngay sau khi ăn có thể khiến bạn bị đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu,… Ngoài ra thói quen này còn làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
- Ăn chậm – nhai kĩ: Đây là thói quen bạn nên thực hiện để giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột. Khi thực phẩm được nhai kỹ, cơ quan tiêu hóa sẽ dễ dàng thu nạp thành phần dinh dưỡng và bài tiết chất thải.
Chuyên gia tiêu hóa: Chỉ ăn uống thôi là chưa đủ để khắc phục vi khuẩn HP
Theo thạc sĩ, bác sĩ Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT TƯ:
“Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có lợi giúp giảm thiểu các cơn đau. Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả bền lâu thì cần phải khắc phục được tỳ vị hư yếu. Từ đó các cơn đau không chỉ chấm dứt mà còn hiệu quả lâu bền. Chế độ ăn uống nên được kết hợp với việc uống thuốc và nghỉ ngơi hợp lý.”
Hiện nay, phương thuốc dạ dày được bác sĩ Tuyết Lan cũng như nhiều chuyên gia tiêu hóa khác đánh giá cao là Sơ can Bình vị tán. Đây là bài thuốc được bào chế từ nhiều loại dược liệu quý, được chắt lọc từ hơn 10 bài thuốc cổ phương, được các chuyên gia gia giảm và điều chỉnh để phù hợp với cơ địa và thể trạng của mọi người bệnh.
Tất cả dược liệu sử dụng trong bào chế đều được Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp thu mua từ bà con vùng núi và trồng tại các vùng chuyên canh chuẩn GACP – WHO tại các tỉnh thành như: Hà Giang, Hải Dương, Sơn La…
Bài thuốc hiện bào chế thành ba bài thuốc nhỏ, bao gồm:
SƠ CAN BÌNH VỊ – VIÊM LOÉT HP: Cầm máu, hoạt huyết, hoạt trường, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, điều huyết, thông kinh. Kháng viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét niêm mạc dạ dày, tá tràng.
SƠ CAN BÌNH VỊ – TRÀO NGƯỢC: Chống trào ngược, ợ chua, chống viêm, ợ hơi, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày, tá tràng.
CAO BÌNH VỊ: Cầm máu, làm lành vùng tổn thương, giảm trào ngược thực quản, ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt giải độc và sát trùng. Giải độc, nâng cao chức năng dạ dày, tá tràng, ngăn bệnh tái phát.
Sơ can Bình vị tán được bào chế thành 2 dạng là cao mềm và viên hoàn đem lại sự tiện dụng tối đa cho người bệnh khi sử dụng, đảm bảo thuốc dễ chịu khi uống và đảm bảo dược chất tối đa trong điều trị.
Sơ can Bình vị tán hiện được bào chế và phân phối độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc, đơn vị uy tín hàng đầu về Y học cổ truyền.
Nhờ có hiệu quả điều trị cao, cơ chế tận gốc, bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc đã được hàng nghìn người bệnh tin tưởng lựa chọn. Gần đây nhất, NSND Trần Nhượng, một gương mặt quen thuộc trên màn ảnh Việt đã trực tiếp trải nghiệm bài thuốc này.
Xem toàn bộ hành trình chữa đau dạ dày của NSND Trần Nhượng:
Bài viết đã giải đáp vấn đề “Nên ăn gì để diệt vi khuẩn Hp?” và cung cấp thêm một số thông tin cần thiết khác. Với trường hợp đã xuất hiện các bệnh lý do vi khuẩn Hp (viêm dạ dày, loét dạ dày,…), bạn nên phối hợp chế độ dinh dưỡng khoa học với việc sử dụng thuốc đều đặn.
Xem thêm: Viêm niêm mạc trực tràng là bệnh gì?