Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cho con bú sẽ mang lại nhiều lợi ích mà có thể bạn không ngờ đến.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cho con bú sẽ mang lại nhiều lợi ích mà có thể bạn không ngờ đến.
Ngoài việc chứa tất cả các vitamin và chất dinh dưỡng mà bé cần trong sáu tháng đầu đời, sữa mẹ còn chứa đầy đủ các chất đề kháng giúp bé chống lại rất nhiều bệnh tật. Đó là một trong những lý do mà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.
Cho con bú sữa mẹ sẽ bảo vệ con ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe
- Nhiều nghiên cứu cho thấy các virus dạ dày, các bệnh về đường hô hấp dưới, nhiễm trùng tai và viêm màng não ít xảy ra hơn với các trẻ bú sữa mẹ và nếu chúng mắc phải thì bệnh cũng ít nghiêm trọng hơn. Bú mẹ hoàn toàn (có nghĩa là không có thức ăn đặc, các loại sữa theo công thức khác hoặc nước) trong ít nhất sáu tháng là một cách phòng ngừa bệnh tật cho trẻ tốt nhất.
- Một nghiên cứu lớn của Viện Khoa học Sức khỏe môi trường quốc gia cho thấy trẻ bú mẹ có nguy cơ tử vong thấp hơn 20% trong khoảng thời gian từ 28 ngày đến 1 năm so với trẻ không bú sữa mẹ. Trẻ bú mẹ lâu hơn lại càng có nguy cơ tử vong thấp hơn nữa.
- Globulin (IgA) là chất miễn dịch tiết ra có trong sữa non, sữa đầu tiên mà cơ thể người mẹ sản sinh ra cho bé. Chất này có nồng độ thấp hơn trong sữa mẹ ở giai đoạn sữa trưởng thành. Bên cạnh đó, globulin cũng bảo vệ chống lại mầm bệnh xâm nhập bằng cách tạo thành một lớp bảo vệ trên màng nhầy trong ruột, mũi và họng của bé.
- Sữa mẹ đặc biệt phù hợp với cơ thể non yếu của trẻ. Cơ thể của mẹ phản ứng với các mầm bệnh làm cho IgA tiết ra chống lại những mầm bệnh đó. Điều này đã tạo ra sự bảo vệ cho bé.
- Việc bảo vệ và chống lại bệnh tật của con bằng sữa mẹ còn kéo dài ngoài giai đoạn cho con bú sữa mẹ của bạn. Các nghiên cứu cho thấy cho con bú sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư ở trẻ em. Các nhà khoa học không biết chính xác sữa mẹ đã làm giảm nguy cơ đó như thế nào, nhưng họ nghĩ rằng các kháng thể trong sữa mẹ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé.
- Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp trẻ tránh được một loạt các bệnh mà sau này chúng có thể mắc phải như đái tháo đường tuýp 1 và 2, cholesterol cao và bệnh viêm ruột. Trên thực tế, trẻ sơ sinh được cho bú ít bị chứng huyết áp cao khi chúng đến tuổi thanh thiếu niên.
- Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận mối liên quan giữa việc thiếu sữa mẹ và sự phát triển của bệnh Crohn cũng như bệnh viêm loét đại tràng.
Mẹo cho con bú sữa mẹ đúng cách
Khi bạn ẵm bé trong phòng sinh là thời gian tuyệt vời để bắt đầu cho con bú. Lúc đầu, cơ thể bạn sẽ sản xuất một lượng sữa đặc biệt được gọi là sữa non giúp bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng. Do bụng của bé rất nhỏ nên bé chỉ cần ít sữa. Khi bé lớn dần lên, sữa của bạn sẽ thay đổi và tiết ra nhiều hơn.
Ngoài việc chứa tất cả các vitamin và chất dinh dưỡng mà bé cần trong sáu tháng đầu đời, sữa mẹ còn chứa đầy đủ các chất đề kháng giúp bé chống lại rất nhiều bệnh tật. Đó là một trong những lý do mà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.
Cho con bú sữa mẹ sẽ bảo vệ con ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe
- Nhiều nghiên cứu cho thấy các virus dạ dày, các bệnh về đường hô hấp dưới, nhiễm trùng tai và viêm màng não ít xảy ra hơn với các trẻ bú sữa mẹ và nếu chúng mắc phải thì bệnh cũng ít nghiêm trọng hơn. Bú mẹ hoàn toàn (có nghĩa là không có thức ăn đặc, các loại sữa theo công thức khác hoặc nước) trong ít nhất sáu tháng là một cách phòng ngừa bệnh tật cho trẻ tốt nhất.
- Một nghiên cứu lớn của Viện Khoa học Sức khỏe môi trường quốc gia cho thấy trẻ bú mẹ có nguy cơ tử vong thấp hơn 20% trong khoảng thời gian từ 28 ngày đến 1 năm so với trẻ không bú sữa mẹ. Trẻ bú mẹ lâu hơn lại càng có nguy cơ tử vong thấp hơn nữa.
- Globulin (IgA) là chất miễn dịch tiết ra có trong sữa non, sữa đầu tiên mà cơ thể người mẹ sản sinh ra cho bé. Chất này có nồng độ thấp hơn trong sữa mẹ ở giai đoạn sữa trưởng thành. Bên cạnh đó, globulin cũng bảo vệ chống lại mầm bệnh xâm nhập bằng cách tạo thành một lớp bảo vệ trên màng nhầy trong ruột, mũi và họng của bé.
- Sữa mẹ đặc biệt phù hợp với cơ thể non yếu của trẻ. Cơ thể của mẹ phản ứng với các mầm bệnh làm cho IgA tiết ra chống lại những mầm bệnh đó. Điều này đã tạo ra sự bảo vệ cho bé.
- Việc bảo vệ và chống lại bệnh tật của con bằng sữa mẹ còn kéo dài ngoài giai đoạn cho con bú sữa mẹ của bạn. Các nghiên cứu cho thấy cho con bú sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư ở trẻ em. Các nhà khoa học không biết chính xác sữa mẹ đã làm giảm nguy cơ đó như thế nào, nhưng họ nghĩ rằng các kháng thể trong sữa mẹ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé.
- Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể giúp trẻ tránh được một loạt các bệnh mà sau này chúng có thể mắc phải như đái tháo đường tuýp 1 và 2, cholesterol cao và bệnh viêm ruột. Trên thực tế, trẻ sơ sinh được cho bú ít bị chứng huyết áp cao khi chúng đến tuổi thanh thiếu niên.
- Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận mối liên quan giữa việc thiếu sữa mẹ và sự phát triển của bệnh Crohn cũng như bệnh viêm loét đại tràng.
Mẹo cho con bú sữa mẹ đúng cách
Khi bạn ẵm bé trong phòng sinh là thời gian tuyệt vời để bắt đầu cho con bú. Lúc đầu, cơ thể bạn sẽ sản xuất một lượng sữa đặc biệt được gọi là sữa non giúp bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng. Do bụng của bé rất nhỏ nên bé chỉ cần ít sữa. Khi bé lớn dần lên, sữa của bạn sẽ thay đổi và tiết ra nhiều hơn.
Bạn có thể ôm trọn cơ thể bé vào lòng và để bé nằm hướng về phía ngực. Để môi trên của bé chạm núm vú và khi bé mở miệng ra, hãy ôm bé sát vào ngực và dùng tay để đỡ ngực. Miệng bé không chỉ ngậm phần đầu ti mà ngậm nhiều phần quầng vú (phần màu tối xung quanh núm vú) càng tốt.
Đừng lo lắng nếu bé gặp khó khăn trong việc tìm hoặc ngậm núm vú, vì cho con bú đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Đừng ngần ngại hỏi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ cách cho bé bú như thế nào là hiệu quả. Nếu bé sinh non thì bạn không thể cho con bú ngay được mà nên vắt sữa dự trữ. Bé sẽ nhận sữa này thông qua ống hoặc bình cho đến khi đủ khỏe để có thể bú trực tiếp.
Khi bắt đầu, miệng bé nên ngậm một phần quầng lớn phía dưới núm vú và bạn không đưa núm vú vào quá sâu trong miệng bé. Nếu việc bú sữa gây đau đớn, bạn hãy tạm ngưng bằng cách đặt ngón tay nhỏ giữa nướu của bé và vú, sau đó thử lại thêm một lần nữa. Khi bé bú đúng và không làm bạn bị đau, bạn có thể tham khảo 4 tư thế cho con bú thoải mái nhất.
Những điều quan trọng cần ghi nhớ khi cho con bú
Tạo thói quen bú cho bé không có nghĩa là bạn phải đặt ra một thời khóa biểu cứng nhắc và ép con bú đủ 120ml mỗi lần. Điều quan trọng hơn là mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu của bé và biết bé đang cần gì. Nếu bé bú bình, bé sẽ khóc khi hết sữa mà cảm thấy vẫn chưa no. Ngược lại, nếu đã thấy no sau 10 phút, bé sẽ không bú nữa và dễ đi vào giấc ngủ.
1. Tần suất cho con bú
Nên cho con bú ít nhất mỗi 2 – 3 giờ khi bé thấy đói để đảm bảo con bú đủ 8 – 12 lần một ngày. Trong tháng đầu tiên, bé nên bú cả ngày và đêm. Trên thực tế, việc con ngủ ngon suốt đêm là một điều khá rắc rối, vì có thể bé sẽ không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết.
Thông thường, bạn nên cho bé bú trong khoảng từ 15 – 20 phút bởi vì trong thời gian này, bé sẽ thường cảm thấy buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu bé vẫn cảm thấy đói sau khi bạn đã cho bú đủ lượng hoặc thức giấc khi đang thay tã, hãy cho bé bú thêm lần nữa. Bé bú quá lâu có thể là dấu hiệu không muốn bú hoặc không hấp thụ đủ lượng sữa cần thiết.
2. Đảm bảo cho con bú đủ sữa để phát triển tốt
Tăng trưởng nhanh chóng có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau đối với từng trẻ. Vào đầu tuần thứ 2 và khoảng vào giữa tuần thứ 3 và tuần thứ 6, bé có thể trải qua các đợt tăng trưởng nhanh chóng và mau đói hơn bình thường.
Bạn có thể ôm trọn cơ thể bé vào lòng và để bé nằm hướng về phía ngực. Để môi trên của bé chạm núm vú và khi bé mở miệng ra, hãy ôm bé sát vào ngực và dùng tay để đỡ ngực. Miệng bé không chỉ ngậm phần đầu ti mà ngậm nhiều phần quầng vú (phần màu tối xung quanh núm vú) càng tốt.
Đừng lo lắng nếu bé gặp khó khăn trong việc tìm hoặc ngậm núm vú, vì cho con bú đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn. Đừng ngần ngại hỏi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ cách cho bé bú như thế nào là hiệu quả. Nếu bé sinh non thì bạn không thể cho con bú ngay được mà nên vắt sữa dự trữ. Bé sẽ nhận sữa này thông qua ống hoặc bình cho đến khi đủ khỏe để có thể bú trực tiếp.
Khi bắt đầu, miệng bé nên ngậm một phần quầng lớn phía dưới núm vú và bạn không đưa núm vú vào quá sâu trong miệng bé. Nếu việc bú sữa gây đau đớn, bạn hãy tạm ngưng bằng cách đặt ngón tay nhỏ giữa nướu của bé và vú, sau đó thử lại thêm một lần nữa. Khi bé bú đúng và không làm bạn bị đau, bạn có thể tham khảo 4 tư thế cho con bú thoải mái nhất.
Những điều quan trọng cần ghi nhớ khi cho con bú
Tạo thói quen bú cho bé không có nghĩa là bạn phải đặt ra một thời khóa biểu cứng nhắc và ép con bú đủ 120ml mỗi lần. Điều quan trọng hơn là mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu của bé và biết bé đang cần gì. Nếu bé bú bình, bé sẽ khóc khi hết sữa mà cảm thấy vẫn chưa no. Ngược lại, nếu đã thấy no sau 10 phút, bé sẽ không bú nữa và dễ đi vào giấc ngủ.
1. Tần suất cho con bú
Nên cho con bú ít nhất mỗi 2 – 3 giờ khi bé thấy đói để đảm bảo con bú đủ 8 – 12 lần một ngày. Trong tháng đầu tiên, bé nên bú cả ngày và đêm. Trên thực tế, việc con ngủ ngon suốt đêm là một điều khá rắc rối, vì có thể bé sẽ không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết.
Thông thường, bạn nên cho bé bú trong khoảng từ 15 – 20 phút bởi vì trong thời gian này, bé sẽ thường cảm thấy buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu bé vẫn cảm thấy đói sau khi bạn đã cho bú đủ lượng hoặc thức giấc khi đang thay tã, hãy cho bé bú thêm lần nữa. Bé bú quá lâu có thể là dấu hiệu không muốn bú hoặc không hấp thụ đủ lượng sữa cần thiết.
2. Đảm bảo cho con bú đủ sữa để phát triển tốt
Tăng trưởng nhanh chóng có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau đối với từng trẻ. Vào đầu tuần thứ 2 và khoảng vào giữa tuần thứ 3 và tuần thứ 6, bé có thể trải qua các đợt tăng trưởng nhanh chóng và mau đói hơn bình thường.
Tuy bạn không nhận thấy bất kỳ sự tăng trưởng bên ngoài nào, nhưng cơ thể của bé vẫn có những thay đổi đáng chú ý và cần được cung cấp thêm năng lượng trong thời điểm này. Do đó, hãy cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn (nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ) và việc cho bé bú thường xuyên sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ tiết ra nhiều hơn.
Nếu con bú bình, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn trong mỗi lần cho bú. Nếu con có vấn đề về dinh dưỡng, bé sẽ bắt đầu giảm cân hoặc không thể đạt được cân nặng cần thiết.
3. Đảm bảo ngực mẹ tiết sữa cho con bú
Ngực của bạn sẽ căng sữa từ 2 – 5 ngày sau khi sinh. Sau thời gian này, bạn nên chú ý ngực phải căng và chắc trước khi cho bú và mềm hơn sau khi cho bé bú. Trong khi bé bú một bên vú, bạn có thể nhận thấy có ít sữa nhỏ giọt hoặc chảy ra từ vú còn lại.
Nếu cảm thấy ngực không còn căng sữa sau 5 ngày hoặc không nhận thấy có sữa chảy ra từ vú khi bé bắt đầu bú, có thể bạn không có nguồn cung cấp sữa thích hợp cho bé hoặc việc cho bé bú đã không kích thích được tuyến sữa tiết ra nhiều hơn.
Đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề y khoa không liên quan đến dinh dưỡng của bé nên mẹ hãy tìm ngay đến bác sĩ để được tư vấn. Mỗi trẻ sơ sinh phải được kiểm tra định kỳ trong vòng 3 – 5 ngày sau khi sinh và từ 48 – 72 giờ sau khi xuất viện để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường.
Tuy bạn không nhận thấy bất kỳ sự tăng trưởng bên ngoài nào, nhưng cơ thể của bé vẫn có những thay đổi đáng chú ý và cần được cung cấp thêm năng lượng trong thời điểm này. Do đó, hãy cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn (nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ) và việc cho bé bú thường xuyên sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ tiết ra nhiều hơn.
Nếu con bú bình, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn trong mỗi lần cho bú. Nếu con có vấn đề về dinh dưỡng, bé sẽ bắt đầu giảm cân hoặc không thể đạt được cân nặng cần thiết.
3. Đảm bảo ngực mẹ tiết sữa cho con bú
Ngực của bạn sẽ căng sữa từ 2 – 5 ngày sau khi sinh. Sau thời gian này, bạn nên chú ý ngực phải căng và chắc trước khi cho bú và mềm hơn sau khi cho bé bú. Trong khi bé bú một bên vú, bạn có thể nhận thấy có ít sữa nhỏ giọt hoặc chảy ra từ vú còn lại.
Nếu cảm thấy ngực không còn căng sữa sau 5 ngày hoặc không nhận thấy có sữa chảy ra từ vú khi bé bắt đầu bú, có thể bạn không có nguồn cung cấp sữa thích hợp cho bé hoặc việc cho bé bú đã không kích thích được tuyến sữa tiết ra nhiều hơn.
Đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề y khoa không liên quan đến dinh dưỡng của bé nên mẹ hãy tìm ngay đến bác sĩ để được tư vấn. Mỗi trẻ sơ sinh phải được kiểm tra định kỳ trong vòng 3 – 5 ngày sau khi sinh và từ 48 – 72 giờ sau khi xuất viện để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường.
Xem thêm: Bà bầu bị dị ứng thời tiết: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, an toàn nhất