Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Mất ngủ sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất

Mất ngủ sau sinh là tình trạng thường gặp ở các mẹ trong giai đoạn đầu chăm sóc trẻ sơ sinh. Tình trạng sau sinh bị mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Không những vậy nó cũng phần nào tác động đến tâm lý và là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh.

Mất ngủ sau sinh là gì? Triệu chứng bệnh

Mất ngủ là căn bệnh không quá xa lạ, nó thường xảy ra ở những người già, người đến độ tuổi mãn kinh hoặc có vấn đề về tâm lý. Thế nhưng hiện nay căn bệnh này cũng xuất hiện ở phụ nữ sau sinh. Theo thống kế có đến 60% chị em phụ nữ gặp phải tình trạng này sau khi sinh đẻ.

Mất ngủ sau sinh là tình trạng thường gặp

Theo đó mất ngủ là là tình trạng chị em gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn, thường xuyên tỉnh giữa đêm, cơ thể mệt mỏi vì chăm con nhỏ nhưng vẫn không thể ngủ. Hoặc mẹ bị tỉnh giấc vì những tiếng động rất nhỏ và không thể ngủ lại được.

Các chuyên gia cho biết, tình trạng mất ngủ sau sinh có thể chỉ diễn ra trong vài tuần đầu nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng. Khó ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tinh thần của sản phụ.

Vì là tình trạng phổ biến nên chúng ta có thể dễ dàng nhận biết mất ngủ sau sinh qua các triệu chứng sau:

Nguyên nhân gây khó ngủ sau khi sinh

Các chuyên gia y tế cho rằng, chứng mất ngủ sau khi sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nhưng chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân chính gây bệnh như sau:

Thay đổi nội tiết tố

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên khó ngủ sau khi sinh. Theo đó sau khi sinh nồng độ hormone estrogen và progesteron bị suy giảm đột ngột trong vòng 6 tuần đầu khiến giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng, cụ thể là thức lâu hơn. Sự thay đổi của nội tiết tố cũng khiến làn da của sản phụ bị ảnh hưởng.

Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn

Sau khi bé ra đời, giờ giấc sinh hoạt của tất cả các sản phụ đều bị thay đổi, phụ thuộc vào con. Theo đó mẹ bỉm sẽ phải thường xuyên dậy giữa đêm để cho bé bú (trung bình từ 2-3 lần), thay tã, ru con ngủ,…

Việc các bé “ngủ ngày cày đêm” khiến giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ ban đêm sau khi sinh mổ.

Rối loạn tâm lý

Bên cạnh niềm hạnh phúc và phấn khởi khi thấy con chào đời, nhiều mẹ bỉm còn thấy áp lực và lo lắng, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Theo đó sản phụ sẽ lo lắng liệu con có bị đói không, con đã ngủ đủ giấc chưa, con có thấy đau khó chịu gì không,…

Tất cả những suy nghĩ đó luôn quẩn quanh khiến mẹ bỉm không thể đi vào giấc ngủ, tâm thần bồn chồn và bất an dẫn đến việc thường xuyên tỉnh giấc kiểm tra con.

Rối loạn tâm lý cũng là nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra, chính sự thiếu quan tâm từ chồng và gia đình cũng khiến sản phụ bị mất ngủ sau khi sinh. Vấn đề chăm con áp lực gây ra cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ quá nhiều khiến mẹ bỉm không thể ngủ ngon giấc.

Vết mổ gây đau nhức

Nhiều chị em sinh nở bằng phương pháp mổ, nên các vết mổ chưa lành có thể gây đau nhức trong suốt 1-3 tháng đầu. Tình trạng đau nhức khiến chị em không thể chìm vào giấc ngủ dù cơ thể rất mệt mỏi. Tuy nhiên nguyên nhân này sẽ thuyên giảm theo thời gian, chị em không cần quá lo lắng.

Đổ mồ hôi sau khi sinh

Ở một số trường hợp, sản phụ sau khi sinh có xu hướng đổ mồ hôi và dịch sản nhiều nhằm làm sạch cơ thể. Việc mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể ngứa ngáy khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ của sản phụ.

Những yếu tố bên ngoài tác động

Mẹ bỉm bị mất ngủ kéo dài sau sinh có thể do các yếu tố bên ngoài. Ví dụ như thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, phòng ngủ bí, không thông thoáng, ít giao tiếp với người xung quanh,… Cũng có thể do những quan niệm kiêng khem cổ hủ khiến mẹ bỉm bị mất ngủ, khó ngủ sau khi sinh.

Sau sinh bị mất ngủ có nguy hiểm không?

Là tình trạng thường gặp nên nhiều mẹ bỉm thắc mắc rằng mất ngủ thường xuyên có gây nguy hiểm không? Các chuyên gia y tế cho biết, tình trạng mất ngủ sau khi sinh mổ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém tập trung, dễ nóng giận, cáu gắt.

Đặc biệt trong thời gian đang cho con bú, tâm trạng mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa. Lúc này mẹ bỉm có thể bị mất sữa hoặc ít sữa.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi mẹ bỉm tức giận, cơ thể sẽ giải phóng một loại độc tố. Loại độc tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Khi bé bú sữa mẹ, sức đề kháng và tiêu hóa, sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.

Không những vậy, sau sinh bị mất ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm nguy hiểm. Trầm cảm ở dạng nhẹ sẽ tác động đến tâm lý của mẹ, sản phụ thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực với cuộc sống, không thiết chăm sóc bản thân và con cái.

Ở trường hợp trầm cảm sau sinh mức độ nặng, mẹ bỉm không muốn giao tiếp với ai kể cả con mình. Ngoài ra mẹ bỉm đôi khi sẽ xuất hiện cảm giác ghét bỏ con mình, thậm chí muốn giết con. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng bé và mẹ.

Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực trên, bệnh khó ngủ sau sinh có thể khiến cơ thể bị suy nhược, tăng tốc độ lão hóa da, rụng tóc, xương khớp đau nhức, tàn nhang, sạm da,…

Nói chung, đây là căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Chính vì vậy ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện trên mẹ bỉm và người nhà cần nhanh chóng tìm cách khắc phục, tránh để bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm.

Cách trị mất ngủ sau sinh hiệu quả, an toàn

Mẹ sau sinh mất ngủ phải làm sao? Bị mất ngủ sau sinh có khỏi được không? Đây là những thắc mắc được rất nhiều sản phụ quan tâm. Theo đó triệu chứng khó ngủ sau khi sinh đẻ có thể được cải thiện nếu điều trị đúng cách.

Để đảm bảo an toàn cơ thể mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp. Sau khi thực hiện thăm khám bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây, từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Mẹ bỉm có thể dùng thuốc Tây y trị khó ngủ sau khi sinh

Hiện nay chữa mất ngủ cho mẹ sau sinh thường dùng các biện pháp sau:

Thuốc Tây chữa mất ngủ sau sinh

Tây y luôn là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi gặp các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên với phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú không nên tự ý dùng thuốc tân dược. Bởi lẽ các thành phần trong thuốc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé.

Với những trường hợp đang bị mất ngủ sau khi sinh đẻ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc thích hợp. Một số loại thuốc chữa mất ngủ thường được bác sĩ chỉ định dùng khi bị khó ngủ sau sinh như:

Các loại thuốc này hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhưng không có loại dành riêng cho phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Chính vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể, dùng thuốc linh tinh có thể khiến bệnh nặng hơn, mất sữa, hoặc trầm cảm.

Phương pháp dân gian điều trị mất ngủ sau khi sinh

Với những trường hợp sản phụ bị mất ngủ sau sinh ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian bạn có thể yên tâm sử dụng mà không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Các bài thuốc Đông y điều trị chứng khó ngủ sau khi sinh

Theo Đông y, chứng mất ngủ còn được gọi là thất miên hoặc bát mị. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do tâm tỳ hư, can khí uất. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này bạn cần nâng cao thể trạng, cải thiện tâm tỳ, can khí. Dưới đây là một số bài thuốc chữa mất ngủ cho mẹ sau sinh an toàn và hiệu quả.

Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do tâm tỳ hư (ngủ không ngon giấc và hay mộng mị)

Nguyên liệu

Cách dùng

Đông y chữa khó ngủ hiệu quả

Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do suy nhược cơ thể

Nguyên liệu

Cách dùng

Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do tâm hỏa vượng (đau đầu nhức, mất ngủ)

Nguyên liệu

Cách làm

Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do khó tiêu, dạ dày kém

Nguyên liệu

Cách làm

Bài thuốc Đông y trị mất ngủ Nhất Định Tâm Khang

Bài thuốc gồm có 3 bài thuốc nhỏ với các công dụng chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc kèm các biểu hiện cơ thể bị suy nhược, hay mộng mị, đau đầu, lưng đau gối mỏi,…

Một số vị thuốc được các thầy thuốc sử dụng gồm có: Táo nhân, lạc tiên, phù tiểu mạch, mạch môn, đan sâm, long nhãn, kiện chí, hoàng kỳ,… Các vị thuốc đều đã qua kiểm định chất lượng, đạt tiêu chuẩn dược liệu sạch, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Để đơn thuốc phù hợp và cách sử dụng đúng nhất, bệnh nhân cần được bắt mạch và theo dõi các biểu hiện triệu chứng. Thuốc sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ cải thiện tốt triệu chứng của người bệnh.

Chữa mất ngủ ở đâu tại Hà Nội?

Hiện nay, tại thành phố Hà Nội có khá nhiều bệnh viện tiếp nhận điều trị cho các bệnh nhân bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân chưa biết nên tới thăm khám và điều trị ở đâu có thể tham khảo một số đơn vị hàng đầu tại Hà Nội dưới đây:

Mất ngủ sau sinh nên ăn gì? Kiêng gì?

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị như đã nêu trên, chị em sau khi sinh bị mất ngủ nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thực phẩm giàu dinh dưỡng không chỉ giúp lợi sữa, bé phát triển toàn diện hơn mà còn hỗ trợ trị mất ngủ hiệu quả.

Phụ nữ bị mất ngủ sau sinh nên ăn gì?

Theo đó chị em khi bị mấ
t ngủ nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

Xem thêm

Khó ngủ ăn gì, uống gì để giấc ngủ ngon hơn, ngủ dễ hơn?

Cần kiêng ăn gì khi bị khó ngủ sau khi sinh?

Ngoài các thực phẩm nên ăn, khi bị khó ngủ sau sinh chị em nên tránh các loại sau:

Mẹ bỉm không nên uống cà phê

Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ sau sinh

Căn bệnh mất ngủ sau sinh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh và tăng cường hiệu quả cho các phương pháp điều trị, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

Như vậy, mất ngủ sau sinh không phải là hiện tượng quá xa lạ, nó thường xảy ra trong khoảng thời gian đầu sau khi em bé chào đời. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Vì thế ngay khi thấy mình có triệu chứng mất ngủ sau sinh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị thích hợp. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp mẹ bỉm có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe sau sinh.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/mat-ngu-sau-sinh-21373.html

Xem thêm: Bà bầu bị ợ chua nóng cổ – Những nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Rate this post
Exit mobile version