Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm khớp dạng thấp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp có thể gây đau nhức và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Trong một số trường hợp, bệnh sẽ tác động đến nhiều cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi, mắt, mạch máu. Do đó, người bệnh cần nhận biết triệu chứng của bệnh từ sớm và kịp thời điều trị. 

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp tiếng anh là Rheumatoid arthritis, là một rối loạn viêm mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào lớp màng bao quanh khớp, còn gọi là synovium. Hiện tượng này sẽ gây ra viêm nhiễm, làm dày màng synovium, cuối cùng sụn khớp và xương sẽ bị phá hủy. 

Bệnh thường xuất hiện ở đầu gối, bàn tay, mắt cá chân và đối xứng cả hai bên của cơ thể. Trong một số trường hợp, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, mắt, phổi, hệ thống tuần hoàn. 

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm nhiễm làm phá hủy sụn khớp

Các chuyên gia xương khớp chỉ ra các đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Hiện tại y học chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố như môi trường di truyền có thể là điều kiện thuật lợi khiến bệnh khởi phát.

Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như gout, viêm khớp thông thường vì có nhiều triệu chứng tương tự. Do đó, nhiều người thường có xu hướng chủ quan mà không thăm khám kịp thời để chẩn đoán đúng bệnh. 

Bệnh chủ yếu gây ảnh hưởng đến khớp nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể biểu hiện của viêm khớp dạng thấp bao gồm:

Biểu hiện ở khớp

Ở giai đoạn đầu, bệnh gây ra các triệu chứng ở khớp như:

Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp và mất khả năng vận động

Các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng đối xứng cả hai bên cơ thể như đau cả hai đầu gối, đau khớp hai khuỷu tay… Các dấu hiệu bệnh thường trở nên nghiêm trọng vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau một thời gian dài không hoạt động các khớp. 

Biểu hiện ở da

Theo nghiên cứu, có khoảng 30% trường hợp mắc bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện các hạch thấp khớp. Đây là một phản ứng viêm còn được gọi là u hạt hoại tử. 

Các hạch thấp khớp nổi trên da thường có kích thước vài mm đến vài cm và nổi phổ biến ở khuỷu tay, ngón chân, gót chân, đốt tay hoặc những vùng xương chịu áp lực cơ học nặng nề. 

Một số những triệu chứng viêm khớp dạng thấp khác hiếm gặp ở da như teo da ngón tay, nổi mề đay, nổi ban đỏ, viêm da mủ. 

Ngoài những dấu hiệu liên quan đến khớp và da, có khoảng 40% mắc bệnh xuất hiện một số biểu hiện tác động đến tim, gan, phổi, thận, tuyến nước bọt, mạch máu. 

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn mãn tính và không có biện pháp điều trị dứt điểm. Các biểu hiện viêm khớp dạng thấp có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Theo thời gian, bệnh có thể gây biến dạng khớp và dịch chuyển khớp khỏi vị trí ban đầu.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm dưới đây:

Chưa kể đến việc những cơn đau nhức kéo dài sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, vận động. Các cơn đau sẽ gây khó ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. 

Có thể thấy, khi mắc viêm khớp dạng thấp, người bệnh có thể đối diện với nhiều biến chứng tiềm ẩn khác. Chính vì thế, khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có một lộ trình điều trị đúng cách. 

Viêm khớp dạng thấp điều trị được không? Các phương pháp điều trị

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh khó có thể điều trị khỏi mà người bệnh cần phải sẵn sàng để sống chung với bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám kịp thời để ngăn chặn bệnh càng sớm càng tốt, không để các khớp bị phá hủy nặng nề. 

Như đã nói, viêm khớp dạng thấp có dấu hiệu tương đối giống với các bệnh viêm khớp khác nên việc chẩn đoán ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm như chụp MRI, xét nghiệm máu và chụp X quang viêm khớp dạng thấp. 

Khi đã xác định được bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để kịp thời ngăn ngừa những biến chứng cũng như hạn chế biến dạng khớp. 

Thuốc Tây y điều trị viêm khớp dạng thấp

Các loại thuốc Tây y được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và thời gian bệnh khởi phát. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giảm đau điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Có một số loại thuốc thì giúp giảm đau, chống viêm và các loại thuốc kháng thì ngăn ngừa biến chứng. 

Bạn có thể điều trị bệnh bằng thuốc Tây y

Cụ thể, các loại thuốc được kê toa cho bệnh nhân điều trị bệnh bao gồm:

Khi điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh phải tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm hạn chế gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, người bệnh không được tự ý thay thế thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. 

Chữa bệnh bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xảy ra do di truyền hoặc do thấp nhiệt xâm nhập, khí huyết bất thông, nhiễm phong hàn và thường xuyên lao động nặng nhọc, quá độ. 

Đông y chia bệnh thành các thể phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng và căn nguyên của bệnh. Hiện nay, Đông y chữa viêm khớp dạng thấp giúp giảm triệu chứng, bồi bổ ngũ tạng, lưu thông khí huyết, giảm mệt mỏi và mạnh gân cốt. 

Tất cả các bài thuốc đều sắc với nước ấm uống mỗi ngày 1 thang thuốc. Người bệnh nên kiên trì uống thuốc Đông y trong nhiều người vì thuốc thường có thời gian phát huy tác dụng khá chậm. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Chữa bệnh tại nhà bằng các mẹo dân gian cũng là một cách được nhiều người lựa chọn. Các thảo dược dân gian thường lành tính, an toàn và không gây ra các tác dụng phụ. 

Cỏ xước

Cỏ xước là một vị thuốc thiên nhiên chữa bệnh hữu hiệu được nhiều người tin dùng từ rất lâu. Hoạt chất trong cỏ xước có thể giúp người bệnh giảm được những cơn đau và tăng tuần hoàn máu lưu thông đến các khớp xương. 

Cách thực hiện:

Bột quế

Bột quế cũng được liệt kê vào danh sách các loại thảo dược có công dụng chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Thảo dược có tác dụng giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả và không gây ra các tác dụng phụ.

Bột quế là vị thuốc giúp giảm đau ở khớp

Cách thực hiện:

Các mẹo dân gian chữa viêm khớp dạng thấp chỉ có tác dụng điều trị bệnh ở mức độ nhẹ, khi chưa bị biến dạng khớp hoặc các biến chứng khác. Khi bệnh đã chuyển biến nặng, người bệnh nên đến bác sĩ để điều trị là tốt nhất.

Vật lý trị liệu

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tập vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng đồng thời giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn. Một số phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện như:

Người bệnh có thể kết hợp việc tập vật lý trị liệu với điều trị nội khoa để ngăn chặn triệu chứng và phục hồi sự vận động linh hoạt ở khớp. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất như tập luyện thể dục thể thao với cường độ, tần suất và thời gian hợp lý cũng giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể cho người bệnh. 

Phẫu thuật

Khi các điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa để cải thiện triệu chứng và làm lành những tổn thương cho bệnh nhân. Phẫu thuật sẽ giúp khôi phục khớp và các khớp vận động linh hoạt hơn. 

Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm những thủ thuật như sau:

Xem thêm

Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia như sau:

Người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tốt cho xương khớp

Viêm khớp dạng thấp nếu như không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn theo thời gian. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh từ sớm và điều trị đúng cách là điều mà người bệnh nên làm. Tránh để bệnh phát triển và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho cơ thể.

Xem thêm: Thuốc trị lao và những thông tin hữu ích bạn nên biết

Rate this post
Exit mobile version